Cùng tham khảo nội dung về Soạn bài Nắng đã hanh rồi (Vũ Quần Phương) | Văn 10 Chân trời sáng tạo Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để chuẩn bị bài soạn văn 10 Chân trời sáng tạo được tốt nhé.
Mục lục
Soạn bài Nắng đã hanh rồi (Vũ Quần Phương) | Văn 10 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 72 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:
“Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó.”
– Thiên nhiên trong bài thơ được tác giả quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.
– Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện điều đó:
+ Nắng hanh: thời tiết vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết rất đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.
+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo dân gian, khi nghe thấy tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông tới.
+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân chuẩn bị tới, từ đó thấy được thời điểm hiện tại chính là mùa đông
Câu 2 trang 72 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:
“Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?”
Bài thơ Nắng đã hanh rồi như lời bày tỏ của nhân vật ”anh” đến nhân vật ”em” thông qua việc miêu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ trong bài như một lời mời gọi, mời nhân vật ”em” đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng. Điều đó càng nhấn mạnh và chân thực nỗi nhớ, tâm trạng, nó làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trở nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc
Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!
Câu 3 trang 72 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:
“Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.”
Qua các khổ thơ, độc giả có thể thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, từ đó tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như ở khổ 1, vần được gieo là vần ”ay”: bay, gày, hay. Hay trong khổ 2, vần được gieo ở đây là vần ”anh”: lành, tranh, cành. Mỗi vần đều sẽ được gieo ở câu 1,2 và 4 của khổ thơ. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng bắt được nhịp điệu và âm tiết của bài
Câu 4 trang 72 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:
“Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.”
– Chủ đề của bài thơ: Không gian thiên nhiên ngày trời nắng hanh.
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nỗi nhớ trong tình yêu và những rung cảm, cảm xúc, cảm nhận trong không gian thiên nhiên.
– Biểu hiện qua một số từ ngữ, hình ảnh:
+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: đây là những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh. Đây chính là cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
+ “Em ở xa nhà, em có hay”: ở kia, liệu người đó có biết được nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra một không gian, như một lời nhắn của nhân vật “anh” đến với “em”.
…
Mong rằng nội dung: Soạn bài Nắng đã hanh rồi (Vũ Quần Phương) | Văn 10 Chân trời sáng tạo…sẽ là nguồn tài liệu soạn văn 11 hữu ích và cần thiết để các bạn nắm vững kiến thức trước khi đến lớp và tự tin hơn nữa trong bài thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT sắp tới. Tham khảo và áp dụng thật tốt nội dung trên để đạt kết quả cao cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom