Hãy cùng khám phá một hướng dẫn thú vị về cách nghị luận so sánh và đánh giá hai tác phẩm văn học mà Onthidgnl đã chia sẻ! Đây không chỉ là một tài liệu, mà còn là chìa khóa giúp các em nâng cao kỹ năng viết văn của mình và chinh phục những điểm số cao trong các bài kiểm tra. Hãy cùng nhau tìm hiểu và rèn luyện để trở thành những nhà phê bình văn học xuất sắc nhé!
Mục lục
Hướng dẫn làm bài nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm văn học
KIẾN THỨC
Nghị luận văn học so sánh là dạng bài “khó nhằn” bởi phạm vi vấn đề cần nghị luận thường không nằm trong một tác phẩm. Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng. Dạng bài này khá mới và chưa được cụ thể hóa thành bài học trong sách giáo khoa trước đây, và thường dùng cho thi học sinh giỏi hoặc xuất hiện trong đề thi khối C.
Nhưng sang lớp 12, chương trình mới dạng đề so sánh hai tác phẩm đã được đưa vào nội dung dạy, và thuộc nội dung thi TN THPT Quốc gia từ năm 2025. Nên các bạn ôn thi cần chú ý dạng đề này.
Yêu cầu cơ bản của dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện là:
– Nêu được vấn đề cần được so sánh, đánh giá, trình bày các thông tin khái quát về hai tác phẩm.
– Xây dựng được tiêu chí so sánh.
– Chỉ rõ và phân tích những điểm giống, khác trên cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật của hai tác phẩm truyện.
– Đưa ra những nhân xét, đánh giá phù hợp, chính xác về thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của từng nhà văn.
– Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm qua việc so sánh.
Vì lẽ đó, mình xin được giới thiệu một hướng triển khai (cách triển khai song hành) đối với dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện như sau:
DÀN Ý CHUNG
1. Mở bài
– Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng so sánh: tên hai tác phẩm, hai tác giả.
– Nêu vấn đề cần so sánh.
2. Thân bài
* Đoạn văn khái quát chung
– Giới thiệu vài nét về hai tác giả (Nếu là tác giả được học trong chương trình hoặc được giới thiệu trong đề thi).
– Giới thiệu vài nét về hai tác phẩm:
+ Hoàn cảnh ra đời (Căn cứ vào phần chú thích giới thiệu trong để thi).
+ Đề tài, cốt truyện, nhân vật chính (Căn cứ vào văn bản).
– Khái quát điểm giống và khác nhau được thể hiện qua hai tác phẩm/ đoạn trích.
* Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai tác phẩm đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.
+ Điểm giống về nội dung: Đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật, giá trị hiện thực, nhân đạo,… của hai tác phẩm truyện.
+ Điểm giống về nghệ thuật: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,… của hai tác phẩm truyện.
* Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.
– Điểm khác nhau về nội dung:
+ Tác phẩm/ đoạn trích 1: Tư tưởng chủ đề của tác phẩm có gì khác? Số phận cuộc đời, vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong tác phẩm có gì khác? Nét mới về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tư tưởng chủ đề của tác phẩm?
+ Tác phẩm/ đoạn trích 2: Nét khác biệt về tư tưởng chủ đề của tác phẩm là gì? Hình tượng nhân vật có số phận cuộc đời, vẻ đẹp như thế nào? Có điểm khác biệt như thế nào? Nét mới về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm?
– Điểm khác nhau về nghệ thuật:
+ Tác phẩm/ đoạn trích 1: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,…
+ Tác phẩm/ đoạn trích 2: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,…
* Luận điểm 3. Lí giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa.
– Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt?
+ Bối cảnh thời đại.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn văn học.
+ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.
– Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
+ Sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả, đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn; xu thế chung của thời đại.
+ Sự độc đáo, đa dạng trong phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của nền văn học.
* Đoạn văn đánh giá
– Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.
– Khẳng định sự đóng góp của hai tác phẩm, hai tác giả.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.
Tham khảo:
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
Kỹ năng viết văn nghị luận về một tác phẩm truyện
Hy vọng rằng nội dung về Hướng dẫn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm văn học…sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận văn học: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-van-hoc/