Cùng tham khảo nội dung Soạn bài đọc Trên xuồng cứu nạn văn 12 Kết nối tri thức tập 1 trang 36, 37, 38, 39 sau đây sẽ giúp các em học tốt ngữ văn lớp 12 kết nối tri thức tập 1. Cùng theo dõi nhé
Mục lục
1. Tác giả
– Y-an Ma-ten sinh năm 1963 tại Tây Ban Nha, là công dân Ca-na-đa (Canada), tác giả của một số cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng.
Tiểu thuyết Cuộc đời của Pi là cuốn sách thứ ba của nhà văn, đã được tặng giải thưởng Man Booker năm 2002.
2. Tác phẩm
Thể loại:
tiểu thuyết.
Xuất xứ:
trích trong Cuộc đời của Pi, Trịnh Lữ dịch, NXB
Văn học, Hà Nội, 2004, tr 379 – 394)
Phương thức biểu đạt:
tự sự
Bố cục
Phần 1 (Từ đầu đến…người tôi lạnh cứng): khung cảnh bầu trời dưới con mắt quan sát của Pi.
Phần 2 (Tiếp theo đến….tất cả mọi chuyện): tâm trạng, suy nghĩ của Pi sau những ngày bị đắm tàu.
Phần 3 (Đoạn còn lại): những chiêm nghiệm của Pi sau khi anh phát hiện ra những nghịch lý trong cuộc sống.
Giá trị nội dung
Văn bản kể về hành trình của Pi trên chiếc xuồng cứu nạn.
Giá trị nghệ thuật
Ngôn từ lôi cuốn, hấp dẫn, cách kể chuyện độc đáo.
3. Tóm tắt văn bản Trên xuồng cứu nạn
Văn bản nói về trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển, tên là Pi, cậu đã kể lại cuộc hành trình của mình khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ. Khi tình hình chính trị ở Ấn Độ có những biến động khó lường, bố Pi quyết định đưa cả gia đình sang định cư ở Ca-na-đa, đem theo phần lớn bầy thú trong vườn thú của gia đình trên một con tàu chở hàng Nhật Bản. Con tàu gặp bão và bị đắm ở vùng sâu nhất của Thái Bình Dương. Bố, mẹ, anh trai của Pi, toàn bộ thuỷ thủ đoàn cùng hẩu hết bầy thú bị biển sâu nuốt chửng. Pi may mắn sống sót nhờ được ném lên chiếc thuyền cứu hộ. Trên con thuyển nhỏ hẹp, ngoài Pi còn có con hổ Ben-gan tên là Ri-sác Pác-cơ, một con linh cẩu, một con đười ươi, một con ngựa vắn và một con chuột. Sau cuộc chiến sinh tồn bạo liệt, ngắn ngủi, cuối cùng, trên thuyên chì còn lại Pi và con hổ Pác-cơ. Tận dụng những kiến thức từng học về đời sống của thú hoang và cách chế ngự chúng, Pi đã làm chủ được tình thế, duy trì được sự gắn kết giữa hai sinh mạng cho đến khi chiếc xuồng tơi tả suốt 277 ngày đêm. Tại đây, những nghịch lí cuộc sống được nhìn qua con mắt của Pi.
4. Tìm hiểu chi tiết
Trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ.
– Thầy nhiều kiểu trời:
+ Trời có đám mây trắng
+ Trời tịnh không một gợn mây
+ Trời mỏng dính và u ám
+ Trời là trận mưa đen ngòm
+ Trời là trận nước đổ xuống, là trận đại hồng thủy…
-Thấy nhiều loại biển:
+ Biển gầm thét như một con hổ
+ Biển thì thầm vào tai ta như người bạn rủ rỉ tâm tình + Biển kêu lanh canh như một đồng xu lẻ trong túi quần + Biển sấm sét như những trận đất lở
+ Biển rít lên như giấy nháp cọ trên mặt gỗ + Biển kêu như người nôn mửa
+ Biển lặng ngắt như chết
– Cảm nhận thấy giữa trời và biển là gió
– Thấy được đêm và trăng
Những nghịch lý cuộc sống được nhìn qua con mắt của một nạn nhân vụ đắm tàu hoa
– Là một kẻ đắm tàu tức là thường trực tại tâm điểm của một vòng tròn. Cho dù mọi vật có vẻ như biến động vô cùng… Cái hình học kia không bao giờ thay đổi.
– Cái nhìn ngây dại của ta luôn luôn là đường bán kính mà thôi. Cái vòng tròn đó mãi lớn lao. Mà thực tế là, cải vòng tròn còn nhân bản lên nữa
– Một kẻ đắm tàu là kẻ bị mắc cạn trên một màn múa ba lê kì bí của các vòng tròn. Ta là tâm điểm của một vòng tròn, trong khi trên đầu ta, hai vòng tròn còn nhân bản lên nữa.
– Là một kẻ đắm tàu là bị mắc kẹt giữa những đối nghịch lạnh lùng và mệt mỏi.
– Nhiều khi cuộc đời là một chuỗi những chuyển dịch như quả lắc đồng hồ từ cái này sang cái kia.
– Cuộc sống trên một chiếc xuồng không thực sự là cuộc sống. Nó như một ván cờ đang lao vào kỳ chung cục, một ván cờ chỉ còn vài quân.
Nét độc đáo trong cách kể chuyện của tác giả
– Tác giả tạo ra một tầm nhìn độc đáo thông qua nhân vật của mình đó là một nạn nhân đắm tàu. Cách nhìn của nhân vật về thế giới, về cuộc sống và về những giá trị cơ bản được trình bày một cách sâu sắc và tinh tế thông qua cái nhìn của nhân vật về sự vật xung quanh
– Từ những trải nghiệm riêng của nhân vật, tác giả khám phá và khái quát các chân lý, giá trị, và bài học muôn đời mà mọi người có thể cảm nhận và học hỏi.
– Dùng những từ ngữ mang tính triết lí, giàu hình ảnh tượng trưng, so sánh để khái quát được những chân lí muôn đời.
Tải file PDF nội dung trên TẠI ĐÂY
Video:
Podcast: