Cùng tham khảo nội dung về Kỹ năng phân tích cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Hướng dẫn phân tích cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠNG ĐỀ
– Kiểu bài: Nghị luận về 1 tác phẩm thơ. Đi sâu vào phân tích, đánh giá cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình.
– Yêu cầu:
+ Nắm vững các tri thức Ngữ văn về tác phẩm thơ đã học ở lớp 10 và được cung cấp thêm ở lớp 11 (Nhân vật trữ tình, Hình ảnh thơ, vần thơ, nhịp thơ, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ, cấu tứ, yếu tố tượng trưng, ngôn ngữ).
+ Đặc biệt chú ý các tri thức về cấu tứ và hình ảnh thơ.
II. TÌM HIỂU ĐỀ
1. Xác định kiểu bài: Nghị luận về 1 tác phẩm thơ .
2. Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm.
3. Phạm vi tư liệu dẫn chứng: tác phẩm thơ cần nghị luận và 1 số tác phẩm để liên hệ, so sánh..
III. DÀN Ý CHUNG
1. Mở bài
– Dẫn dắt và gợi mở vấn đề nghị luận: cấu tứ độc đáo của bài thơ và sự chi phối của nó đến hệ thống hình ảnh thơ.
2. Thân bài
*Luận điểm 1: Khái quát chung
– Khái quát chung về bài thơ: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung,…
– Khái quát chung về khái niệm cấu tứ và hình ảnh thơ:
+ Cấu tứ: là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ; là sự cắt nghĩa, lí giải và khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Hình ảnh thơ: Là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác (đặc biệt là thị giác) cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc.
+ Mối quan hệ giữa cấu tứ và hình ảnh: Cấu tứ là những điều tạo nên chỉnh thể của tác phẩm. Từ cấu tứ mới nảy nở ra nhiều yếu tố khác của bài thơ, trong đó có hệ thống hình ảnh. Hệ thống hình ảnh và cách tổ chức của chúng chịu sự chi phối của cấu tứ. Ngược lại, hệ thống hình ảnh có tác dụng làm cho cấu tứ trở nên rõ ràng và sống động.
*Luận điểm 2: Phân tích cấu tứ bài thơ.
+ Bước 1: Cảm nhận chung, khái quát, gọi tên về cấu tứ của bài thơ. Mỗi bài thơ có một cách cấu tứ và tứ thơ riêng.
+ Bước 2: Chỉ ra và phân tích nét độc đáo của cấu tứ bài thơ, thể hiện được phát hiện riêng của nhà thơ về thế giới và con người:
=> Có thể quy về một số cách tổ chức cấu tứ thường gặp: tương đồng, tương phản, tăng cấp, chuyển hóa hoặc thống nhất giữa các mặt đối lập (động/tĩnh; không gian/thời gian; cảnh/tình)…
* Luận điểm 3: Phân tích hệ thống hình ảnh trong bài thơ.
+ Bước 1: Chỉ ra những hình ảnh đặc sắc và phân tích sự vận động, phát triển, mối liên hệ của các hình ảnh. (Với những bài thơ hay, các hình ảnh thường được lựa chọn phong phú nhưng luôn xoay quanh trục cấu tứ. Đồng thời các hình ảnh đó thường đi từ cụ thể đến biểu trưng, ngoài giá trị tạo hình còn gợi mở những tầng bậc ý nghĩa sâu xa).
+ Bước 2: Phân tích ý nghĩa gợi ra từ những hình ảnh đó.
+ Bước 3: Phân tích mối liên hệ giữa cấu tứ và hệ thống hình ảnh, cho thấy sự chi phối của cấu tứ đến việc lựa chọn hình ảnh sao cho giá trị biểu đạt về nội dung và hiệu quả hình thức của bài thơ đạt đến độ tối ưu nhất. Đồng thời là tác động trở lại của hệ thống hình ảnh làm cho cấu tứ hiển hiện rõ ràng hơn.
*Luận điểm 4: Đánh giá
– Đánh giá nét đặc sắc của cấu tứ và hệ thống hình ảnh của bài thơ cũng như giá trị của chúng trong việc thể hiện những khám phá mới về con người và cuộc sống; làm cho bài thơ này trở nên khác biệt so với những bài thơ khác
– Đánh giá về sự chi phối của cấu tứ đến việc lựa chọn và xây dựng hệ thống hình ảnh.
– Đánh giá về tài năng, tư tưởng, tình cảm của nhà văn.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó trong việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả.
– Nêu cảm xúc người viết, mở rộng vấn đề.
Tham khảo đề bài mẫu:
Viết bài văn nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ “Áo trắng” của nhà thơ Huy Cận
Viết bài văn nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ “Nghỉ hè” của nhà thơ Xuân Tâm
…
Tham khảo:
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Hướng dẫn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
Kỹ năng viết văn nghị luận về một tác phẩm truyện
Hy vọng rằng nội dung về Kỹ năng phân tích cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình…sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận văn học: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-van-hoc/