Đề thi giữa kì 1 Lý 12 có đáp án và ma trận kiến thức cần nắm đã được Onthidgnl tổng hợp giúp các em học sinh ôn tập và làm bài thi giữa kì 1 môn Vật lý 12 hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lý 12
STT | Nội dung | Kiến thức | Mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
1 | Dao động cơ | Dao động điều hòa | 2 | 2 | 1 | 1 |
Con lắc lò xo | 2 | 1 | 1 | 1 | ||
Con lắc đơn | 1 | 1 | 1 | – | ||
Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức | 1 | – | – | – | ||
Tổng hợp dao động | 1 | 1 | 1 | – | ||
2 | Sóng cơ và sóng âm | Sóng cơ và sự truyền sóng cơ | 1 | 1 | 1 | – |
Giao thoa sóng | 1 | 1 | – | 1 | ||
Sóng dừng | 1 | 1 | 1 | – | ||
Đặc điểm vật lý của âm | 1 | 1 | – | – | ||
Đặc trưng sinh lý của âm | 1 | – | – | – | ||
Tổng số câu hỏi | 12 | 9 | 6 | 3 |
Đề thi giữa kì 1 môn Lý 12 là bài thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm trong đó có 12 câu ở mức độ nhận biết, 9 câu ở mức độ thông hiểu, 6 câu ở mức độ vận dụng và 3 câu ở mức độ vận dụng cao.
Tổng hợp kiến thức giữa kì 1 Vật lý 12 cần nắm
1. Ôn thi giữa kì 1 môn Lý 12: Chương dao động điều hòa
Ở mức nhận biết, các em cần nắm được định nghĩa, li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha ban đầu là gì. Các em cần hiểu được mối liên hệ giữa li độ, vận tốc và gia tốc.
Dao động điều hòa
– Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm sin (hay cosin) của thời gian.
– Phương trình dao động:
Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa
Các đại lượng đặc trưng | Ý nghĩa | Đơn vị đo |
A | Biên độ dao động | mm, cm, m… |
Pha dao động tại thời điểm t | rad, độ | |
Pha ban đầu | rad, độ | |
Tần số góc | rad/s | |
T | Chu kì của dao động thực hiện một dao động toàn phần | s |
f | Tần số dao động thực hiện trong một giây | Hz |
Mối liên hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa
Đai lượng | Biểu thức | Liên hệ |
Li độ | là nghiệm của phương trình.
x” + = 0 là phương trình động lực học của dao động điều hòa. xmax = A |
Li độ biến thiên cùng tần số nhưng trễ pha hơn so với vận tốc |
Vận tốc | v = x’ = –Asin
Tại vị trí biên v = 0 Tại vị trí cân bằng vmax = A |
Vận tốc biến thiên cùng tần số nhưng sớm pha hơn so với li độ. |
Gia tốc | a = v’ = x” = 2Acos
a = –2x Véc tơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng, độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của li độ. Ở vị trí biên, gia tốc đạt cực đại: amax = 2A Ở vị trí cân bằng, gia tốc bằng 0 |
Gia tốc biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha với li độ và sớm pha với vận tốc. |
Lực kéo về | F = m.a = -kx
Lực tác dụng lên một vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng (lực hồi phục) Fmax = k.A |
Hệ thức độc lập với thời gian
– Giữa tọa độ và vận tốc:
– Giữa gia tốc và vận tốc
2. Ôn thi giữa kì 1 môn Lý 12: Con lắc lò xo
Mức độ nhận biết các em cần biết được các công thức tính chi kì, tần sốm động năng, thế năng, cơ năng của dao động điều hòa. Các em cần viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa và quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa. Mức độ vận dụng các em cần biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ta được lực tác dụng lên vật, lập phương trình dao động, tính chu kì dao động và các đại lượng đặc trưng. Mức độ vận dụng cao các em cần kết hợp giữa kiến thức dao động điều hòa và con lắc lò xo để giải bài toán về dao động của con lắc lò xo.
Phương trình dao động
– Con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k cố định một đầu, đầu còn lại gắn với vật nặng có khối lượng m đặt thẳng đứng hoặc theo phương ngang. Con lắc lò xo có phương trình dao động là:
Với
– Chu kỳ của con lắc lò xo:
– Tần số của con lắc lò xo:
Năng lượng của con lắc lò xo
– Động năng:
– Thế năng:
– Cơ năng của con lắc lò xo
3. Ôn thi giữa kì 1 môn Lý 12: Con lắc đơn
Nhận biết được công thức tính chu kì, tần số dao động điều hòa của con lắc đơn. Các em cần viết được phương trình dao động điều hòa, nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do và mối liên hệ giữa chu kì với chiều dài của con lác đơn khi dao động với biên độ góc nhỏ. Mức độ vận dụng các em cần giải được các bài toán đơn giản về dao động của con lắc đơn.
Mô tả con lắc đơn
– Con lắc đơn là một vật nặng được treo vào sợi dây không co giãn. Vật nặng có kích thước không đáng kể với sợi dây và sợi dây có khối lượng không đáng kể với vật nặng.
– Tần số góc:
– Chu kỳ:
– Tần số f:
Lực hồi phục
Lưu ý: Với con lắc đơn lực hồi phục có tỉ lệ thuận với khối lượng. Còn với con lắc lò xo lực hồi phục không phụ thuộc vào khối lượng.
Năng lượng của con lắc đơn
4. Các loại dao động khác, hiện tượng cộng hưởng
Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức
Ở mức độ nhận biết, các em cần nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì và đặc điểm của từng loại dao động. Ở mức độ thông hiểu các em cần xác định được chu kỳ, tần số của dao động, nêu được hiện tượng cộng hưởng từ xảy ra khi nào.
– Dao động tắt dần: Có biên độ giảm dần theo thời gian, nguyên nhân do cơ năng tiêu hao theo thời gian bởi ảnh hưởng của lực ma sát và lực cản của môi trường.
+ Phương trình động lực học: -kx Fc = m.a
– Dao động duy trì: Có tần số bằng tần số dao động riêng, biên độ không đổi. Dao động duy trì xảy ra khi ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động để bù đắp sự tiêu hao do ma sát gây ra mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó.
– Dao động cưỡng bức: Chịu tác động của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và tần số bằng với tần số của lực cưỡng bức.
– Hiện tượng cộng hưởng: Là hiện tượng mà biên độ dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại. Lúc này tần số của dao động cưỡng bức tiến đến bằng với tần số riêng của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng. Điều kiện để xảy ra: f = fo
Tổng hợp hai dao động điều hòa
Ở mức độ nhận biết các em cần nêu công thức tính biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp, công thức tính độ lệch pha của 2 dao động. Ở mức độ thông hiểu các em cần trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fresnel, tính được biên độ A và pha ban đầu của dao động tổng hợp. Ở mức độ vận dụng các em cần biểu diễn được dao động điều hòa bằng véc tơ quay, tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số và phương dao động. Mức độ vận dụng cao phải giải được các bài toán tổng hợp đao động.
5. Sóng cơ và sóng âm
a. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
Nhận biết được định nghĩa sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang, tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ và năng lượng sóng. Ở mức độ thông hiểu cần nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang, viết được phương trình sóng. Mức độ vận dụng các em cần tính được các đại lượng đặc trưng của sóng cơ.
b. Giao thoa sóng
Mức độ nhận biết cần nêu được đặc điểm của 2 nguồn sóng, vị trí giao thoa sóng cực đại và cực tiểu. Mức độ thông hiểu cần mô tả được hiện tượng giao thoa sóng mặt nước và điều kiện để có sự giao thoa sóng. Mức độ vận dụng cần biết tổng hợp hai sóng cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, tính vị trí cực đại, cực tiểu, tính bước sóng, số lượng các cực đại, cực tiểu. Mức độ vận dụng cao áp dụng kiến thức giao thoa sóng để giải các bài toán.
c. Sóng dừng
Ở mức độ nhận biết các em cần nêu được sóng dừng là gì, khoảng cách giữa hai bụng sóng, nút sóng liên tiếp, nêu đặc điểm của sóng và sóng phản xạ. Ở mức độ thông hiểu các em cần mô tả được hiện tượng sóng dừng trên 1 sợi dây và điều kiện để sóng dừng khi đó. Mức độ vận dụng cần nêu được bước sóng, tốc độ truyền sóng, giải thích hiện tượng sóng dừng trên sợi dây. Mức độ vận dụng cao cần áp dụng các kiến thức về sóng dừng để giải bài tập toán.
Phần luyện tập: Ôn thi giữa kì 1 môn Lý 12
Bài 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ là 12cm và chu kỳ là 0,4s. Tìm tốc độ trung bình lớn nhất của vật trong khoảng thời gian 1/15s?
Lời giải:
Ta có:
Để đạt được tốc độ trung bình lớn nhất thì quãng đường đi được phải lớn nhất và bằng với biên độ 12cm. Vậy tốc độ trung bình là:
Bài 2: Vật A dao động có gia tốc biến đổi theo thời gian có phương trình là a = 8cos(20t – /2) (m/s2). Hãy tìm phương trình dao động của vật A.
Lời giải: Ta có: a = Acos() => x = Acos( – )
Với = 20 rad/s ; A = 8m/s2 => A = 0,02m = 2cm
Vậy phương trình dao động của vật A cần tìm là: x = 2cos(20t – /2) (cm)
Bài 3: Vật B dao động điều hòa với phương trình: x = 20cos(2t) cm. Hãy tìm gia tốc của vật B tại li độ x = 10cm.
Lời giải:
Gia tốc của vật B tại li độ x = 10 cm là:
a = –x = (-2)2.10 = – 400 cm/s2 = – 4m/s2
Bài 4: Vật C dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2t + /2) cm. Hãy tìm vận tốc cực đại của vật C?
Lời giải:
Vận tốc cực đại vật C đạt được trong quá trình dao động là:
vmax = A = 2.4 = 8 (m/s)
Bài 5: Vật D dao động điều hòa trên trục Ox cân bằng tại O. Biên độ dao động của vật là 10cm, chu kỳ dao động là 2s. Chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương, hãy tìm phương trình dao động của vật D?
Lời giải:
Tần số góc của dao động là: rad/s
Phương trình dao động của vật D: x = 10cos(t -0,5) cm.
Bài 6: Vật E dao động điều hòa với chu kỳ 2s , biên độ 5cm. Hỏi quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong 1/3 s?
Lời giải:
Bài 7: Hai dao động có phương trình lần lượt là x1 = 5cos(2t + 0,75) (cm) và x2 = 10cos(2t + 0,5) (cm). Hãy tính độ lệch pha của hai dao động?
Lời giải:
Độ lệch pha của hai dao động là:
Bài 8: Một vật dao động điều hòa với phương trình là x = 5cos (4t + /3) cm. Hãy tính quãng đường vật đi được sau 7/24 s kể từ thời điểm ban đầu?
Lời giải:
Tại thời điểm ban đầu, vật đang ở vị trí ; chu kì dao động của vật T = 0,5s
Khoảng thời gian:
Vậy các vị trí ban đầu và cuối của khoảng thời gian ta xét các vị trí M và N trên đường tròn như hình sau:
Vậy quãng đường mà vật đã đi được là: S = 2,5 + 5 + 5 = 12,5 cm.
Tham khảo Đề thi giữa kì 1 Lý 12 có đáp án
Cùng tham khảo đề thi giữa kì 1 môn Vật lý lớp 12 để ôn tập và thi cử đạt kết quả cao nhé!
Đề số 1 – thi giữa kì 1 môn Vật Lý 12
Đề số 2 – thi giữa kì 1 môn Vật Lý 12
Sổ tay hack điểm môn Vật Lý – Mẹo tính nhanh Casio THPT- Quốc Gia
Xem Ngay
Với những chia sẻ về kiến thức cần nắm Ôn tập giữa kỳ 1 môn Lý 12 và đề thi tham khảo. Các em hãy tham khảo để có thể dễ dàng giải quyết các dạng bài tập có trong đề thi nhé! Chúc các em thi đạt kết quả cao.
Nguồn: VUIHOC