Cùng tham khảo nội dung về Kỹ năng trả lời Câu hỏi đọc hiểu chương trình mới được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Kỹ năng trả lời Câu hỏi đọc hiểu chương trình mới
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, VĂN BẢN THÔNG TIN
I. Câu hỏi nhận biết
1. Câu hỏi nhận biết về hình thức:
Các dạng câu hỏi
Cách hỏi 1. Xác định các phương thức biểu đạt hoặc phương thức biểu đạt chính.
Căn cứ vào đặc trưng của các phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
Căn cứ vào mục đích của văn bản.
Cách hỏi 2. Xác định thao tác nghị luận chính hoặc các thao tác nghị luận.
Căn cứ vào đặc trưng của các thao tác nghị luận: chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích, bác bỏ.
Dấu hiệu nhận biết thao tác nghị luận chính:
+ Xuất hiện nhiều, xuyên suốt đoạn trích/ văn bản.
+ Làm nổi bật vấn đề/ nội dung chính.
Cách hỏi 3. Gọi tên và chỉ ra biện pháp tu từ.
Căn cứ vào đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của các biện pháp tu từ.
Cách hỏi 4. Liệt kê/ Chỉ ra các câu khẳng định/ phủ định trong đoạn trích/ văn bản.
– Căn cứ vào đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của các kiểu câu.
Cách hỏi 5. Liệt kê/ Chỉ ra các câu văn có sử dụng yếu tố biểu cảm/ miêu tả trong đoạn trích/ văn bản.
– Căn cứ vào đặc trưng của ngôn ngữ biểu cảm/ miêu tả. Xác định các từ ngữ bộc lộ trực tiếp thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản.
– Căn cứ vào cách lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ; cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để xác định chính xác thái độ, tình cảm của người viết.
Cách hỏi 6. Chỉ ra cách trình bày dữ liệu trong văn bản.
– Căn cứ vào đặc trưng của các cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin.
– Căn cứ vào cách trình bày dữ liệu thông tin trong văn bản cụ thể
Cách hỏi 7. Chỉ ra các yếu tố hình thức của văn bản thông tin xuất hiện trong văn bản.
– Căn cứ vào những dấu hiệu nổi bật về hình bản.
– Căn cứ vào sự xuất hiện của các dấu hiệu trong văn bản cụ thể.
– Câu hỏi nhận biết về nội dung:
2. Câu hỏi nhận biết về nội dung:
Cách hỏi 1. Ghi lại/ Chỉ ra câu nêu ý khái quát của đoạn trích/ văn bản.
– Căn cứ vào nhan đề, nội dung của văn bản.
– Căn cứ vào cách trình bày đoạn trích/ văn bản.
– Xác định chính xác vị trí của câu.
Cách hỏi 2. Xác định đề tài của đoạn trích/văn bản
Căn cứ vào nhan đề, nội dung, từ chìa khoá trong văn bản.
Cách hỏi 3. Xác định luận đề, luận điểm của đoạn trích/ văn bản.
– Căn cứ vào nhan đề.
– Căn cứ vào các câu chủ đề trong từng đoạn văn.
Cách hỏi 4. Chỉ ra các cụm từ chứa thông tin.
– Căn cứ yêu cầu đề bài.
– Tìm vị trí của cụm từ ngữ trong đoạn trích/ văn bản.
Cách hỏi 5. Chỉ ra thông tin chính của đoạn trích/ văn bản.
– Căn cứ yêu cầu đề bài.
– Tìm vị trí của câu văn chứa thông tin.
II. Câu hỏi thông hiểu
1. Câu hỏi thông hiểu về hình thức:
Cách hỏi 1. Nếu hiệu quả của việc kết hợp các thao tác nghị luận các phương thức biểu đạt trong đoạn trích/ văn bản.
Cách làm
+ Về nội dung: Có làm nổi bật được vấn đề/ chủ đề chính của văn bản không?
+ Về nghệ thuật: Có làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn không?
+ Về hiệu quả với bạn đọc: Có thuyết phục được người nghe/ người đọc hay không?
Cách hỏi 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích/ văn bản.
– Gọi tên, chỉ ra từ ngữ, hình ảnh chứa biện pháp tu từ.
– Nêu hiệu quả: Biện pháp tu từ… đã đem lại hiệu quả cho văn bản.
+ Về nội dung (trả lời các câu hỏi): Nhằm nhấn mạnh / khắc hoạ điều gì? Thể hiện tâm trạng, thái độ, cảm xúc gì của tác giả? Qua đó gửi gắm thông điệp, bài học, ý nghĩa gì của tác giả?
+ Về hình thức nghệ thuật:
+ Với các biện pháp điệp: Tạo nhịp điệu,…; giọng điệu,…; tăng tính liên kết cho văn bản (chỉ rõ nhịp điệu
gì, giọng điệu gì).
++ Với các biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ,…: Khiến văn bản/ đoạn văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn.
Cách hỏi 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố biểu cảm/miêu tả trong văn bản.
– Chỉ rõ yếu tố biểu cảm/ miêu tả trong văn bản
– Hiệu quả về nội dung (trả lời các câu hỏi): Nhằm nhấn mạnh/ khắc hoạ điều gì? Thể hiện quan điểm, tâm trạng, thái độ, cảm xúc gì của tác giả? Có góp phần làm sáng rõ vấn đề nghị luận hay không?
– Hiệu quả về nghệ thuật (trả lời các câu hỏi): Có tạo giọng điệu cho văn bản hay không? Có khiến cho đoạn văn thêm hấp dẫn hay không? Có thuyết phục được người đọc, người nghe hay không?
Cách hỏi 4. Nêu hiệu quả của việc sử dụng khẳng định/phủ định trong văn bản.
– Chỉ rõ câu khẳng định/ phủ định trong văn bản.
– Hiệu quả về nội dung (trả lời các câu hỏi): Nhằm nhấn mạnh/ khắc hoạ điều gì? Thể hiện quan điểm, tâm trạng, thái độ, cảm xúc gì của tác giả? Có góp phần làm sáng rõ vấn đề nghị luận hay không?
– Hiệu quả về nghệ thuật (trả lời các câu hỏi): Có tạo giọng điệu cho văn bản hay không? Có khiến cho đoạn văn thêm hấp dẫn hay không? Có thuyết phục được người đọc, người nghe hay không?
Cách hỏi 5. Nêu tác dụng của việc trích dẫn dẫn chứng/số liệu trong văn bản.
– Chỉ rõ dẫn chứng?số liệu được sử dụng trong đoạn trích
– Tác dụng về nội dung (Trả lời câu hỏi. Có góp phần khẳng định tính đúng đắn của quan điểm/vấn đề mà tác giả nêu ra trong văn bản không? Qua đó gửi gắm thông điệp, bài học gì của tác giả?
– – Tác dụng về hình thức (trả lời câu hỏi): Có tăng tính xác thực, lập luận thuyết phục cho đoạn trích/ văn bản không? Văn bản có sinh động, hấp dẫn không?
Cách hỏi 6. Nêu tác dụng của việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong đoạn trích/ văn bản.
– Chỉ rõ phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích/ văn bản.
– Tác dụng về nội dung (trả lời các câu hỏi): Có góp phần minh hoạ cụ thể thông tin được nêu ra trong văn bản không? Có góp phần truyền tải quan điểm, ý tưởng của người viết hay không?
– Tác dụng về hình thức (trả lời câu hỏi): Có tăng tính xác thực, thuyết phục, hấp dẫn, sinh động cho đoạn trích/ văn bản không?
Cách hỏi 7. Nhận xét về cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản.
– Chỉ rõ thông tin và cách sắp xếp các thông tin trong văn bản.
– Nhận xét cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, trả lời các câu hỏi: Thông tin có mới mẻ, có cập nhật hay không? Độ tin cậy của thông tin có cao không? Cách sắp xếp thông tin có khoa học không, có phân biệt được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp không?
2. Câu hỏi thông hiểu về nội dung:
Cách hỏi 1. Nêu khái quát nội dung của văn bản.
– Xác định nội dung của các đoạn văn nhỏ.
– Kết nối các nội dung.
– Nêu nội dung của văn bản trong khoảng từ một đến hai câu.
Cách hỏi 2. Anh/ Chị hãy đánh giá sự phù hợp giữa nội dung nghị luận và nhanh đề văn bản.
– Nêu rõ nội dung nghị luận và nhan đề của văn bản.
– Đánh giá sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề. Trả lời các câu hỏi: Nội dung nghị luận có phù hợp, có mối liên hệ với nhan đề văn bản hay không? Nhan đề văn bản là cơ sở để phát triển các mạch ý nội dung của văn bản hay nêu lên luận đề của văn bản?
Cách hỏi 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu/ quan điểm/ ý kiến… ?
“Hiểu như thế nào” tức là làm rõ nội dung của câu/ quan điểm/ ý kiến.
– Giải thích các từ ngữ, khái niệm (nếu cần).
– Nêu nội dung của câu bằng ngôn ngữ cá nhân theo từng vế, từng ý.
– Rút ra thông điệp/ ý nghĩa của câu nói/ quan điểm
Cách hỏi 4. Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết.
– Xác định mục đích của người viết: Trả lời câu hỏi: Nhằm nhấn mạnh/ thể hiện điều gì?
− Lí giải mục đích:
+ Mục đích hướng đến cộng đồng, xã hội
+ Mục đích hướng đến mỗi cá nhân.
III. Câu hỏi vận dụng
Cách hỏi 1. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả được thể hiện trong câu văn/ văn bản hay không? Vì sao?
– Chỉ rõ quan điểm của bản thân: đồng tình hoặc không đồng
tình hoặc đồng tình một phần.
– Lí giải: 03 lí lẽ (nhận thức, thái độ, hành động).
Cách hỏi 2. Thông điệp/ Bài học ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?
– Nêu thông điệp/ bài học ngắn gọn bằng một câu đơn, bám sát vào nội dung chính của văn bản.
– Lí giải: 03 lí lẽ (nhận thức, thái độ, hành động).
Cách hỏi 3. Từ nội dung văn bản/ câu văn,…, anh/ chị có suy nghĩ gì.?
– Khái quát nội dung văn bản/ câu văn.
– Khẳng định văn bản / câu văn đã gợi cho mỗi chúng ta những suy nghĩ sâu sắc:
+ Nhận thức: Nhận thức được những điều gì từ nội dung của văn bản / câu văn?
+ Thái độ, tình cảm: Thức tỉnh trong mỗi chúng ta những xúc cảm gì?
+ Hành động: Từ đó, giúp bản thân ta ý thức được cần phải làm gì?
Cách hỏi 4. Văn bản/câu văn,… có ý nghĩa gì với anh/ chị?
– Khái quát nội dung văn bản/ câu văn.
– Khẳng định văn bản/ câu văn có ý nghĩa sâu sắc với bản thân mỗi chúng ta:
+ Nhận thức: Giúp mỗi chúng ta nhận thức rõ hơn về điều gì?
+ Thái độ, tình cảm: Thức tỉnh trong mỗi chúng ta những xúc cảm gì?
+ Hành động: Từ đó, giúp bản thân ta cần phải làm gì?
Cách hỏi 5. Đưa ra những giải pháp/hành động cụ thể của anh/ chị.
VĂN BẢN VĂN HỌC
Chương trình Ngữ văn lớp 12 tập trung vào các thể loại như truyện truyền kì, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại; thơ trữ tình hiện đại, phóng sự, hài kịch, nhật kí, hồi kí. Với từng thể loại văn học sẽ có các dạng câu hỏi theo đặc trưng thể loại. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu một số các dạng câu hỏi chung, cơ bản có thể xuất hiện đề thi như sau:
I. Câu hỏi nhận biết
1. Câu hỏi nhận biết về hình thức:
Cách hỏi 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản/ đoạn trích.
– Căn cứ vào đặc trưng của các thể loại văn bản văn học.
Cách hỏi 2. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản/ đoạn trích
Căn cứ vào số câu, số chữ trong văn bản/ đoạn trích.
Cách hỏi 3. Gọi tên và chỉ ra biện pháp tu từ
– Căn cứ vào đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của các biện phép tu từ.
– Căn cứ vào đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của các biện pháp tu từ
Cách hỏi 4. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản/ đoạn trích.
Căn cứ vào đặc trưng của nhân vật trữ tình:
Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tâm tư, nỗi niềm trong bài thơ.
Nhân vật trữ tình có thể xuất hiện trực tiếp hoặc không xuất hiện trực tiếp.
Nhân vật trữ tình có thể là tác giả hoặc không phải là tác giả.
Cách hỏi 5. Xác định nhân vật chính/ nhân vật trung tâm/ nhân vật kì ảo/ nhân vật hài kịch để xác định trong văn bản/ đoạn trích.
Căn cứ vào đặc trưng của các kiểu nhân vật.
Căn cứ vào cốt truyện, mối liên hệ giữa các nhân vật để xác định
Cách hỏi 6. Liệt kê các yếu tố kì ảo trong đoạn trích/ văn bản.
Căn cứ vào đặc trưng của các yếu tố kì ảo như nhân vật kì ảo, sự việc kì ảo, thủ pháp nghệ thuật,…
Căn cứ vào cốt truyện, các yếu tố cụ thể trong đoạn trích/văn bản
Cách hỏi 7. Xác định không gian, thời gian của truyện.
Xác định bố cục truyện
Trả lời cho những câu hỏi: Có những loại không gian, thời gian nào được nhắc tới.
Cách hỏi 8. Xác định ngôi kể, điểm nhìn trần thuật của truyện.
Căn cứ vào đặc trưng của ngôi kể, điểm nhìn trần thuật.
Căn cứ vào cốt truyện, các yếu tố cụ thể đoạn trích/văn bản.
Cách hỏi 9. Chỉ ra các yếu tố có tính phi hư cấu được sử dụng trong đoạn trích/ văn bản.
Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của tính chân thực của thể loại phóng sự, hồi kí, nhật kí thể hiện ở thời gian, địa điểm, sự kiện, con người, chi tiết.
Căn cứ vào nội dung văn bản.
2. Câu hỏi nhận biết về nội dung:
Cách hỏi 1. Xác định các cụm từ ngữ, hình ảnh chứa thông tin.
Căn cứ yêu cầu đề bài.
Tìm vị trí của cụm từ ngữ, hình ảnh.
Cách hỏi 2. Xác định thông tin chính/ sự việc/ sự kiện chính.
– Căn cứ yêu cầu đề bài.
– Tìm vị trí của câu văn/ câu thơ chứa thông tin.
Cách hỏi 3. Xác định đề tài của đoạn trích/ văn bản.
Căn cứ nhan đề văn bản.
Căn cứ nội dung văn bản.
Cách hỏi 4. Xác định tình huống hài kịch.
Căn cứ nhan đề văn bản
Căn cứ nội dung vở hài kịch
Cách hỏi 5. Xác định cấu tứ bài thơ.
Căn cứ vào đặc trưng của cấu tứ: cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ.
Căn cứ vào nhan đề, hình tượng thơ và mạch vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
II. Câu hỏi thông hiểu
Cách hỏi 1. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích/ văn bản.
Gọi tên, chỉ ra từ ngữ, hình ảnh chứa biện pháp tu từ
Nêu hiệu quả: Biện pháp tu từ… đã đem lại hiệu quả cho văn bản.
+ Về nội dung (trả lời các câu hỏi): Nhằm nhấn mạnh/ khắc hoạ điều gì? Thể hiện tâm trạng, thái độ, cảm xúc gì của tác giả? Qua đó gửi gắm thông điệp, bài học, ý nghĩa gì của tác giả?
+ Về hình thức nghệ thuật:
++ Với các biện pháp điệp: Tạo nhịp điệu,…; giọng điệu,…; tăng tính liên kết cho văn bản (chỉ rõ nhịp điệu gì, giọng điệu gì);
++ Với các biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ,… Khiến văn bản/ đoạn văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn.
Cách hỏi 2. Nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ.
– Chỉ rõ thể thơ được sử dụng trong văn bản.
– Tác dụng về nội dung (trả lời các câu hỏi): Có góp phần khắc hoạ thể hiện chủ đề của văn bản không? Có góp phần bộc lộ/ diễn tả tâm trạng, thái độ, tình cảm của tác giả/ nhân vật trữ tình không?
– Tác dụng về nghệ thuật (trả lời câu hỏi): Có góp phần tạo nhịp điệu thơ, giọng thơ, tính nhạc không?
Cách hỏi 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu thơ câu văn,…trong văn bản/ đoạn trích?
Xác định từ ngữ, hình ảnh, vế câu, mạch ý.
Giải thích từ ngữ, hình ảnh (nếu cần).
Diễn giải nội dung của câu thơ/ câu văn bằng ngôn ngữ cá nhân theo từng vế, từng ý của câu thơ/ câu văn.
Cách hỏi 4. Từ nội dung câu thơ câu văn,…, anh/ chị hiểu gì về…?
Khái quát nội dung câu thơ/ câu văn.
Từ nội dung câu thơ làm rõ vấn đề được nêu trong câu hỏi.
Cách hỏi 5. Nhân vật…hiện lên như thế nào trong đoạn trích/ văn bản?
– Căn cứ để xác định tính cách và phẩm chất của nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào từng tình huống, sự việc, các mối quan hệ.
+ Tìm các chi tiết khắc hoạ: lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật.
– Rút ra những nhận xét về số phận, cuộc đời; tính cách, phẩm chất của nhân vật trong từng lĩnh vực, từng mối quan hệ.
Cách hỏi 6. Nêu ý nghĩa của hình ảnh/ hình tượng… trong văn bản/ đoạn trích.
Tìm các chi tiết miêu tả hình ảnh/ hình tượng trong văn bản và phân loại theo thời điểm xuất hiện.
Tìm hiểu nghĩa đen của từng hình ảnh trong cuộc sống thực tại.
Rút ra ý nghĩa tượng trưng của từng hình ảnh trong tác phẩm (gắn với nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm).
Cách hỏi 7. Nêu ý nghĩa của chi tiết… trong văn bản?
Xác định chi tiết đó thuộc phương diện nào? Xuất hiện bao nhiêu lần trong tác phẩm?
Tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết:
+ Khắc hoạ nhân vật.
+ Tạo sự phát triển cho câu chuyện.
+ Thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.
Cách hỏi 8. Nhận xét về giọng điệu văn bản.
Chỉ rõ giọng điệu của văn bản (cảm xúc, thái độ của nhân vật trữ tình/ tác giả thể hiện trong văn bản).
Nhận xét. Trả lời các câu hỏi:
+ Có đa dạng phong phú hay không? Có linh hoạt hay không?
+ Có góp phần thể hiện rõ nét nội dung, tư tưởng chủ đề của văn bản hay không?
+ Có đem lại những xúc cảm mới mẻ cho bạn đọc hay không?
Cách hỏi 9. Nhận xét về nhân vật trữ tình/ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Chỉ rõ nhân vật trữ tình/ biểu hiện của vẻ đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
Nhận xét:
+ Tâm hồn có cao đẹp hay không?
+ Có lan toả những giá trị tích cực đến bạn đọc hay không?
Cách hỏi 10. Nhận xét về hình tượng nhân vật.
Nêu khái quát về hình tượng nhân vật: số phận, cuộc đời; tính cách phẩm chất.
Nhận xét (trả lời các câu hỏi):
+ Nhân vật đại diện cho đối tượng nào, giai cấp nào trong xã hội?
+ Tính cách, phẩm chất của nhân vật có tốt đẹp, có đem lại giátrị cho cộng đồng, xã hội hay không?
+ Qua số phận; tính cách, phẩm chất đó, nhà văn muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Cách hỏi 11. Nhận xét về điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện.
Xác định và chỉ rõ ngôi kể, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật.
Nhận xét. Trả lời câu hỏi:
+ Ngôi kể, người kể chuyện có độc đáo hay không? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện đó là gì?
+ Điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi hay không? Có mới mẻ, sáng tạo hay không? –
Cách hỏi 12. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật).
Liệt kê các chi tiết miêu tả thiên nhiên và diễn biến tâm lí của các nhân vật.
Chỉ rõ các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng.
Nhận xét (trả lời các câu hỏi):
+ Những biện pháp nghệ thuật đó có độc đáo hay không?
+ Có góp phần thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của tác giả hay không?
III. Câu hỏi vận dụng
Cách hỏi 1. Từ nội dung văn bản/ câu thơ,…, anh/ chị có suy nghĩ gì?
– Khái quát nội dung câu thơ/ câu văn.
– Khẳng định câu thơ/ câu văn đã gợi cho mỗi chúng ta những suy nghĩ sâu sắc:
Câu thơ câu văn… có ý nghĩa gì với anh/ chị?
+ Nhận thức: Nhận thức được những điều gì từ nội dung của câu thơ/ câu văn?
+ Thái độ, tình cảm: Thức tỉnh trong mỗi chúng ta những xúc cảm gì?
+ Hành động: Từ đó, giúp bản thân ta ý thức được cần phải làm gì?
Cách hỏi 2. Câu thơ? câu văn… có ý nghĩa gì đối với anh/chị?
– Khái quát nội dung câu thơ/câu văn.
– Khẳng định câu thơ/câu văn có ý nghĩa sâu sắc với bản thân mỗi chúng ta
+ Nhận thức: Giúp mỗi chúng ta nhận thức rõ hơn về…
+ Thái độ, tình cảm: Thức tỉnh trong mỗi chúng ta những xúc cảm…
+ Hành động: Từ đó, giúp bản thân ta cần phải…
Cách hỏi 3. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả được thể hiện trong câu thơ câu văn/ văn bản hay không? Vì sao?
– Chỉ rõ quan điểm của bản thân: đồng tình hoặc không đồng tình ….
– Lí giải: 03 lí lẽ (nhận thức, thái độ, hành động).
Cách hỏi 4. Thông điệp/ Bài học ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?
– Nêu thông điệp/ bài học bằng một câu đơn, bám sát vào nội dung chính của văn bản.
– Lí giải: 03 lí lẽ (nhận thức, thái độ, hành động).
…
Tham khảo:
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Hướng dẫn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
Kỹ năng viết văn nghị luận về một tác phẩm truyện
Hy vọng rằng nội dung về Kỹ năng trả lời Câu hỏi đọc hiểu chương trình mới…sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận văn học: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-van-hoc/