Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận So sánh đánh giá nghệ thuật kể chuyện trong Ông ngoại và Giàn bầu trước ngõ được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Nội dung thuộc Nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Đề : Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá nghệ thuật kể chuyện trong hai đoạn trích truyện ngắn sau:
Văn bản 1:
(Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ).
Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: “Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi:” Ngoại chăm sóc hoài không chán sao? “, Ngoại nói” Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu “.
(Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già và thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.)
Hôm bữa Dung nói với ông:
Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?
Ông nhìn Dung thật lâu:” Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn “. Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không.
Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi “Chị hai khó như một bà già”, Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:
– Sao con không hát, con hát rất hay mà. – Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi:
– Ngoại có thích nghe không?
Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù.
(Tóm tắt: Sinh nhật Dung, ông và Dung cùng làm bánh kem mời bạn bè đến thật đông. Hôm ấy, hai ông cháu cùng nhảy điệu tango, đám bạn ai cũng khen, Dung hãnh diện lắm.)
(Trích Ông ngoại, tập truyện Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư, NXB trẻ, 2001)
Văn bản 2:
(Tóm tắt: Gia đình tôi không thích giàn bầu vì gây bất tiện và khiến họ ngán ăn, nhưng không ai dám chặt vì đó là của bà nội, bà trồng để nhớ quê. Cha tôi cho rằng quê hương là khắp đất nước và đã đưa bà nội lên thành phố sống cùng gia đình).
Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuống, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc “Lúc này bay bận rộn, đến không không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con”. Cha cười “má khỏi lo”. Rồi mỗi người mỗi ngả. Bà năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe:
Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen.
Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quê này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú…toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi “Bánh đó ăn ra làm sao? ” Tôi khoe “Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm.”Chị Lan tròn mắt” bánh gì tên ngộ vậy?
Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè để đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo: “Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon”. Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nội cười, đưa cho tôi mảnh vỏ dầy hình trái tim nỏ xíu.
– Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo. Tôi không nén được xuỳ một tiếng.
– Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chỉ mất công.
Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín…..
(Tóm tắt: Giàn bầu thưa dần đi khi trời mưa và bà nội tôi bị tai biến não, trở nên lơ ngơ và chỉ nhớ về quá khứ. Cha tôi nói rằng dù có thể đưa người ta ra khỏi quê hương, nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim họ, điều mà tôi thấy đúng khi nhìn bà nội ngồi lặng lẽ dưới giàn bầu).
(Trích Giàn bầu trước ngõ, Nguyễn Ngọc Tư(*), https://isach.info/story.php?story)
Chú thích:
(*) Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Giọng văn Nguyễn Ngọc Tư giàu chất Nam Bộ, lối kể nhẹ nhàng. Sáng tác của cô chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam Bộ.
Truyện ngắn Ông ngoại sáng tác năm 2001 nằm trong tuyển tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi. Câu chuyện kể về Dung, một cô bé có tấm lòng nhân hậu.
Truyện ngắn Giàn bầu trước ngõ xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống trong một ngôi nhà sang trọng nhưng lại có một giàn bầu lớn trước cửa nhà.
Cách làm bài:
Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận: Nghệ thuật kể chuyện trong hai đoạn trích.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
* Tìm ý:
Các yếu tố so sánh
Cách tiếp cận vấn đề
Nội dung cụ thể
Văn bản/ đoạn trích 1
Văn bản/ đoạn trích 2
Đề tài
Tác phẩm đề cập đến vấn đề hiện thực nào?
Cuộc sống của hai thế hệ trong gia đình
Cuộc sống của các thế hệ trong gia đình
Cốt truyện, sự kiện
Những sự việc chính của truyện là gì? Sự việc đó được sắp xếp theo trật tự nào?
Nhân vật Dung được bố mẹ cho sang ở với ông ngoại khi cậu mợ đi nước ngoài.
Bố tôi đã đón bà nội ở quê lên thành phố sống cùng gia đình
Nhân vật
Có mấy nhân vật trong truyện? Đâu là nhân vật chính? Đâu là nhân vật phụ? Mối quan hệ giữa các nhân vật là gì? Hình dáng, đặc điểm, hành động, lời nói của các nhân vât là gì? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật.
Trong truyện có nhân vật Dung và ông ngoại
Trong truyện có nhân vật ‘tôi”, bà nội, người cha, chị bếp, chị Lan…
Ngôi kể – Điểm nhìn
– Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
– Người kể chuyện quan sát từ bên ngoài, thấu suốt đời sống nội tâm của nhân vật một cách khách quan
– Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
– Người kể chuyện hòa mình vào nhân vật làm cho câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi
Lời kể chuyện
Lời kể chuyện của người kể? Có tác dụng đánh giá, mô tả, thể hiện điều gì? Lời nhân vật thể hiện điều gì?
Người kể chuyện dựa theo điểm nhìn của nhân vật Dung.
Người kể chuyện là nhân vật tôi dựa theo cảm xúc của người bà.
Chi tiết tiêu biểu
Truyện có những chi tiết nào ấn tượng, tiêu biểu? Ý nghĩa của chi tiết đó.
Tiếng ho hung hắng của ông ngoại
Bà làm bánh khọt, làm dây chuyền bằng vỏ bầu khô…
Chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo
Cảm xúc xuyên suốt tác phẩm là gì? Điều gì được toát lên từ nội dung, nhân vật,…?
Tình thân, tình cảm ông cháu trong gia đình
Tình thân, tình cảm bà cháu trong gia đình
Ý nghĩa, thông điệp
Truyện mang đến ý nghĩa? Bài học nào cho em và người tiếp nhận?
Trân trọng tình cảm gia đình, thấu hiểu chia sẻ với nhau trong mọi hoàn cảnh
Trân trọng những điểu giản dị trong cuộc sống
Sáng tạo riêng
Điểm đặc biệt trong nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện khác biệt so với các tác giả khác là gì?
– Sự tinh tế và tài năng của tác giả thể hiện trong mỗi tác phẩm
– Sự tinh tế và tài năng của tác giả thể hiện trong mỗi tác phẩm
* Dàn ý
Bố cục
Nội dung cụ thể
Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả và tên hai đoạn trích
– Nêu vấn đề nghị luận: So sánh nghệ thuật kể chuyện trong hai đoạn trích
Thân bài
– Giới thiệu khái quát về hai truyện ngắn:
+ Truyện ngắn Ông ngoại
+ Truyện Giàn bầu trước ngõ
– Giải thích: Nghệ thuật kể chuyện là một hình thức giao tiếp, truyền tải thông điệp, cảm xúc và thông tin thông qua việc kể lại các câu chuyện…
– Điểm giống nhau về nghệ thuật kể chuyện của hai đoạn trích:
+ Đều có cốt truyện đơn giản, thời gian ngắn, không gian nhỏ hẹp, xoay quanh cuộc sống đời thường, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
+ Ngôn ngữ đời thường, đậm chất Tây Nam Bộ và có giá trị biểu cảm cao; giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
– Điểm khác biệt:
+ Truyện ngắn: “Ông ngoại”
++ Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện toàn tri cho phép người kể chuyện quan sát được tất cả các nhân vật.
++ Người kể chuyện dựa theo điểm nhìn của nhân vật Dung.
+ Truyện ngắn “Giàn bầu trước ngõ”
++ Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện hạn tri:
++ Câu chuyện dựa theo tâm trạng và cảm xúc của người bà đan xen giữa quá khứ và hiện tại: Bà tận hưởng việc làm bánh, tìm niềm vui trong những công việc truyền thống. Tuy nhiên bà vẫn có một nỗi buồn sâu kín.
– Đánh giá chung về sự tương đồng và khác biệt:
+ Cả hai đoạn trích đều là những câu chuyện hay, giản dị, mang đến cho người đọc những cảm xúc ấm áp, gần gũi.
+ Mỗi đoạn trích đề có những nét riêng biệt về cách kể chuyện nhưng đều thể hiện tài năng của Nguyễn Ngọc Tư trong việc miêu tả cuộc sống, con người và tình cảm gia đình.
+ Lí giải:
++ Cùng viết về chủ đề tình cảm gia đình, một trong những chủ đề mang tính nhân văn sâu sắc khi đề cập đến sự kết nối các thành viên trong gia đình.
++ Do phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường hướng tới sự linh hoạt trong lời văn và nghệ thuật kể chuyện. Điều này đã tạo nên sự độc đáo trong nghệ thuật sáng tác văn học của tác giả.
Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh.
– Đánh giá sự đóng góp của hai tác phẩm đối với tác giả và đối với nền văn học Việt Nam đương đại.
* Bước 3: Viết
– Triển khai các ý: Dựa vào dàn ý để viết từng phần. Mỗi phần cần có dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm/ đoạn trích.
– Kết nối các phần: Đảm bảo mỗi phần có mối liên hệ với phần trước và sau. Sử dụng các từ nối để tạo sự liền mạch.
* Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài, dàn ý và bảng kiểm kĩ năng viết.
– Soát lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (từ ngữ, câu văn, đoạn văn)
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Nghệ thuật kể chuyện trong hai đoạn trích
Thân bài
Khái quát chung một cách ngắn gọn về hai đoạn trích
Phân tích điểm giống nhau giữa hai truyện để làm nổi bật nghệ thuật kể chuyện trong hai đoạn trích
Phân tích điểm điểm khác nhau giữa hai truyện để làm nổi bật nghệ thuật kể chuyện trong hai đoạn trích
Đánh giá được những điểm giống và khác nhau giữa hai truyện
Kết bài
Khẳng định lại giá trị của hai tác phẩm đối với tác giả và đối với văn học
Kĩ năng, trình bày diễn đạt
Bài viết có đủ ba phần và nội dung (độ dài) các phần cân đối
Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận
Đảm bảo chính tả, dùng từ và diễn đạt.
Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các luận điểm, bằng chứng, lí lẽ.
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “So sánh đánh giá nghệ thuật kể chuyện trong Ông ngoại và Giàn bầu trước ngõ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7