Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận So sánh đánh giá cảm xúc nhân vật trữ tình trong 2 bài thơ NHÀ THƠ VÀ NHỮNG ĐỐI THOẠI và CÔ ĐƠN được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Nội dung thuộc Nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Đề bài: Anh/Chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ sau:
NHÀ THƠ VÀ NHỮNG ĐỐI THOẠI
Đối thoại 1: Với một nhà thơ
– Cháu thích làm gì nhất?
– Làm thơ
– (lắc đầu) Khổ lắm!
Đối thoại 2: Với một hoạ sĩ
– Nhớ tặng tôi tập thơ của em nhé!
– Nhất định rồi. Anh sẽ…
– Tôi sẽ đặt lên giá sách ở phòng khách nhà tôi. (!)
Đối thoại 3: Với một người buôn bán
– Cô thử đi buôn một chuyến xem,
– Giàu hơn bán chữ trăm lần!
– Tôi không bán chữ Tôi làm thơ
– Cô sống bằng gì?
– Viết báo
– Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ
Quên đi
Đếm tiền sướng hơn chứ!
– Tôi làm thơ để giải toả những mong đợi
– Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa
– Chị ta phá lên cười (!)
01.01.1998
(Vi Thuỳ Linh(1), Khát, NXB Phụ nữ, 2007, tr.17)
Và:
CÔ ĐƠN
Ta lại về nơi
không ai chờ đợi
chỉ nỗi buồn
tựa cửa thờ ơ
Hoa giấy rơi
thảng thốt trước nhà
những mảnh trời vừa nguội
Chiều buông
bóng ta đổ về ta nhức nhối
Bụi đường
Tóc rối
Lược cũng hững hờ
Ta về nhện lại những ước mơ
ngùn ngụt cùng hoa giấy nở
Giữa những cánh hoa
những tàn tro
ta nhặt nỗi cô đơn còn ấm lửa
(In trong tập thơ song ngữ Anh – Việt Những chiếc gai trong mơ, Nguyễn Bảo Chân(2), NXB Thế giới, 2010)
Chú thích:
(1) Vi Thùy Linh sinh năm 1980. Với chị, văn chương là hành trình nhọc nhằn và hạnh phúc, gian nan và đam mê mà tôi muốn tận hiến. Khi sáng tác, đòi hỏi khắc nghiệt của tôi, là buộc phải tìm ra cái mới, qua ngôn ngữ, thi ảnh, với tình cảm và trí tuệ tinh hoa, trong sáng nhất. Một nghệ sĩ đích thực mà không tạo ra được cái mới, dấu ấn phong cách riêng là phi sáng tạo, không làm được bổn phận với nghệ thuật và công chúng.
(2) Nguyễn Bảo Chân sinh ngày 23/11/1969, quê Thanh Hóa. Thơ chị luôn độc đáo về hình thức biểu đạt, nhiều cảm xúc, dụng chữ kỹ lưỡng, chắt lọc, đa tầng ngữ nghĩa, giàu thi ảnh. Trong đó có triết lý nhân sinh, tình yêu, những vấn đề xã hội và tâm tư ước vọng con người về một cuộc sống nhân văn, cao thượng. Thơ Nguyễn Bảo Chân giàu suy tưởng. Nỗi buồn trong thơ Bảo Chân không bi lụy mà là nỗi buồn đẹp, với tâm thế của một con người yêu thương cuộc đời, cảm ơn mỗi ngày được sống, đón nhận mọi buồn vui của nhân gian.
1.4.2. Quy trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
Bước 1: Chuẩn bị
– Xác định cơ sở để triển khai nội dung so sánh: cảm xúc của nhân vật trữ tình.
– Phạm vi: Hai bài thơ “Nhà thơ và những đối thoại” của Vi Thùy Linh và “Cô đơn” của Nguyễn Bảo Chân.
– Phương diện so sánh: cảm xúc của nhân vật trữ tình .
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
* Tìm ý:
– So sánh, đánh giá hai bài thơ dựa trên cơ sở nào?
– Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ.
– Điểm tương đồng giữa 2 tác phẩm là gì?
– Hai bài thơ đều bộc lộ cảm xúc cảm xúc cô đơn, một mình của hai nhân vật trữ tình.
– Đâu là điểm khác biệt giữa hai bài thơ?
– Những biểu hiện của cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình trong mỗi bài thơ thể hiện khác nhau
– Yếu tố nào tạo nên điểm tương đồng và khác biệt của hai bài thơ?
– Phong cách thơ của 2 tác giả
– Đánh giá thế nào về giá trị của mỗi bài thơ.
– Mỗi bài thơ đã góp phần khẳng định vị trí, giá trị và phong cách thơ của hai tác giả.
* Dàn ý:
Bố cục
Nội dung cụ thể
Mở bài
– Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm
– Nêu vấn đề nghị luận: so sánh, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật hai đoạn trích.
Thân bài
* Khái quát:
– Giới thiệu sơ lược 2 tác giả, 2 bài thơ
– Nêu căn cứ, mục đích so sánh của 2 bài thơ: cảm xúc của nhân vật trữ tình
* So sánh:
– Điểm chung: cảm xúc cô đơn, một mình
– Điểm riêng:
+ “Nhà thơ và những đối thoại”:
++ sự cô đơn, không được thấu hiểu song hành với hoài bão, đam mê của nhà thơ;
++ Cảm xúc đơn độc cần thiết để tôi luyện bản lĩnh con người;
++ Xúc cảm được thể hiện qua hình thức thơ tự sự, không nhiều hình ảnh nhưng giàu chất suy tưởng, sâu sắc.
+ “Cô đơn”:
++ Xúc cảm cô đơn đến đau đớn, tuyệt vọng vẫn tồn tại bình thường trong cuộc sống. Kết đọng lại ở niềm tin, hy vọng hướng về tương lai, sự sống nảy mầm trong tuyệt vọng;
++ Hai xúc cảm tưởng như đối lập nhưng nảy sinh từ nhau bổ trợ cho nhau;
++ Xúc cảm được thể hiện qua bức tranh thơ giàu hình ảnh, trữ tình.
* Đánh giá:
– Ý nghĩa đối với phong cách thơ của hai tác giả.
– Giá trị tác phẩm:
+ “Nhà thơ và những đối thoại”: Nỗi đơn độc của con người trên hành trình theo đuổi đam mê; Ca ngợi đam mê, khát vọng cháy bỏng và lý tưởng của người nghệ sĩ chân chính
+ “Cô đơn”: Nỗi cô đơn không thể thiếu của con người trong cuộc sống; Niềm tin, lạc quan, hy vọng vào ngày mai tươi sáng.
Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai áng thơ.
– Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.
Bước 3: Viết
– Viết bài theo dàn ý đã lập. Đảm bảo phần mở bài, kết bài ngắn gọn, gây được ấn tượng với người đọc; phần thân bài triển khai đầy đủ ý đã xác định.
– Thể hiện được khả năng cảm thụ văn học; lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu…
– Thể hiện được sáng tạo riêng của cá nhân thông qua những phát hiện sâu sắc hoặc cách diễn đạt độc đáo.
Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đối chiếu bài viết với yêu cầu của bài và dàn ý để có hướng điều chỉnh; chú ý lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, từ ngữ…
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “So sánh đánh giá cảm xúc nhân vật trữ tình trong 2 bài thơ NHÀ THƠ VÀ NHỮNG ĐỐI THOẠI và CÔ ĐƠN”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7