Cùng Onthidgnl xem nội dung soạn bài Trình bày kết quả so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 dưới đây. Để nắm được kiến thức cần thiết phục vụ học tốt môn ngữ văn lớp 12. Các em đọc hết nội dung nhé!
Mục lục
1. Chuẩn bị nói
* Lựa chọn đề tài cần nói
– Đề tài của bài có thể là đề tài bài viết được bạn thực hiện trước đó. Bạn cần đọc bài viết, rút gọn bài viết thành một dàn ý, có điều chỉnh hướng phù hợp với hoạt động nói và nghe.
– Nếu chọn đề tài mới thì chuẩn bị cần công phu hơn. Bạn phải thực hiện nghiêm túc quy trình: Chọn đọc 2 tác phẩm phù hợp → So sánh → Hình thành luận điểm đánh giá về từng tác phẩm trên cơ sở so sánh → Xây dựng dàn ý bài nói
* Tìm ý và sắp xếp ý
– Bám sát yêu cầu hoạt động nói và nghe của bài học để tự đặt ra những câu hỏi tìm ý phù hợp.
– Ý nói về cách thức thực hiện khi so sánh, đánh giá 2 tác phẩm truyện cần bao gồm thông tin:
Bạn đã tập trung chú ý phương diện nào của 2 tác phẩm truyện được đưa ra so sánh?
Việc lập phiếu ghi chép dữ liệu cần thiết được tiến hành ra sao?
– Các ý cơ bản của bài nói có thể sắp xếp theo hình thức tuyến tính hoặc tố chức dưới dạng bảng so sánh hay sơ đồ tổng hợp.
Tham khảo bảng so sánh sau:
Lưu ý: Bảng này dành cho tìm ý và lập dàn ý, không phải chứa đựng toàn bộ thông tin bài nói. Khi tổ chức nội dung bài, có thể chỉ so sánh, đánh giá 2 tác phẩm truyện ở vài phương diện mà bạn thấy có vấn đề cần quan tâm.
2. Thực hành nói
– Bài nói tuân thủ dàn ý đã chuẩn bị với kết cấu gồm ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận. Trong khi nói, có thể đưa thêm những ý tưởng mới nảy sinh nhưng tránh sa đà.
– Cần giúp người nghe hiểu rõ tính mục đích của việc so sánh hai tác phẩm truyện với nhau, thường xuyên quan tâm trả lời câu hỏi: So sánh để làm gì?
– Nếu điều kiện cho phép, nên sử dụng bảng hay sơ đồ so sánh hoặc trình chiếu các slide, giúp người nghe có được cái nhìn tổng quan về nội dung trình bày.
3. Trao đổi đánh giá
Người nói
– Tự đánh giá về bài nói của mình trên tinh thần học hỏi.
– Thuyết minh thêm về những điểm người nghe muốn hiểu rõ hơn.
– Trao đổi lại những ý kiến của người nghe mà mình chưa tán đồng.
– Nêu vắn tắt một số khám phá có ý nghĩa khác chưa có dịp trình bày trong bài nói về hai tác phẩm được so sánh.
Người nghe
– Căn cứ vào tên bài nói và mục đích hướng tới của bài nói để nêu nhận xét hay bổ sung các ý cần thiết.
– Tùy vào hình thức trình bày đã được người nói lựa chọn (sử dụng hay không sử dụng các bảng, sơ đồ, slide,…) để đưa ra đánh giá, đòi hỏi phù hợp.
– Yêu cầu người nói trình bày rõ hơn về một số luận điểm chưa được diễn đạt tường minh.
– Đính chính những nhầm lẫn (nếu có) của người nói trong việc nêu bằng chứng hay đưa ra kết luận.
– Gợi mở những nội dung, phương diện khác cần được so sánh ở hai tác phẩm truyện.
Bài đọc tham khảo:
Video bài đọc
Podcast: