Tham khảo mẫu tóm tắt Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc sau đây.
Mục lục
Tóm tắt 1:
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc vì nhiều người chỉ biết ông là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này còn thiên lệch.
Nguyễn Đình Chiểu là 1 thi nhân yêu nước. Đời sống và hoạt động thơ văn của ông như 1 tấm gương anh dũng theo tư tưởng nhân nghĩa. Những tác phẩm của Ông phản ánh trung thành những đặc điểm bản chất của giai đoạn lịch sử, làm sống lại phong trào kháng chiến chống Pháp bền bỉ và oanh liệt. Tiêu biểu là bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, bài Xúc cảnh, đặc biệt là truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của ông được phổ biến trong dân gian, nhất là ở Nam Bộ.
Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu là 1 nhà nho, 1 người sáng tác thơ lớn và là một nhà chí sĩ yêu nước. Thơ văn yêu nước do ông sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
Tóm tắt 2:
Nguyễn Đình Chiểu là thi nhân, nhà nho lớn của nền văn học dân tộc nước nhà với các tác phấm có giá trị nhân văn sâu sắc. nhà thơ mù họ Nguyễn đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng hết lòng ngợi ca trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” để kỉ niệm 75 năm ngày mất của ông. Văn bản được tác giả viết theo bố cục ba phần mạch lạc: Phần mở đầu với luận đề “Trên trời có những vì sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Đây là cách nhìn khá mới mẻ, sâu sắc của Phạm Văn đồng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Phần nội dung: gồm ba luận điểm cụ thể cho luận điểm bao trùm ở phần phần đầu. Luận điểm 1: “ánh sáng khác thường” được chứng minh qua cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Luận điểm 2; “ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu nội dung chủ yếu nói về tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Luận điểm 3: “ánh sáng khác thường” trong truyện thơ “Lục Vân Tiên”. Phần kết luận: tác giả phát biểu vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc và khẳng định giá trị thơ văn vượt thời gian. Bài viết đã cho ta cách phát biểu mới mẻ, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu cùng ý nghĩa thiết thực trong các tác phẩm văn chương của ông.
Tóm tắt 3:
– Phần 1: Đặt vấn đề
Tác giả nêu luận điển xuất phát: Phải có cái nhìn đúng về văn chương Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thấy càng sáng; thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.
– Phần 2: Giải quyết vấn đề
Tác giả nêu các luận điểm bổ sung để chứng minh cho luận điểm xuất phát: Cách nhìn đúng đắn đó được cụ thể hoá qua cách đánh giá (của tác giả) về:
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
+ Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên – Tác phẩm phổ biến, đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thụât).
– Phần 3: Kết luận
Phát biểu đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần đầu: “Nguyễn Đình Chiểu là 1 chí sĩ yêu nước, một người sáng tác thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao đại vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trân mặt trận văn hoá và tư tưởng”.
Xem thêm:
Soạn văn 12 – Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc