Cùng Onthidgnl tham khảo nội dung Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 sau đây. Để thấy tác giả Bảo Ninh đã có cái nhìn đa chiều, toàn diện về chiến tranh và trách nhiệm với lịch sử và độc giả như thế nào nhé. Chúc các em học tập và nắm được kiến thức cần thiết trong chương trình ngữ văn lớp 12.
Mục lục
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
Bảo Ninh: sinh năm 1952, tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương
– Quê: tỉnh Quảng Bình
– Ông vào bộ đội năm 1969 giải ngũ năm 1975.
2. Sáng tác
Trại bảy chú lùn (in năm 1987); Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết 1991), Truyện ngắn Bảo Ninh (2002); Lan man trong lúc kẹt xe (truyện ngắn,2005); chuyện chưa kết đi, được chưa? ( truyện ngắn 2009); Tạp bút Bảo Ninh (2015),…
3. Nội dung chính:
Tác phẩm thể hiện sự dằn vặt, giằng xé trong tâm hồn của nhân vật Kiên, sự đồng cảm và thấu hiểu của nhân vật tôi; đồng thời phản ánh sự kinh hoảng của chiến tranh cũng như những tác hại của nó gây ảnh hưởng mãi về sau với những người đã từng đi qua nó.
Đọc hiểu văn bản
Yếu tố ngoại cảnh nào đã góp phần làm sống dậy kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên?
Yếu tố ngoại cảnh tác động:
– Giữa đêm lạnh giá
Màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu không khí xanh xám run rẩy.
– Gió Đông Bắc thổi.
→ Các yếu tố ngoại cảnh này trong đêm khuya có thể khiến tâm trạng con người cô đơn, lạc lõng và nhớ về những kỉ niệm xưa cũ.
Kiên đã sống trong trạng thái như thế nào khi bị kí ức chiến tranh khuấy đảo?
– Giật mình
– Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp.
– Tay mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi nghẹn khói thuốc, miệng, khô đắng, cổ tắc lại, nấc,…
Điều gì để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên?
Trong kí ức của Kiên thì “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh” là điều để lại ấn tượng nặng nề nhất.
Có thể hiểu như thế nào về ý tưởng: con người Kiên sẽ được “phục sinh trong chuỗi dài tái hiện”?
Trong kí ức của Kiên thì “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh” là điều để lại ấn tượng nặng nề nhất.
Tác giả đã miêu tả như thế nào về quá trình phục hiện của thế giới ký ức?
Tác giả miêu tả rất chi tiết quá trình phục hiện của thế giới ký ức trong Kiên, anh tìm lại được những kí ức đầy sống động trong môi trường, đó là ngày khô nóng, đó là ngày mưa lũ, những bờ suối, bãi lau,… mọi thứ dần dần hiện về, nối tiếp nhau như nó vốn dĩ đã được in sâu trong tâm trí anh, chỉ chờ cơ hội để ùa về.
Dưới tác động của kí ức, kết cấu cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết phát triển theo chiều hướng nào?
Cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết dâng đầy lên theo những trận ùa về của kí ức, “những chương sau là điệp khúc của chương phía trước”.
Sự thờ ơ của người đời đối với Kiên nói lên điều gì?
Trong tác phẩm, sự thờ ơ của người đời đối với Kiên thể hiện nhiều điều:
+ Sự vô cảm đối với một người đã trải qua chiến tranh: Người đời thường không nhìn thấy sâu bên trọng nhân vật Kiên, không thể cảm nhận được những mất mát và đau thương mà anh phải chịu đựng. Họ không biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác.
+ Sự lãng quên hậu quả và mất mát của chiến tranh: Có lẽ họ coi chiến tranh là một phần quá khứ muốn quên đi, không muốn tiếp tục suy nghĩ về nó, không chú ý đến tinh thần người lính đã trải qua.
Sự thờ ơ ấy thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự lãng quên và không đồng cảm với những người phải chịu đau khổ trong chiến tranh.
Người kể chuyện gặp khó khăn gì khi đọc những trang văn bản thảo do “nhà văn phường chúng tôi” để lại?
Tác phẩm của Kiên là những dòng kí ức lộn xộn, vì anh chỉ cắm cúi viết những kí ức tràn về chứ không hề có dụng ý sắp xếp. Vì người kể không hề biết về những kí ức gãy đứt đó của Kiên nên gặp khó khăn trong việc đọc bản thảo.
Theo bạn, “nguyên do” mà người kể chuyện cho rằng mình có có thể hiểu là gì?
Người kể chuyện đã không còn cố gắng để lý giải những trình tự xuất hiện trong bản thảo, mà “tùy tiện” tiếp nhận theo lỗi nhận thức của riêng anh ta.
Giữa người kể chuyện và Kiên có những điểm chung gì?
Họ đều trải qua những nỗi buồn, đau đớn trong chiến tranh
Vì sao người kể chuyện lại xem dòng hồi tưởng của Kiên thể hiện “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”?
Bởi vì nhờ những dòng kí ức đó mà Kiên được vĩnh viễn sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người… ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành.
Trả lời câu hỏi sgk
Câu 1. Nêu ấn tượng ban đầu của bạn về nét khác biệt của đoạn trích này so với các đoạn trích tiểu thuyết khác đã học
Một vài điểm được xem là khác biệt của đoạn trích tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh so với các đọan trích tiểu thuyết khác mà em đã được học:
- Đoạn trích mờ nhạt yếu tố sự kiện.
- Nhân vật trong đoạn trích gần như không có hành động bên ngoài mà chỉ có hành động bên trong, tức là chỉ hiện lên trước người đọc với dòng tâm tư bất tận của mình.
- Câu chuyện trong đoạn trích được kể từ hai ngôi: ngôi thứ ba (phần 1) và ngôi thứ nhất (phần 2)
Câu 2. Tóm tắt nội dung từng phần của đoạn trích. Qua nội dung đó, bạn hiểu thêm điều gì về yếu tố sự kiện vốn được xem là một vật liệu cơ bản dùng để xây dựng tác phẩm truyện (trong đó có tiểu thuyết)?
Nội dung từng phần:
– Phần 1: người kể chuyện ngôi thứ ba kể về trạng thái luôn sống với ký ức chiến tranh của nhân vật Kiên – dòng ký ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt.
– Phần 2: người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng tôi) kể về những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với núi bản thảo bộn bề mà Kiên bỏ lại.
Khác với tác phẩm truyện truyền thống, trong truyện hiện đại, sự kiện không nhất thiết là yếu tố phải được quan tâm hàng đầu. Ở đoạn trích này, điều thu hút sự chú ý của nhà văn là dòng tâm tư bất định của nhân vật Kiên cùng những suy tưởng miên man của người kể chuyện xưng tội
Câu 3. Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là gì? Liệt kê những từ ngữ đã được tác giả sử dụng để miêu tả trạng thái tâm lí đó.
– Từ ngữ được dùng để miêu tả trạng thái tâm lý thường trực của nhân vật Kiên: hồn phách siêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn, cô quạnh, âu sầu, bi quan, bế tắc, vô vọng, …
Những từ ngữ đó có thể thấy trạng thái tâm lý thường trực của nhân vật Kiên là: buồn đau dai dẳng, luôn bị ký ức chiến tranh lôi ngược về quá khứ.
Câu 4. Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh đã hiện lên với “khuôn mặt” như thế nào? Theo hiểu biết của bạn, đây có phải là “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh không? Vì sao?
Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh đã hiện lên với khuôn mặt dữ tợn, chết chóc, phi nhân tính, gây ám ảnh nặng nề và nỗi buồn đau không dứt cho những ai từng trực tiếp trải qua.
– Đây không phải là khuôn mặt duy nhất của chiến tranh, từ góc nhìn khác, ta có thể thấy vẻ hào hùng, lãng mạn của nó bất chấp thực tế khốc liệt: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật); Bài ca xuân 71 (Tố Hữu); Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê); Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi),…
Câu 5. Qua đoạn trích, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự nhớ lại đối với đời sống tinh thần của một con người?
– Mỗi cá nhân hay cộng đồng đều có lịch sử riêng của mình. Lịch sử được làm sống dậy nhờ ký ức, ký ức giúp con người có ý thức cao độ về đời sống.
– Có nhiều người thường quên quá khứ. Hành trình ngược dòng thời gian của Kiên có thể đưa lại nỗi đau khổ cho riêng Kiên nhưng nó lại cực kỳ cần thiết cho mọi người. Vì vậy, nỗi buồn của Kiên cần được nhìn nhận theo ý nghĩa tích cực nhất.
– Sự phán xét của chúng ta về một cá nhân nào đó thường phiến diện, vì nhiều khi ta quên hoặc không biết đặt mình vào vị trí của người được nói đến.
Câu 6. Người kể chuyện đã nêu những nhận xét gì về cuốn tiểu thuyết mà nhân vật Kiên đang viết dở? Những nhận xét đó liên hệ tới đặc điểm nào của tiểu thuyết hiện đại?
Những đánh giá của người kể chuyện:
– “Bản thảo tiểu thuyết của Kiên dày dần lên và dần đến đoạn kết, xong đồng thời cũng như thể mỗi ngày một thêm dang dở. Những chương sau như là điệp khúc của các chương phía
trước”.
– “Có vẻ như chẳng một trình tự nào hết. Trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ như trang cuối”.
– “Đây vẫn là một sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời”.
– “Mạch truyện không ngừng đứt gãy”.
“Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối thù hình”.
“Sự mất bố cục, sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát nhiều khi chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ lực bất tòng tâm của y”,….
Câu 7. Trong đoạn trích, phần kể lại chuyện Kiên bỏ đi và “tôi” đọc lại bản thảo của Kiến góp phần soi tỏ điều gì về bản chất nỗi đau buồn của nhân vật chính, về công việc viết tiểu thuyết?
– Nỗi đau buồn mà Kiên lâm vào hay tự dìm mình vào có cội nguồn từ sự nghiệm sinh một cách sâu sắc, bộ mặt phi nhân tính của chiến tranh: chiến tranh gây ra những chết chóc, mất mát, xa lạ giữa người với người và nhiều tổn thương tinh thần không thể chữa lành.
Nỗi đau buồn của Kiên kéo anh mãi về quá khứ nhưng cũng làm cho anh được phục sinh về mặt tinh thần, giúp anh soi tỏ toàn bộ tháng ngày qua bằng một cái nhìn mới, đầy ý thức. – Viết tiểu thuyết, đối với Kiên chính là một hành động cụ thể để tái hiện trọn vẹn quãng đời đã qua, vốn bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh để thực hiện sự phục sinh tinh thần.
– Viết tiểu thuyết, đối với các nhà văn nói chung là việc đi tìm một hình thức biểu đạt phù hợp có thể soi tỏ được bản chất của cuộc sống, cuốn người đọc vào những câu chuyện ngỡ xa lạ nhưng thực ra là của chính họ.
Câu 8. Nêu nhận xét khái quát về sự ý thức của tác giả Bảo Ninh đối với việc lựa chọn hình thức viết phù hợp thể hiện vấn đề “nỗi buồn chiến tranh”?
-Ở Nỗi buồn Chiến tranh có một tiểu thuyết trong tiểu thuyết. Khi kể về việc viết tiểu thuyết của Kiên hẳn nhà văn (xưng tôi) có ý thức rất rõ về việc chọn hình thức viết phù hợp với chủ đề “Nỗi buồn chiến tranh”.
Để có thể làm nổi bật sự dị biệt của Kiên – một người mãi lang thang trên hành trình trở về quá khứ đẫm màu bi thương- cách viết phi tuyến tính chồng xếp lẫn lộn các bình diện thời gian, không gian nương theo dòng tâm tư nặng nề nhưng cũng đầy biến động của nhân vật là một lựa chọn hợp lý.
Nếu không có việc Kiên viết tiểu thuyết rồi sau đó bỏ đi đâu chẳng rõ, cái nhìn của Kiên về chiến tranh rất dễ trở thành một cái nhìn mang tính chất áp đặt, chi phối toàn bộ cảm giác nhận thức của người đọc. Nhưng trên thực tế, Kiên đã được tác giả cho hiện diện như một ca tâm lý đặc biệt cần quan sát, lý giải một cách tường tận trong tiểu thuyết, tôi- người kể chuyện- chưa từng biết Kiên ngoài đời đã nêu những nhận xét về Kiên từ một góc nhìn khách quan.
Có thể thấy qua tiểu thuyết này, Bảo Ninh là nhà văn thực sự có cái nhìn đa chiều, toàn diện về chiến tranh và rất có trách nhiệm với lịch sử và độc giả
Kết nối đọc viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần.
Gợi ý:
Đọc lại nửa đầu phần 1 của đoạn trích (trang 20) để hiểu rõ nguyên cớ đã thôi thúc Kiên cầm bút và để hình thành được những ý cần thiết cho đoạn văn.
Tham khảo:
Trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh, nhân vật Kiên được xây dựng là một nhân vật đã từng tham gia chiến tranh nên tâm lí cũng như tinh thần của Kiên đã bị ám ảnh bởi những kí ức đau thương của chiến tranh. Bởi vậy khi nhớ về hình ảnh ấy anh lại bị những dòng kí ức bủa vây và cuốn đi theo mạch kí ức đó. Những lúc như vậy, anh lại ngồi viết, nhưng cách viết của anh đang nương theo những dòng kí ức ấy và câu từ trong bản thảo của anh lộn xộn, không có trình tự, phải chăng Kiên đã rơi vào nỗi bi kịch tinh thần và không thể dứt khỏi kí ức đau buồn chiến tranh. Nhưng hãy nhìn theo một hướng khác, Kiên đã có sự lựa chọn của riêng mình, đó là “nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần”. Khi chúng ta nhớ lại những trải nghiệm, chúng ta không chỉ ghi nhận một phần của quá khứ mà còn tạo ra một liên kết với nó. Qua việc nhớ và viết, Kiên có thể “phục sinh” tinh thần bằng cách tái tạo lại những trải nghiệm, cảm xúc và ý nghĩa của cuộc sống. Việc này giúp chúng ta không chỉ đối diện với những thách thức mà còn tìm ra những ý nghĩa sâu sắc và hướng đi mới trong cuộc sống. Với hoàn cảnh của nhân vật Kiên, anh ta không thể dứt khỏi kí ức chiến tranh, anh ta khó hòa nhập với cộng đồng nhưng có lẽ, việc nhớ và viết chính là phương pháp trị liệu tốt nhất để anh có thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, anh có thể gặp lại đồng đội đã hi sinh, có thể nhớ lại kí ức tươi đẹp và có lẽ, đó là lựa chọn phù hợp với Kiên.
Tải nội dung Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 PDF TẠI ĐÂY
Nghe Podcast:
Video