Tính từ trong tiếng Anh là một trong những kiến thức về ngữ pháp rất quan trọng mà bất cứ người học tiếng Anh cũng cần nắm chắc. Tuy nhiên, khác với động từ và danh từ, tính từ có lượng kiến thức tương đối phức tạp. Chính vì thế, Onthidgnl sẽ chia sẻ toàn bộ kiến thức về tính từ một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để các bạn học sinh đang trong quá trình Từ vựng tiếng anh thi THPT Quốc Gia có thể nắm được.
Mục lục
1. Tính từ trong tiếng Anh là gì?
Tính từ (Tiếng Anh là: Adjective), thường được viết tắt là adj, là những từ được sử dụng với mục đích miêu tả tính cách, đặc điểm hay đặc tính của sự vật, hiện tượng. Vai trò chính của tính từ được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ.
Ký hiệu tính từ trong tiếng Anh: adj (Adjective)
- She is very friendly. (Cô ấy thật đẹp)
- This game is good. (Trò chơi này hay)
2. Vị trí của tính từ trong câu tiếng Anh
Trong câu tiếng Anh, tính từ thường đứng ở vị trí đằng trước danh từ với mục đích bổ nghĩa hoặc nhấn mạnh về danh từ đó
Ví dụ: I had the best trip. (Tôi đã có một chuyến đi tuyệt vời nhất)
“Best” là tính từ ý nghĩa trong câu để bổ trợ cho từ trip (chuyến đi) thể hiện đây là một là một chuyến đi tuyệt vời nhất từng có.
Sử dụng tính từ trong câu giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về danh từ xuất hiện trong hoàn cảnh nói cũng như xác định một cách chính xác nhất ý định của người nói về danh từ.
Lưu ý:
- Một số danh từ không thể đứng trước động từ bao gồm có: Alike, alight, alive, fine, glad, ill, poorly, alone, ashamed, awake, aware và unwell.
- Một số các danh từ đứng sau danh từ mà tính từ đó bổ trợ bao gồm: Available, imaginable, possible, suitable,…
Ngoài ra, tính từ trong một số trường hợp còn đứng sau các động từ liên kết có tác dụng cung cấp thêm thông tin về chủ ngữ trong câu. Các động từ liên kết được sử dụng nhiều trong Tiếng Anh bao gồm có: tobe (thì, là, ở), seem (có vẻ, dường như), appear (xuất hiện), feel (cảm thấy), taste (nếm được), look (nhìn thấy), sound (nghe), smell (ngửi thấy),…
3. Các chức năng của tính từ trong Tiếng Anh
Tính từ trong câu được sử dụng có các chức năng như sau:
Tính từ mang tính chất miêu tả
Được sử dụng để mô tả danh từ chính trong câu, giúp trả lời câu hỏi danh từ đó như thế nào, bao gồm hai loại:
- Mô tả chung, bao quát (tính từ được viết dưới dạng chữ thường): big, nice, small, ugly, tall,…
- Mô tả riêng (đây là những tính từ xuất phất từ những danh từ riêng): Vietnamese, American, Austraulian,…
Tính từ có chức năng phân loại
Những tính từ trong tiếng Anh có thể được sử dụng mang ý nghĩa phân loại danh từ(các tính từ giới hạn). Đây là những tính từ mang ý nghĩa số lượng, tính chất,… của danh từ. Một số ví dụ về tính từ có chức năng phân loại bao gồm có:
- Tính từ để diễn tả số đếm: Gồm tính từ chỉ số đếm (cardinals) như one, two, three… và tính từ chỉ số thứ tự (ordinals) như first, second, third, forth,…
- Tính từ mang tính chất xác định: such, same, similar
- Cá mạo từ: a, an, the
- Một số danh từ được sử dụng như tính từ: sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ khác hay các đại từ
- Các động từ được sử dụng như tính từ: được sử dụng để bổ nghĩa cho đại từ và danh từ. Những động từ này thường ở dạng hiện tại hoặc quá khứ phân từ.
- Đại từ được sử dụng như tính từ, gồm:
+ Các tính từ chỉ định: this, that, these, those
+ Các tính từ chỉ sự sở hữu: my, his, their, your, her, our, its
+ Các tính từ nghi vấn: which, what, whose, đi sau các từ này là danh từ
4. Phân loại các loại tính từ trong tiếng Anh
Các tính từ trong tiếng Anh rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy chúng ta cần phân chia các dạng tính từ trong tiếng Anh sao cho dễ dàng cho việc ghi nhớ và học tập. Luyenthidgnl xin được chia sẻ một số cách phân loại để các bạn dễ dàng hơn trong quá trình học cũng như ôn thi.
4.1. Phân loại dựa trên chức năng
Dựa trên tính chất của cách sử dụng, chúng ta có thể chia tính từ thành các nhóm sau:
Tính từ chỉ sự miêu tả (Descriptive adjective)
Tính từ miêu tả trong tiếng Anh chính là bản chất đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến mỗi khi nhắc đến tính từ. Những từ này sẽ cung cấp thông tin và giá trị cho một sự vật đối tượng.
Ví dụ: I bought a very expensive computer (Tôi đã mua một bộ máy tính rất đắt tiền)
Tính từ định lượng (Quantitative adjective)
Tính từ định lượng được sử dụng để mô tả số lượng của một đối tượng. Theo cách nói khác, những tính từ này sẽ trả lời cho câu hỏi cho các câu hỏi dạng “how much” hoặc “how many”. Một số tính từ thuộc nhóm này rất thông dụng mà các bạn có thể thấy được là “many”, “half” hay “a lot”. Các con số như 0,1,2,3,…. cũng có thể coi như thuộc nhóm tính từ định lượng này.
Ví dụ:
- How many anime figures do you have? (Bạn có mô hình nhân vật rồi?)
- I only have one bike (tôi chỉ có một chiếc xe)
- They want to have more project in his job. (Họ muốn có thêm nhiều dự án hơn trong công việc)
Tính từ chỉ thị (Demonstrative adjective)
Tính từ chỉ thị mô tả bạn đang nói tới đại từ hoặc danh từ nào đó. Những tính từ chỉ thị bao gồm các từ: this, that, these, those. Các tính từ chỉ thị luôn đứng ở vị trí đằng trước vật mà những từ này muốn nói tới
Ví dụ:
- I would love to take this book. (Tôi muốn lấy cuốn sách này)
Tính từ sở hữu (Possessive adjective)
Tính từ sở hữu được sử dụng để diễn tả tính sở hữu của chủ thể được đề cập trong hoàn cảnh nói. Các tính từ sở hữu được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình học và làm việc có thể kể đến: my, his, her, their, your, our. Trong trường hợp không muốn sử dụng danh từ hoặc đại từ thì các bạn có thể sử dụng các từ như: mine, his, hers, theirs, yours, ours.
Ví dụ:
- That is my boss’s car (Đây là xe của sếp tôi)
- Her bookshelf is very clean. (Giá sách của cô ấy trông rất sạch sẽ)
Tính từ nghi vấn (Interrogative adjective)
Tính từ nghi vấn thường xuất hiện trong những câu hỏi. Những tính từ nghi vấn thường dùng là: which, what, whose. Các tính từ này không được coi là tính từ nghi vấn nếu đăng sau của từ đó không phải là một danh từ.
Ví dụ:
- Which car is yours? (Chiếc xe nào là của bạn vậy?)
- What sneaker’s brand is your favourite? (Thương hiệu sneaker nào là thương hiệu bạn yêu thíc?)
Tính từ phân phối (Distributive adjective)
Tính từ phân phối được sử dụng để diễn tả một thành phần cụ thể trong một nhóm xác định. Các tính từ phân phối thường sử dụng bao gồm: each, every, either, neither, any.
Các tính từ này luôn đi kèm một đại từ hoặc một danh từ.
Ví dụ:
- Every cars have safety airbags. (Mọi chiếc xe đều có túi khí an toàn)
Mạo từ (Articles)
Chỉ có 3 mạo từ trong tiếng anh bao gồm: a, an và the. Mạo từ thường gây khó khăn cho các bạn mới học tiếng Anh do các ngôn ngữ khác như tiếng Việt không có mạo từ trong ngôn ngữ.
Mạo từ mặc dù là một phần tách biệt hoàn toàn so với phần ngôn ngữ, nhưng nếu xét về lý thuyết các mạo từ cũng là các tính từ. Mạo từ được sử dụng để diễn tả việc người nói đang hướng tới danh từ nào. Nếu bạn đang đề cập tới một danh từ chung chung nào đó, hãy dùng “a” hoặc “an”. Còn trong trường hợp bạn đang nói về một danh từ cụ thể, hãy dùng “the”.
4.2. Phân loại các tính từ theo cấu tạo của từ
Tính từ đơn
Tính từ đơn là những tính từ chỉ có 1 từ duy nhất
Ví dụ: short, bad, sad c ,…
Tính từ phát sinh
Tính từ phát sinh thường có cấu tạo bằng cách thêm tiền tố vào phía trước hoặc hậu tố vào phía của một tính từ nào đó và thay đổi ý nghĩa của tính từ đó.
- Một số tiền tố được thêm vào làm đối lập về ý nghĩa của tính từ bao gồm có: un, in, im, or, il,…
Một số ví dụ bao gồm: inexpensive, unhappy, irregular, impatient, illegal,…
- Một số hậu tố thường được sử dụng trong tiếng Anh bao gồm có: y, ly, ful, less, en, like, able, al, an, ian, ical, ish, some,…
Tính từ ghép
Tính từ ghép là những tính từ có cấu tạo gồm hai hay nhiều từ ghép với nhau và được sử dụng như một tính từ duy nhất. Trong các trường hợp khác nhau, tính từ ghép có thể được viết liền với nhau như 1 từ hoặc có thể viết bằng cách nối với nhau thông qua dấu “-”
Có nhiều cách khác nhau để tạo thành một tính từ ghép:
- Ghép từ Tính từ – tính từ: dark-blue (màu xanh đậm), wordly-wise (sự từng trải),…
- Ghép từ Danh từ – tính từ: coal-black (đen như than), snow-white (trắng như tuyết),…
- Ghép từ Tính từ – danh từ (+ed): dark-eyed (mắt đen), round-faced (mặt tròn),…
- Ghép từ Danh từ – V (past participant): snow-covered (tuyết phủ), handmade (làm bằng tay),…
- Ghép từ Tính từ/Trạng từ – V (past participant): newly-born (sơ sinh), white-washed (quét vôi trắng),…
- Ghép từ Danh từ/Tính từ – V-ing: good-looking (ưa nhìn), heart-breaking (tan nát cõi lòng),…
- Bên cạnh đó, trong một số trường hợp tính từ ghép sẽ được cấu tạo bằng nhiều dạng khá nhau.
Ví dụ:
- He saw a six-foot-long snake last week. (Anh ấy đã thấy con rắn dài 6 bàn chân tuần trước)
- He gave me an “I’m gonna beat you now” look. (Anh ấy cho tôi ánh mắc kiểu “Tôi sẽ hạ gục bạn ngay bây giờ”)
5. Cách nhận biết tính từ trong tiếng Anh
Trong quá trình học và làm bài tập, đặc biệt trong những dạng câu điền từ, việc nhận biết được tính từ là rất quan trọng, điều này sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại từ đúng nhất vào đáp án. Một số cách nhận biết tính từ dễ nhất trong tiếng anh bao gồm có:
- Tận cùng là “-able”: comfortable, capable, considerable.…
- Tận cùng là “-ous”: dangerous, humorous, poisonous…
- Tận cùng là “-ive”: attractive, decisive, positive…
- Tận cùng là “-ful”: stressful, harmful, beautiful …
- Tận cùng là “-less”: careless, harmless, useless …
- Tận cùng là “-ly”: friendly, lovely, costly…
- Tận cùng là “-y”: rainy, sunny, windy …
- Tận cùng là “-al”: political, historical, physical …
- Tận cùng là “-ed”: excited, interested, bored…
- Tận cùng là “-ible”: possible, flexible, responsible…
- Tận cùng là “-ent”: confident, dependent, different…
- Tận cùng là “-ant”: important, brilliant, significant…
- Tận cùng “-ic”: economic, specific, iconic…
- Tận cùng là “-ing”: interesting, exciting, boring…
6. Cách tạo nên tính từ trong tiếng Anh
6.1. Thêm hậu tố phía sau danh từ hoặc động từ
Tính từ có thể là danh từ hoặc động từ sau khi thêm hậu tố thích hợp.
Một số ví dụ
hero (n)-> heroic (anh hùng), read(v) -> readable (có thể đọc), wind(n) -> windy (có gió), child(n) -> childish (trẻ con), talk(v) -> talkative (nói nhiều), use(v) -> useful (có ích),…
Một số trường hợp đặc biệt những từ có đuôi -ly vừa có thể là trạng từ, vừa có thể là tính từ: daily, monthly, yearly, weekly, nightly, early,…
6.2. Thêm tiền tố
Một số tính từ sau khi thêm tiền tố tạo thành một tính từ khác có nghĩa phủ định với tính từ ban đầu. Các tiền tố hay được sử dụng bao gồm: -ir, -im, -il, -un, -in.
- un-: fair -> unfair, happy -> unhappy, sure -> unsure,…
- in-: complete -> incomplete, active -> inactive, appropriate -> inappropriate,…
- im-: possible -> impossible, polite -> impolite, balance -> imbalance,…
- il-: legible -> illegible, legal -> illegal, logical -> illogical,…
- ir-: regular -> irregular, responsible -> irresponsible, reducible -> irreducible,…
7. Trật tự của các tính từ tiếng Anh
Để có thể có một câu tiếng Anh hay và độc đáo, chúng ta cần nắm rõ được trật tự của các tính từ trong tiếng Anh. Để nắm rõ được điều này, các bạn học sinh cần nắm được quy tắc công thức OpSACOMP. Trong đó:
- Opinion and general description (Bao gồm những từ mang nghĩa diễn tả tổng quát hoặc ý kiến của chủ thể)
Ví dụ: nice, awesome, lovely
- Dimension / Size / Weight (Các tính từ mang ý nghĩa kích thước, khối lượng)
Ví dụ: big, small, heavy
- Age (Tính từ mang ý nghĩa tuổi tác, thời gian)
Ví dụ: old, new, young, ancient .
- Shape (Các từ mang ý nghĩa chỉ hình dáng)
Ví dụ: round, square, oval .
- Color (các tính từ mang ý nghĩa chỉ màu sắc)
Ví dụ: green, red, blue, black
- Country of origin (Các tính từ mang ý nghĩa chỉ xuất xứ của chủ thể)
Ví dụ: Swiss, Italian, English.
- Material (Tính từ mang nghĩa chỉ chất liệu hình thành)
Ví dụ: woolly, cotton, plastic.
- Purpose and power (Tính từ mang nghĩa chỉ công dụng, chức năng)
Ví dụ: walking (socks), tennis (racquet), electric (iron)
8. Các phân từ sử dụng giống như tính từ
Hiện tại phân từ (present participle – V-ing) hoặc quá khứ phân từ (past participle – V-ed/V3) có thể được sử dụng giống như một tính từ. Những từ này có vị trí đứng trước danh từ hay sau động từ “tobe” và các hệ từ khác.
Các từ hiện tại phân từ (present participle) được sử dụng để diễn tả người, vật hay một sự kiện, hiện tượng tạo ra cảm xúc nghĩa chủ động.
Ví dụ:
- That movie is boring. (Bộ phim kia thật là chán) [It makes us bored.]
- He was very interesting person. (Ông ấy là một người rất thú vị) [He made everyone interested.]
Quá khứ phân từ (past participle) dùng để diễn tả trạng thái hay cảm xúc của một người về một người, vật, sự vật, hiện tượng khác nhưng mang nghĩa thụ động (bị tác động).
Ví dụ:
- I am bored with that game (Tôi thấy chán khi chơi game đó).
- We are interested in that game (Chúng tôi thấy hứng thú khi chơi trò chơi đó)
9. Các tính từ thường được sử dụng
Luyenthidgnl sẽ chia sẻ hệ thống các tính từ thường xuyên được sử dụng nhất trong đời sống cũng như trong các dạng bài tập hay bài thi trong quá trình ôn thi đại học Tiếng Anh.
Tiếng Anh | Tiếng Việt | Tiếng Anh | Tiếng Việt |
Different | khác biệt | Beautiful | xinh đẹp |
Useful | hữu ích | able | có thể |
Popular | phổ biến | Difficult | khó khăn |
Mental | tinh thần | Similar | tương tự |
Emotional | xúc động | Strong | mạnh mẽ |
Actual | thực tế | Intelligent | thông minh |
Poor | nghèo | Rich | giàu |
Happy | hạnh phúc | Successful | thành công |
Experience | kinh nghiệm | Cheap | rẻ |
Helpful | giúp đỡ | Impossible | không thể thực hiện |
Serious | nghiêm trọng | Wonderful | kỳ diệu |
Traditional | truyền thống | Scared | sợ hãi |
Splendid | tráng lệ | Colorful | đầy màu sắc |
Dramatic | kịch tính | Angry | giận dữ |
Active | chủ động | Automatic | tự động |
Certain | chắc chắn | Clever | khéo léo |
Complex | phức tạp | Cruel | độc ác |
Dark | tối | Dependent | phụ thuộc |
Dirty | dơ bẩn | Feeble | yếu đuối |
Foolish | ngu ngốc | Glad | vui mừng |
Important | quan trọng | Hollow | rỗng |
Lazy | lười biếng | Late | trễ |
Necessary | cần thiết | Opposite | đối ngược |
10. Phương pháp ghi nhớ thứ tự tính từ trong tiếng Anh
Đây chắc chắn là phần mà rất nhiều bạn quan tâm. Vì không phải ai cũng nắm vững quy tắc về thứ tự tính từ, rất nhiều bạn học sinh phản “nhắm mắt điền bừa” khi gặp những câu hỏi liên quan đến thứ tự tính từ. Chính vì thế, mình sẽ đưa cho các bạn một số mẹo rất hay để các bạn dễ dàng hơn trong việc học.
Mẹo số 1
Đối với các tính từ để diễn tả tính chất, màu sắc hay nguồn gốc của sự việc:
màu sắc (color) -> nguồn gốc (origin) -> chất liệu (material) -> mục đích (purpose)
Mẹo số 2
Những tính từ khác như tính từ chỉ kích cỡ
(size) -> chiều dài (length) -> chiều cao (height)
Những từ này sẽ đứng đằng trước những từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu, mục đích. Ví dụ:
Mẹo số 3
Các tính từ trong tiếng Anh diễn tả sự phê phán (judgements) hoặc thái độ (attitudes) như là: wonderful, perfect, lovely…luôn được đặt trước các tính từ khác.
Tuy nhiên để nhớ hết các mẹo trên chắc chắn là không đơn giản và mất rất nhiều thời gian trong việc luyện và ôn tập. Để nhanh nhất, các bạn hay nhớ đến cụm từ “OPSASCOMP”. Trong đó:
- Opinion – tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: lovely, wonderful,…
- Size – tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: small, big…
- Age – tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ: young, old…
- Shape – tính từ chỉ hình dạng. Ví dụ: round, square,…
- Color – tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: white, blue,…
- Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: British, Japanese,…
- Material – tính từ chỉ chất liệu. Ví dụ: wood, silk,…
- Purpose – tính từ chỉ mục đích. Ví dụ: cleaning, cooking…
Kiến thức nâng cao: Công thức “OPSASCOMP” trên là phiên bản rút gọn. Theo Cambridge Dictionary, thứ tự tính từ trong tiếng Anh theo Cambrige Dictionary bao gồm:
Opinion (nhận xét, ý kiến) > Size (kích thước) > Physical Quality (chất lượng) > Age (tuổi) > Shape (hình dạng) > Color (màu sắc) > Origin (xuất xứ) > Material (nguyên liệu) > Type (loại) > Purpose (mục đích sử dụng).
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom