Hãy cùng khám phá những bí quyết thú vị để viết một đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ thật ấn tượng mà Onthidgnl đã chia sẻ nhé! Những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng viết văn và chinh phục những điểm số cao trong bài thi. Để bắt đầu, hãy xác định rõ ràng chủ đề mà mình muốn nghị luận. Tiếp theo, hãy sắp xếp ý tưởng một cách logic và mạch lạc. Đừng quên sử dụng những ví dụ sinh động và thực tế để minh họa cho quan điểm của mình. Cuối cùng, hãy kết thúc đoạn văn bằng một câu khẳng định mạnh mẽ để gây ấn tượng với người đọc. Cùng nhau trau dồi kỹ năng viết với chia sẻ dưới đây nhé!
Mục lục
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về hiện tượng đời sống tiêu cực
*Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là hiện tượng đời sống tiêu cực (thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, lối sống vô cảm, lối sống ảo, thuốc giả, thái độ kì thị đối với người nhiễm covid 19, tình trạng trốn cách ly, khai báo y tế giả, tình trạng nghiện game, bạo lực học đường, …), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phần
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Hiện tượng đời sống tiêu cực và thể hiện thái độ của người viết
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận:
A là một vấn đề trăn trở, bức xúc, đáng lên án trong xã hội hiện nay.
Cách 2
Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự
Cùng với những vấn đề B, C, D (Những hiện tượng đời sống tiêu cực có tầm ảnh hưởng giống A), A cũng là một vấn đề trăn trở, bức xúc trong xã hội hiện nay.
Cách 3
Đi từ một hiện tượng đời sống ngược lại:
Trong khi cả xã hội đang nỗ lực vì E (giá trị tốt đẹp mang ý ý nghĩa nhân văn) thì A là một vấn đề trăn trở, bức xúc, đáng lên án trong xã hội hiện nay.
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
– Giải thích, nêu thực trạng: hiện tượng đó (A) là gì? đang diễn ra ở phạm vi, mức độ nào (Thường ghi là: Đáng buồn và đáng quan ngại là ngày càng lan rộng, phổ biến, có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, nguy hiểm)?
(Lưu ý: Trường hợp hiện tượng đời sống (A) không được nêu trực tiếp mà được phản ánh trong một văn bản (thường là bản tin), cần tóm tắt ngắn gọn văn bản và xác định nội dung đó đã phản ánh hiện tượng nào trong đời sống. Sau đó mới đi vào phần giải thích – rất ít gặp)
Bàn luận
– Bàn luận:
+ Nêu(chỉ ra) tác hại, hậu quả của hiện tượng đó với đời sống cá nhân và cộng đồng. Đưa dẫn chứng minh hoạ
Gợi ý: Thực trạng A đã để lại(gây ra) những hệ luỵ/(hậu quả, tác hại) nghiêm trọng trong đời sống).
Với cá nhân người gây ra hiện tượng thường ảnh hưởng đến nhân cách cách, tạo hình ảnh xấu xí trong mắt mọi người hoặc ảnh hưởng đến tương lai.
Với cộng đồng thường để lại gánh nặng, ảnh hưởng đến chất lượng, sự bình yên của cuộc sống và hậu quả nặng nề trong tương lai.
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: chủ quan, khách quan – Đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan,.
Gợi ý:
Nguyên nhân chủ quan: thường do sự vô cảm, lòng tham, sự ích kỷ, thói a dua học đòi, thích thể hiện; sự thiếu hiểu biết; sự thiếu ý thức, vô trách nhiệm với cộng đồng,…của cá nhân.
Nguyên nhân khách quan: thường do khâu quản lí, giám sát của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh hoặc do môi trường sống tác động,…
Bài học nhận thức, hành động
Cần thấy được hậu quả mà hiện tượng gây ra cho đời sống con người và đề ra giải pháp và hành động ngăn chặn, đẩy lùi nó.
Gợi ý cách ghi và tìm ý:
– Thiết nghĩ, đã đến lúc mỗi người cần nhìn nhận một cách nghiêm túc hậu quả mà hiện tượng A gây ra cho đời sống con người và có trách nhiệm chung tay đẩy lùi/ ngăn trạng thực trạng nhức nhối/ đau xót này.
-Về phía cộng đồng, cần làm gì ? (Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc đẩy lùi tình trạng A. Các cơ quan chức năng cần có sự giám sát chặt chẽ và có chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe đối với những người cố tình gây ra tình trạng A? Về phía cá nhân, cần làm gì ?(Đừng vì lòng tham, sự ích kỉ của bản thân mà tự huỷ hoại mình và gây ra những hậu quả, hệ luỵ cho cộng đồng. Cần có ý thức, trách nhiệm trong việc đẩy lùi hiện tượng A.bằng những hành động nhỏ cho một ý nghĩa lớn,….)
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm giải pháp.
Kết đoạn
-Khái quát vấn đề/Nêu phương hướng ứng xử trong đời sống của cá nhân/ truyền tải thông điệp sống đến mọi người, hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng.
-Cách ghi:
Hãy vì một xã hội văn minh, tốt đẹp/ một môi trường….trong sáng lành mạnh/ chất lượng cuộc sống của chúng ta mà chung đẩy lùi/ ngăn chặn/ thay đổi A. Làm được như vậy, chúng ta có thể tin rằng, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có được… (những điều tốt đẹp/ những giá trị nhân văn/ cuộc sống trở nên thực sự có ý nghĩa).
Lưu ý: Có thể nhập phần Bài học nhận thức và hành động (ở phần thân bài) với phần kết bài
Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về hiện tượng đời sống tích cực
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là hiện tượng đời sống tích cực (Các phong trào thiện nguyện xuất phát từ lòng nhân ái: phong trào hỗ trợ người nghèo, phong trào hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua khó khăn do bão lũ, chương trình thắp sáng ước mơ, trái tim cho em, mái ấm tình thương cho trẻ em lang thang cơ nhỡ,, tinh thần đoàn kết chung tay đẩy lùi đại dịch covid 19, hành động chung tay bảo vệ môi trường, chung tay đẩy lùi tai nạn giao thông,…), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phần
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Hiện tượng đời sống tích cực và thể hiện thái độ của người viết
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận:
A là một hoạt động(nghĩa cử) cao đẹp, đáng trân trọng.
Cách 2
Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự
Cùng với nhiều chương trình thiện nguyện…khác, A là một hoạt động(nghĩa cử) cao đẹp, đáng trân quý.
Cách 3
Đi từ một hiện tượng đời sống ngược lại:
Khi mà trong cuộc sống, không ít người đang chạy theo lối sống thực dụng… thì A là một điểm sáng của…/là một hoạt động(nghĩa cử) cao đẹp, đáng trân quý.
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
Hiện tượng A là gì? (là một phong trào thiện nguyện)? đang diễn ra như thế nào? (đang được nhiều người quan tâm, ủng hộ)? Ai là người thực hiện ? (do các tổ chức, cá nhân thực hiện) Trong phạm vi nào? (trong phạm vi rộng khắp cả nước/ từ Bắc đến Nam hoặc trong phạm vi hẹp nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người ). Làm những gì?…
(Lưu ý: Trường hợp hiện tượng đời sống (A) không được nêu trực tiếp mà được phản ánh trong một văn bản (thường là bản tin), cần tóm tắt ngắn gọn văn bản và xác định nội dung đó đã phản ánh hiện tượng nào trong đời sống. Sau đó mới đi vào phần giải thích – rất ít gặp)
Bàn luận
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: khách quan, chủ quan – Đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan (dạng bài này, bắt buộc phải nêu nguyên nhân trước).
Gợi ý:
Nguyên nhân khách quan: thường xuất phát từ một thực trạng xấu, nhức nhối trong xã hội (thường do thiên hoạ – thời tiết, môi trường sống khắc nghiệt gây ra, nhân hoạ – sự ích kỉ, vô cảm, vô ý thức của con người gây ra)
Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ niềm trắc ẩn, sự trăn trở trước thực trạng xã hội xấu và lòng tốt, ý thức, tinh thần trách nhiệm cao của các cá nhân đối với cộng đồng xã hội.
+ Nêu(chỉ ra) tác động – lợi ích, ý nghĩa của hiện tượng A với đời sống cá nhân và cộng đồng?
Gợi ý: A Không chỉ giúp/ góp phần khắc phục được thực trạng đáng buồn (nhức nhối) nào đang xảy ra trong xã hội… mà còn có tác động tích cực nào đến những số phận cá nhân đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn?( tạo cho họ cơ hội, môi trường tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống, niềm tin, sự hy vọng,.. giúp họ vượt lên số phận, hoàn cảnh …)
Bài học nhận thức, hành động
Cần nhìn nhận đúng ý nghĩa, lợi ích mà A đem lại cho đời sống con người. Từ đó, khẳng định ý nghĩa nhân văn của hiện tượng và cần có ý thức nhân rộng, A trong xã hội.
Kết đoạn
-Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)
-Cách lập luận: Vì mục đích đúng, chúng ta hãy tiếp tục hành động đúng (phát huy lan tỏa tinh thần của hoạt động A). Làm được như vậy, ta sẽ đạt được kết quả tốt (không chỉ làm cho cuộc sống của mỗi người thực sự có ý nghĩa mà còn đem đến những lợi ích có ý nghĩa nhân văn với cộng đồng).
Lưu ý: Có thể nhập phần Bài học nhận thức và hành động (ở phần thân bài) với phần kết bài
Tham khảo: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
1) Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là phẩm chất, tư tưởng đạo đức, lối sống tốt (lòng nhân ái, lòng nhân hậu, sự thấu cảm, lòng bao dung, lòng vị tha, sự tử tế, sự trung thực, khiêm tốn, sư cống hiến, lối sống dấn thân, sống có lí tưởng, sống có trách nhiệm, sự đam mê, bản lĩnh, lòng dũng cảm, sự kiên định,chăm chỉ, niềm tin, lạc quan, lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực…. ), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt.
và bày tỏ sự cần thiết, đáng quý của phẩm chất tốt cần nghị luận ( A là một trong những phẩm chất đáng quý và cần thiết của mỗi người.)
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận A:
A là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
Cách 2
Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự để giới thiệu A:
-Con người có nhiều phẩm chất tốt nhưng đẹp nhất là A
-Cùng với những vấn đề B, C, D (Những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt giống A), thì A là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
Cách 3
Đi từ một thói tật ngược lại hoặc từ những trở ngại trong cuộc sống để giới thiệu A:
-Khi mà trong cuộc sống không ít người đang chạy theo lối sống thực dụng… thì A (Phẩm chất tốt về tâm hồn, tình cảm) được xem là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
-Khi đường đời luôn đầy những chông gai thử thách thì A (phẩm chất tốt về bản lĩnh, nghị lực, ý chí) được xem là chìa khoá (bệ phóng) giúp ta đi đến thành công.
Cách 4
Mượn câu danh ngôn hay để giới thiệu A
Ví dụ: -Bàn về sự cống hiến, có thể giới thiệu vấn đề như sau:
Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”
-Bàn về sự trung thực, có thể giới thiệu vấn đề như sau:
“Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”(Wiliam Sh.Peare)
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
Giải thích A là gì? Người có phẩm chất A thường có những biểu hiện – thái độ, hành đông như thế nào?).
Nên dùng cách giải thích bằng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ thuần việt
Ví dụ:
Trung thực là chân thành, không dối trá…
Bản lĩnh là không yếu mềm, dám nghĩ, dám làm,…
Nhân ái là thương người…
Bàn luận
Phân tích, lí giải tại sao A lại là phẩm chất cần thiết, đáng quý; chứng minh bằng dẫn chứng tiêu biểu:
+ Cần chỉ rõ ý nghĩa, lợi ích của A trong đời sống
Gợi ý: A (Phẩm chất tốt về tâm hồn, tình cảm – lòng nhân ái, sự thấu cảm, sự tử tế, lòng nhân hậu, vị tha, lối sống cống hiến, tinh thần trách nhiệm,… ) sẽ giúp cho ta có thể làm được nhiều điều có ích, đem được những điều tốt đẹp đến cho cuộc đời và làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên có ý nghĩa, đáng sống hơn.
A(phẩm chất tốt về nghị lực, ý chí – bản lĩnh, lòng dũng cảm, sự kiên trì, siêng năng,lòng dũng cảm, sự kiên trì, lạc quan,…) sẽ giúp ta vượt lên những chông gai thử thách trên đường đời đi đến thành công, khẳng định mình trong xã hội,…
Người có A luôn được mọi người yêu quý, tin tưởng, tôn trọng)
Đưa dẫn chứng minh hoạ.
+ Phản biện (lật ngược vấn đề: nếu thiếu / không có A, cuộc sống của mỗi người sẽ như thế nào? dẫn đến những hạn thế nào? ( yếu mềm, nhỏ bé, tầm thường, vô vị; dễ bị cô lập, bị mọi người xa lánh, xem thường…?). Cần phê phán. Lên án những người có thói tật, lối sống ngược lại với A đó.
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định lại ý nghĩa của phẩm chất trong cuộc sống mỗi người và hướng người đọc đến nhận thức, hành động đúng:
Có thể nói, A là phẩm chất đẹp đẽ/ cao quý làm nên nhân cách con người/ là yếu tố quan trọng giúp ta đi đến thành công.
Có thể nói, A đem đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều ý nghĩa.
Có thể nói, người có A luôn được sự yêu mến, quý trọng.
Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện để có phẩm chất tốt (A )/ phải có ý thức sống tốt (sống có phẩm chất A ).
Kết đoạn
Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)
Có thể mượn câu châm ngôn có ý nghĩa thay lời kết luận.
Ví dụ: Bàn về ý chí, có thể dùng câu nói sau thay lời kết luận:
“Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường”
Lưu ý: Có thể nhập phần Bài học nhận thức và hành động (ở phần thân bài) với phần kết bài
- Đọc thêm: Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt
2) Viết đoạn nghị luận bàn về tác hại của một tư tưởng, lối sống, tiêu cực, lệch chuẩn
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là tư tưởng, thói tật, lối sống , tiêu cực,lệch chuẩn (sự vô cảm, sự ích kỉ, sự thiếu tử tế, giả dối, kiêu ngạo, tự cao, hèn nhát, yếu mềm, thiếu bản lĩnh, sống không mục đích, thói vô trách nhiệm, sự lười biếng,bi quan, sống thiếu mục đích, không lí tưởng,…), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Hiện tượng đời sống tiêu cực
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp:
A là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức của con người/ là một lối sống đáng lên án.
A là một trong những căn bệnh hoại tử về tâm hồn của một bộ phận người trong xã hội.
Cách 2
Đi từ những thói tật của con người:
Con người có nhiều thói xấu nhưng đáng sợ nhất là A.
Cách 3
Đi từ một phẩm chất tốt ngược lại:
Khi mà …(phẩm chất tốt ngược lại) luôn được xem là yếu tố tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người(là bệ phóng để ta đi đến thành công) thì A lại là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức (là nguyên nhân đẩy ta đi đến thất bại).
Cách 4
Mượn câu danh ngôn hay để giới thiệu A
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
A là gì? Người có thói tật, lối sống A thường có những biểu hiện (thái độ., hành động) như thế nào?
Nên dùng cách giải thích bằng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ thuần việt
Ví dụ:
Yếu mềm là thiếu bản lĩnh, ….
Vô cảm là trạng thái không cảm xúc..
Sống ảo là hành động, việc làm xa rời với thực tế, tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác trên mạng xã hội như câu like, thả tim, lượt theo dõi…
Bàn luận
Phân tích, lí giải tại sao thói tật A lại là một vấn đề đáng sợ/ đáng lo ngại và gây bức xúc trong đời sống:
-Chỉ rõ hậu quả, tác hại của nó trong đời sống chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thói tật:
-Phản biện, lật ngược vấn đề.
Bài học nhận thức, hành động
Thói tật để lại nhiều hậu quả, hệ luỵ trong cuộc sống mội người/ làm cho con người chúng ta trở nên lo lắng, bất an/ lạnh lùng/ bị xa lánh,… Cần loại bỏ thói xấu ra khỏi cuộc sống của mỗi người bằng cách sống ngược lại với thói tật đó.
Kết đoạn
Truyền tải thông điệp sống tới mọi người.
Hãy loại bỏ thói xấu ra khỏi cuộc sống của chúng ta.Làm được như vậy, cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa.
3) Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về một ý kiến/ câu nói thể hiện một quan niệm sống
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là ý kiến/ câu nói thể hiện một quan niệm sống (Chủ yếu là quan niệm/ thông điệp sống đúng đắn, có ý nghĩa), ta có công thức viết đoạn nghị luận như sau:
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Ý kiến/ câu nói cần bàn.
Cách 1
Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận (Trích nguyên văn ý kiến).
Cách 2
Dẫn dắt ngắn gọn từ những vấn đề liên quan và giới thiệu A (ý kiến nhận định cần bàn luận)
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
Giải thích ngắn gọn, xác định nội dung thông điệp được truyền tải trong A => bày tỏ quan điểm đánh giá đúng/sai (đồng tình/ không đồng tình) hoặc vừa đúng vừa sai.
Bàn luận
Tại sao đúng?/ tại sao sai?) => chứng minh bằng dẫn chứng, cụ thể:
+ Nếu thông điệp được truyền tải trong A đúng: cần chỉ rõ ý nghĩa, lợi ích nếu làm theo thông điệp đó (Nếu thực hiện theo quan niệm, tư tưởng tưởng đó sẽ mang lại hiệu quả, tác dụng gì. Và nếu làm ngược lại quan niệm, tư tưởng đó sẽ mang lại hậu quả, tác hại gì?).
+ Nếu quan điểm trong A sai: cần chỉ rõ hậu quả, tác hại nếu làm theo quan điểm đó và đề xuất quan niệm đúng theo quan điểm cá nhân.
+ Quan điểm vừa đúng vừa sai: cần kết hợp hai ý trên
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định ý nghĩa thông điệp được truyền tải, rút ra bài học nhận thức và hành động – Cần xem đây là bài học/ cẩm nang sống quý giá trong hành trang cuộc đời.
Kết đoạn
Khái quát vấn đề/ hướng mọi người cùng nhận thức , hành động đúng.
4) Viết đoạn văn nghị luận bàn về ý nghĩa của một giá trị sống được đề cao ( Sách,gia đình, tình bạn, …):
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là giá trị sống được đề cao(Sách,gia đình, tình bạn, … ), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Cần giới thiệu vấn đề nghị luận – giá trị sống được đề cao:
-A là điều vô cùng quý giá (thiêng liêng) với mỗi người
-Cuộc sống của mỗi người không thể không có A
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luậnGiải thích
– Giải thích vấn đề nghị luận ( ngắn gọn): A là gì?
(Trường hợp vấn đề nghị luận không được nêu trực tiếp mà được phản ánh trong một văn bản, cần tóm tắt ngắn gọn văn bản đó và xác đinh nội dung của văn bản đã phản ánh giá trị nào trong đời sống. Sau đó mới đi vào phần giải thích) Bàn luận
+ Chỉ ra những ý nghĩa, lợi ích mà giá trị sống(A) mang lại cho cuộc sống mỗi người.
+ Cho biết nếu không có (A), cuộc sống của ta sẽ như thế nào (cô đơn, trống trải/ vô nghĩa/thất bại,khó khăn,…)
+ Cần làm gì để giá trị sống (A) thật sự có ý nghĩa cho cuộc sống mỗi người? (trân trọng, vun đắp, gìn giữ,…)
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định ý nghĩa của giá trị sống(A). Vì vậy, đừng bao giờ xem thường, đánh mất,… A.
Kết đoạn
Khái quát vấn đề/ hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng. Truyền tải thông điệp sống đến mọi người.
Tham khảo: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Tham khảo một số bài mẫu:
Đoạn văn 200 chữ về lòng nhân ái
Đoạn văn 200 chữ về Sức mạnh của tình yêu thương
Đoạn văn 200 chữ bàn về cống hiến
Đoạn văn ngắn về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay 200 chữ
Viết bài văn ngắn trình bày về tinh thần Trách Nhiệm 200 chữ
Đoạn văn bàn về sự tử tế 200 chữ
Đoạn văn 200 chữ bàn về tính Trung Thực
Viết đoạn văn Thực trạng kỳ thị người vùng dịch 200 chữ
Đoạn văn 200 chữ bàn về Bản Lĩnh
Viết đoạn văn ngắn bàn về Sống cho ý nghĩa khoảng 200 chữ
Đoạn văn 200 chữ bàn về Hy Vọng
Đoạn văn 200 chữ bàn về ý chí nghị lực
Đoạn văn ngắn bàn về Không có áp lực không có kim cương khoảng 200 chữ
Đoạn văn ngắn bàn về Đừng trông chờ vào người khác khoảng 200 chữ
Đoạn văn ngắn bàn về Cho đi là còn mãi 200 chữ
Viết văn 200 chữ về Lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ
Viết đoạn văn ngắn bàn về Lòng Dũng Cảm khoảng 200 chữ
Viết đoạn văn ngắn Bàn về vai trò của Ý Chí Nghị lực khoảng 200 chữ
Viết đoạn văn ngắn bàn về tính Trung Thực khoảng 200 chữ
Viết đoạn văn 200 chữ bàn về Sự SẺ CHIA trong cuộc sống
Viết bài văn ngắn suy nghĩ về Tình Cảm Gia Đình 200 chữ
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của Anh chị về Sự tự tin 200 chữ
Viết đoạn văn ngắn bàn về Hy vọng 200 chữ
Viết đoạn văn ngắn bàn về Lời cảm ơn khoảng 200 chữ
Viết đoạn văn ngắn bàn về Lời Xin Lỗi 200 chữ
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “ước mơ – khát vọng”
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Niềm tin”
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Đừng Dối Trá”
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Bình yên”
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Đừng sống như hòn đá”
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Đường đến Thành Công
…
Hy vọng rằng nội dung về Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ chi tiết… sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận xã hội: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-xa-hoi/