Hãy cùng khám phá những bí quyết thú vị về Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học mà Onthidgnl đã chia sẻ nhé! Những thông tin này không chỉ giúp các em nâng cao kỹ năng viết mà còn tạo nền tảng vững chắc để chinh phục bài văn nghị luận, từ đó giành điểm cao trong các kỳ thi. Hãy cùng nhau tìm hiểu và rèn luyện để trở thành những nhà văn trẻ tài năng!
Mục lục
MỘT SỐ TRI THỨC CẦN NHỚ VỀ ĐOẠN VĂN
- Đoạn văn: được tạo nên bởi nhiều câu văn.
– Nội dung: Diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
– Hình thức: Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc là dấu chấm xuống dòng. - Các yêu cầu đối với đoạn văn:
- Một đoạn văn phải đảm bảo có chủ đề ( là vấn đề và đối tượng mà người viết đặt ra trong đoạn.)
- Một đoạn văn phải có tính liên kết trong văn bản:
Tức là các câu văn phải được liên kết với nhau về nội dung và cả ngữ pháp, nhằm tạo ra sự chặt chẽ mạch lạc thống nhất trọn vẹn và hoàn chỉnh của văn bản.
- Một đoạn văn phải được trình bày theo một bố cục hợp lí: thông thường là diễn dịch, quy nạp, hỗn hợp…
DẠNG THỨ NHẤT: KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
Muốn viết được dạng bài này, hs phải hiểu:
Đề tài là gì? Chủ đề là gì? Thông điệp là gì?
Đề tài là khái niệm dùng để chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, còn chủ đề là những vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được đặt ra trong tác phẩm văn học. Thông điệp là ý tưởng chính mà thông qua tác phẩm, tác giả muốn gửi đến người đọc (có thể là một bài học nào đó trong cuộc sống)
Mỗi một tác phẩm có thể chứa đựng nhiều chủ đề. Mỗi khía cạnh của chủ đề lại gợi ra một ý nghĩa, thông điệp khác nhau.
Để bắt đầu cho việc chuẩn bị viết học sinh cần:
Đặt câu hỏi: Chủ đề chính của tác phẩm là gì? Chủ đề ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm (qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện…) và gợi ra những suy nghĩ gì, tình cảm gì ở người đọc?.
Tiến trình các bước thực hiện đoạn viết:
Bước 1: HS nhận biết được chủ đề và gọi tên chủ đề.
Bước 2: Chỉ ra một vài căn cứ để xác định chủ đề.
Bước 3: Phân tích làm rõ chủ đề.
Bước 4: Khái quát được giá trị, ý nghĩa của chủ đề.
Ví dụ bài viết
Viết đoạn văn phân tích chủ đề của truyện Bồng chanh đỏ của tác giả Đỗ Chu
Viết đoạn văn phân tích chủ đề của bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh
Viết đoạn văn phân tích chủ đề của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận
Viết đoạn văn phân tích chủ đề của bài thơ Từ ấy của tác giả Tố Hữu
Viết đoạn văn phân tích chủ đề của bài thơ Nhớ con sông quê hương của tác giả Tế Hanh
Viết đoạn văn phân tích chủ đề của bài thơ Chợ Tết của tác giả Đoàn Văn Cừ
DẠNG THỨ 2: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
I. Mục tiêu của dạng bài viết này là:
– HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của bản thân khi đọc 1 bài thơ
– Nắm được yêu cầu kiểu bài và biết viết một đoạn văn đảm bảo nội dung là ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
II. Để thực hiện được dạng bài viết này HS cần nắm được tri thức kiểu bài.
VD: GV cho hs làm phiếu bài tập điền khuyết để ghi nhớ kiểu bài.
Câu 1: Nội dung đoạn văn trình bày……. về một bài thơ
Câu 2: Đoạn văn sử dụng ngôi thứ……. để chia sẻ.
Câu 3: Các câu trong đoạn văn cần…… với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
Câu 4. Nhiệm vụ của mở đoạn là …… nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ ( câu chủ đề)
Câu 5. Nhiệm vụ của thân đoạn………… của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích trong bài thơ.
Câu 6. Nhiệm vụ của kết đoạn đoạn ……. lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó với bản thân.
Đáp án :
- Cảm xúc
- Nhất
- Liên kết
- Giới thiệu
- Trình bày cảm xúc
- Khẳng định.
III. Hướng dẫn quy trình viết
Xác định chủ đề => Tìm ý và lập dàn ý => Viết bài => Chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Hướng dẫn từng bước thực hiện cụ thể.
TÌM Ý
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Xác định chủ đề của bài thơ.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên
LẬP Ý CHO ĐOẠN VIẾT BẰNG CÁCH ĐIỀN VÀO BẢNG
Câu văn | Nội dung |
Mở đoạn |
………………………………………………….. |
Thân đoạn |
Bằng chứng (qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?)……………………..
Bằng chứng (qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?)…………………. |
Kết đoạn |
……………………………………………………………… |
SỬ DỤNG BẢNG KIỂM ĐỂ KT LẠI ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ ĐÃ VIẾT
Các phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt/
Chưa đạt |
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng | ||
Mở đoạn | Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ. | |
Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ. | ||
Thân đoạn | Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu. | |
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ. | ||
Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu. | ||
Kết đoạn | Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. | |
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
Bài mẫu tham khảo:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Những cánh buồm”
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của Nguyễn Đăng Tấn
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ, ý nghĩa, hình ảnh trong tác phẩm văn học
Nội dung tham khảo xem tại đây
Bài 1: Viết đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)
Bài 2: Viết đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
(Từ ấy – Tố Hữu)
Bài 3: Viết đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”.
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Bài 4: Viết đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo vết các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn”
(Tố Hữu)
Bài 5: Viết đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn thơ sau:
a . “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ, Vũ Đình Liên)
- Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn Du viết:
“Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
- “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Bài 6. Viết đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh…”
(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)
Bài 7: Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa của chi tiết “chiếc bóng” trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Bài 8. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích một yếu tố tượng trưng được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ sau:
Những cánh đồng mùa thu
Con chim chào mào ăn rồi nhả hạt
Những bông lúa cầu vồng vươn ngút mắt
Lo âu bàn tay đợi hạt vuông tròn
Những cánh đồng vàng hơn mỗi hoàng hôn
Màu no ấm hòa trong màu trời đất
Phù sa đỏ sông nước ngọt lòng như mật
Thì thầm khua bến nước, chiếc thuyền xuôi
(Những cánh đồng mùa thu, Tập Thơ Chỉ em và chiếc bình pha lê biết,
Bình Nguyên Trang, NXB Hội Nhà văn, 2003, tr 30-31)
Đề 9: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp ngôn từ qua những câu thơ sau:
Hồn anh như hoa cỏ may,
Một chiều cả gió bám đầy áo em.
(Hoa cỏ may, Nguyễn Bính,)
…
Tham khảo:
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết văn nghị luận về một tác phẩm truyện
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
Hy vọng rằng nội dung về Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học…sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận văn học: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-van-hoc/