Bạn đang tìm kiếm tài liệu vật lý 12 để chinh phục dao động điều hòa? Tham khảo Bài viết Kiến thức dao động điều hòa và bài tập được Onthidgnl chia sẻ để ôn tập nhé. Với những kiến thức được trình bày một cách rõ ràng, cùng với hệ thống bài tập đa dạng có lời giải chi tiết, tài liệu sẽ giúp bạn làm chủ mọi dạng bài tập và tự tin hơn trong các kỳ thi. Hãy khám phá ngay và bắt đầu hành trình chinh phục dao động điều hòa!
Mục lục
TÓM TẮT Kiến thức dao động điều hòa
I. Dao động điều hòa
1. Dao động cơ
– Dao động cơ là dạng chuyển động có giới hạn trong không gian, trạng thái của vật lặp đi lặp lại quanh một vị trí gọi là vị trí cân bằng.
– Vị trí cân bằng là vị trí mà vật không chịu lực tác dụng hoặc hợp lực tác dụng lên vật bằng không (trạng thái đứng yên)
Ví dụ: Dao động của dây đàn, Dao động của âm thoa, thuyền nhấp nhô trên biển…
2. Dao động tuần hoàn
– Dao động tuần hoàn là dao động mà cứ sau những khoảng thời gian xác định, trạng thái của dao động được lặp lại như cũ.
– Trạng thái gồm vị trí và hướng chuyển động của vật.
Ví dụ: Dao động quả lắc đồng hồ, Dao động của piston trong xilanh động cơ đốt trong
Như vậy,Dao động tuần hoàn chỉ là một dạng đặc biệt của dao động cơ học nhưng có tính tuần hoàn, tức là có chu kì và tần số.
– Chu kì dao động (T) là khoảng thời gian ngắn nhất để vật thực hiện một dao động toàn phần.
Đơn vị của chu kì là giây (s). T = t / N
Trong đó N đó là số dao động toàn phần chất điểm thực hiện được trong khoảng thời gian t.
– Tần số dao động (f) là số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một đơn vị thời gian. f = 1 / T
Trong số các dao động tuần hoàn thì dao động điều hoà là đơn giản nhất nhưng lại là quan trọng nhất.
3. Dao động điều hòa
– Dao động điều hoà có tính chất tuần hoàn theo thời gian và bị giới hạn trong không gian.
– Dao động điều hòa là dao động mà li độ của nó là một hàm cosin của thời gian.
Ví dụ: Dao động con lắc đơn, con lắc lò xo.
II. Mô tả dao động điều hoà
1. Phương trình dao động điều hoà
Dao động được mô tả bằng phương trình:
2. Đồ thị dao động điều hoà
– Đường cong trên hình là đồ thị dao động của con lắc. Nó cho biết vị trí của quả cầu trên trục x tại những thời điểm khác nhau. Đường cong này có dạng hình sin.
– Đồ thị của li độ x phụ thuộc vào thời gian là một đường hình sin.
3. Liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa
– Biểu thức trên là biểu thức li độ của một dao động điều hòa. Do vậy ta có thể kết luận: Hình chiếu của một điểm chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng đi qua tâm và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo dao động điều hòa.
Trong đó: + Bán kính quỹ đạo tròn có độ lớn bằng biên độ dao động.
+ Vận tốc góc của chuyển động tròn có độ lớn bằng tần số góc của dao động.
4. Pha dao động. Độ lệch pha
a. Pha dao động
b. Độ lệch pha
Ví dụ dao động điều hòa
Bài tập theo mức độ dao động điều hòa
Kéo xuống cuối để tải file bài tập và lý thuyết dao động điều hòa nhé!
PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn
A. MỨC ĐỘ BIẾT VÀ HIỂU
Câu 1. Trường hợp nào sau đây chuyển động của vật không phải là dao động cơ?…
Câu 2. Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại
như cũ gọi là
Câu 4. Đối với dao động điều hòa, số lần dao động được lặp lại trong một đơn vị thời gian gọi là
Câu 5. Chu kỳ dao động là
A. thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần.
B. thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí xuất phát.
C. thời gian ngắn nhất để biên độ dao động trở về giá trị ban đầu.
D. thời gian ngắn nhất để li độ dao động trở về giá trị ban đầu.
B. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 36. Hình vẽ là đồ thị biểu diễn độ dời của dao động x theo thời gian t của 1 vật dao động điều hòa. Phương trình dao động của vật là
Câu 37. Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Đồ thị li độ – thời gian (x -t) của vật được cho như hình bên. Tại thời điểm 17,25 s quãng đường vật đi được bằng
…
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn
BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Tải file lý thuyết và bài tập dao động điều hòa có đáp án và giải chi tiết tại đây:
https://drive.google.com/file/d/1nZNEXc_PpxlWYwpRQB8wEGJc2BvO0pXw/view?usp=sharing
Xem thêm:
Lưu ý khi làm bài tập dao động điều hòa
Hy vọng với phần Kiến thức dao động điều hòa và bài tập theo CT mới có giải chi tiết ở trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về dạng bài toán này; cũng như giúp các bạn học sinh Học tốt môn Vật lý THPT và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Theo dõi kênh Youtube nhé: