Thi đánh giá năng lực không còn xa lạ đối với rất nhiều bạn học sinh cũng như cả với các thầy cô giáo. Việc lựa chọn tài liệu ôn tập và luyện thi đánh giá năng lực là cần thiết nhất.
Chính vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ một số phương pháp và hướng dẫn ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả và được rất nhiều bạn học sinh đạt điểm thi cao (>900 điểm) đã áp dụng.
>>> Lưu ý: Những phương pháp ONthidgnl đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn học sinh cần tự đánh giá năng lực bản thân và thời gian ôn để có được phương pháp và lộ trình ôn thi phù hợp
Mục lục
Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?
Kỳ thi đánh giá năng lực (viết tắt là đgnl) là bài kiểm tra với mục đích nhằm đánh giá, nhận định các kiến thức của học sinh và áp dụng các kiến thức đó vào trong các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, trong kỳ thi này, các kỹ năng và kiến thức mang tính bao quát trong nhiều môn học khác nhau (bao gồm văn, toán học, tư duy logic & giải quyết và xử lý luận điểm – tổng hợp những môn toán lý hóa). Bài thi có tổng cộng gồm 120 câu và thời gian làm bài trong 150 phút (Số lượng câu hỏi và thời gian tùy thuộc vào từng trường ra đề)
– Tất cả đề thi sử dụng dạng trắc nghiệm khách quan (MCQ – Multiple Choice Question).
– Bên cạnh đó, các thắc mắc được chia thành nhiều dạng như câu hỏi dạng định nghĩa, tư duy logic, suy luận, vận dụng thực tế,…
– Đề thi đánh giá năng lực có nét tương đồng với đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
– Về kỹ năng, thi dgnl không hề tập trung vào một trong những lĩnh vực hay bộ môn cụ thể chi tiết mà trải đều trong các môn học trong khuôn khổ đề thi để tránh vấn đề học viên ôn tủ, học vẹt lý thuyết, Từ đó đánh giá và nhận định chính xác mức độ nhậy bén, giải quyết và xử lý thông báo & kiến thức các môn của học viên.
Để giải đáp cho các thắc mắc về kỳ thi này, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm bài viết: Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực chung
Để có thể có được phương pháp và kế hoạch ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất, trước tiên, các bạn học sinh cần hiểu rõ về cấu trúc của đề thi (hay ma trận đề thi).
Xét về cấu trúc đề thi của các năm 2019, 2020 và 2021 của ĐHQG-HCM, đề thi được tổng hợp đầy đủ các kỹ năng đọc hiểu, tư duy và suy luận logic (đây là những điểm tương đối giống với kỳ thi SAT ở nước ngoài) cùng với đó được tích hợp thêm cả những kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trong bài TSA của Anh.
Thông thường, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực được chia làm 3 phần chính:
- Phần thi Định lượng
- Phần thi Định tính
- Phần thi Khoa học
Cụ thể, bài thi đánh giá năng lực ĐHQGHCM đánh giá các năng lực và các kiến thức cơ bản với các lĩnh vực như: tư duy lô-gic, khả năng đọc hiểu, xử lý và phân tích số liệu và giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi là sự tổng hợp đầy đủ cả về các mặt cả kiến thức lẫn tư duy dưới các hình thức công thức cơ bản, dữ kiện đề cho cũng như các số liệu để phân tích.
Về cấu trúc chung của đề thi đánh giá năng lực bao gồm các phần kiến thức sau:
Mục tiêu đánh giá | Số lượng câu | Nội dung |
Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ | ||
1.1. Tiếng Việt | 20 | Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng phân tích và suy luận bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh |
1.2. Tiếng Anh | 20 | |
Phần 2. Toán học, phân tích số liệu và tư duy logic | ||
2.1. Toán học | 10 | Các vấn đề được mở rộng từ kiến thức toán cơ bản THPTCác câu hỏi mang tính chất suy luận và tư duy logic từ các dữ kiện đã cho
Các bài phân tích số liệu và lựa chọn đáp án thông qua các số liệu đề cho |
2.2. Tư duy logic | 10 | |
2.3. Phân tích số liệu | 10 | |
Phần 3. Giải quyết vấn đề | ||
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học | 10 | Những vấn đề liên quan tổng hợp từ kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên |
3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý | 10 | |
3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học | 10 | |
3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý | 10 | |
3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội | 10 | |
Tổng cộng | 120 |
Tuy nhiên, đây chỉ là cấu trúc chung của đề thi đgnl được tổng hợp, với mỗi năm, ma trận đề thi sẽ có những sự điều chỉnh và thay đổi khác nhau. Chính vì vậy, các bạn học sinh cần tham khảo thêm các đề thi mẫu do các trường công bố để có thể có được cấu trúc đề thi sát nhất, từ đó các bạn học sinh có thể vạch ra phương pháp và lộ trình ôn thi một cách hiệu quả nhất.
Các em học sinh có thể tham khảo thêm bài viết: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực để có thể hiểu rõ một cách chi tiết về đề thi và hệ thống tài liệu ôn thi đánh giá năng lực.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội
Tương tự như bài thi của ĐHQGTPHCM, bài thi đánh giá năng lực ĐHQGHN cũng được xây dựng dựa trên 2 bài thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Toàn bộ các câu hỏi trong đề hầu hết dạng trắc nghiệm gồm tổng cộng 150 câu (trong đó 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 18 câu hỏi dạng điền đáp án) với thời gian làm bài cho thí sinh là 195 phút và bao gồm 3 phần môn thi:
- Phần thi Định lượng (Toán học) bao gồm 50 câu
- Phần thi Định tính (Ngữ văn) bao gồm 50 câu
- Phần thi Khoa học (bao gồm các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí) bao gồm 50 câu
Cấu trúc đề thi dự kiến của kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQGHN như sau:
Bài thi | Môn | Khối kiến thức | Số lượng (câu) | Thời gian làm bài (phút) | Thứ tự câu | Loại câu hỏi |
Phần 1: Tư duy định lượng
|
Toán học/ thống kê và xử lí số liệu
|
10-12
|
50
|
75
|
1-35 | Trắc nghiệm |
36-50 | Điền đáp án | |||||
Phần 2: Tư duy định tính | Văn học/ Tiếng Việt | 10-12 | 50 | 60 | 51- 100 | Trắc nghiệm |
Phần 3: Khoa học | KHTN + KHXH |
11-12
|
50 | 60 | ||
Khoa học xã hội
|
Lịch sử | 10 | 101 – 110 | Trắc nghiệm | ||
Địa lí | 10 | 111 – 120 | Trắc nghiệm | |||
Khoa học tự nhiên
|
Vật lí
|
10
|
111 – 129 | Trắc nghiệm | ||
130 | Điền đáp án | |||||
Hóa học
|
10
|
131 – 139 | Trắc nghiệm | |||
140 | Điền đáp án | |||||
Sinh học
|
10
|
141 – 149 | Trắc nghiệm | |||
150 | Điền đáp án | |||||
Tổng | 150 | 195 |
Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết, đánh giá các chuyên gia về đề thi đánh giá năng lực ĐHQGHN, các bạn tham khảo thêm bài viết:
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội
Các phương pháp ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất
Lập mục tiêu
Đây là bước rất quan trọng vì điều này không chỉ giúp các bạn đánh giá khả năng của bản thân mà còn tạo động lực cho các bạn trong việc học và luyện thi đánh giá năng lực. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có định hướng, kim chỉ nam cho mọi hoạt ôn tập của bạn. Hãy xác định “nấc” mà mình muốn đạt được, vách rõ mục tiêu lớn, mục tiêu nhở và các bước thực hiện.
Ví dụ: Bạn mục tiêu của bạn là ngành A của trường B. Để đỗ vào trường thì bạn cần đạt xxx điểm trong kỳ thi đgnl. Từ đó, vạch ra mục tiêu nhỏ cho từng môn. Thế mạnh của bạn là các môn tự nhiên như toàn, lý, hóa thì bạn cần phân bổ nhiều thời gian hơn trong việc ôn tập các môn còn lại
Khi đặt mục tiêu cần biết rõ năng lực của mình, nếu bạn đặt mục tiêu quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng đến cả quá trình ôn tập mà lại phản tác dụng đó nha. Một cách để bạn thêm động lực đó là hãy viết mục tiêu của mình lên giấy và dán trước bàn học của bạn. Việc xác định rõ được mục tiêu của bản thân là bước rất quan trọng để các bạn lên kế hoạch cũng như có cách ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất.
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức
Đây là bước để bạn biết mình nên bắt đầu từ đâu và không bị “sót” kiến thức. Hãy hệ thống và ôn lại từ kiến thức cơ bản đến nâng. Tránh tình trạng nhảy cóc, thấy nội dung nào là học cái đó. Nó sẽ khiến bạn bị loạn và bỏ quên kiến thức rất nhiều. Tập trung từ những phần cơ bản nhất để không mất điểm đáng tiếng trong đề thi. Hãy cố gắng để ăn trọn điểm ở các câu dễ bù lại cho những phần khó bạn còn đang băn khoăn hoặc không chắc chắn.
Học đến đâu chắc đến đó, tránh tình trạng tham kiến thức để khi ôn xong cảm thấy mông lung những gì mình đã học và phải ôn lại từ đầu.
Tham khảo ngay: Đề cương ôn thi đánh giá năng lực
Khi hệ thống kiến thức sẽ là một lần học giúp bạn nhớ lâu hơn và có sự linh động nhạy bén khi đọc bài và giải quyết nó. Một tips rất hay mình đã sử dụng đó là xây dựng sơ đồ tư duy các môn. Các bạn nên hiểu rằng, thi đgnl không trọng tâm vào một chuyên đề cụ thể như thi tốt nghiệm THPT chính vì vậy các bạn cần nắm tốt được kiến thức cơ bản cũng như cách vận dụng các kiến thức đấy khi làm bài tập. Việc làm sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu và đơn giản hơn rất nhiều so với việc mở sách ra để đọc từng phần. Theo ý kiến cá nhân của mình, sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp ôn thi đgnl hiệu quả nhất trong việc thống kê và hệ thống lý thuyết.
Sau khi ôn tập các kiến thức cơ bản và chung nhất của các môn trong kỳ thi đánh giá năng lực, các bạn học sinh cần phải ôn tập thêm các kỹ năng làm bài trong các phần tuy duy định lượng và tư duy định tính trong đề thi. Để hiểu rõ hơn về ôn thi 2 phần này các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Luyện đề
Khi đã hệ thống và nắm chắc kiến thức mà mình cần ôn tập thì bước tiếp theo không thể thiếu đó là luyện giải đề thi thử và tất nhiên, một bạn sẽ không thể bỏ qua bộ đề minh họa của bộ trong năm đó nhé! Việc luyện đề sẽ giúp bạn biết được nhiều dạng bài hơn và có thể đánh giá khả năng của mình, những phần mà mình còn yếu để có thể bổ sung kiến thức kịp thời.
Một vài điều cần lưu ý khi bạn bắt đầu bước vào giai đoạn luyện đề:
– Cách ôn thi đánh giá năng lực tốt nhất là bạn hãy lựa chọn những đề thi từ các trường chính thống. Bạn có thể tìm kiếm các bộ đề thi đại học từ năm trước hoặc sưu tầm các bộ đề thi thử, đề ôn luyện của các trường uy tín khác.
– Luyện đề như thi thật. Thay vì không tập trung, mỗi lúc làm một phần thì khi bắt đầu bước vào giải đề bạn nên bấm thời gian chuẩn theo thời gian thi đánh giá năng lực (tức 150 phút). Điều này sẽ giúp bạn tập trung cao độ cho phần bài làm cũng như luyện cho mình làm chủ thời gian làm bài. Đây cũng là một cách để luyện tâm lý trước khi thi đó nha.
– Phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Khi luyện đề được một thời gian bạn sẽ xác định được phần nào bạn phải mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, hãy chủ động chia thời gian cho từng phần kiến thức sao cho hợp lý. Tránh tình trạng quá tập trung vào một phần mà đánh mất thời gian của các phần còn lại.
Bạn có thể tham khảo Trọn bộ đề thi đánh giá năng lực để luyện tập làm quen với dạng đề cũng như đánh giá kiến thức và năng lực bản thân, từ đó đưa ra chiến lược luyện thi hiệu quả nhất.
Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
Đây chính là bước quyết định xem bạn có đang đi đúng hướng mục tiêu của mình không. Khi đã xác định được mục tiêu trường, ngành, số điểm của từng môn mình cần đạt thì bạn cần có sự sắp xếp thời gian ôn luyện hợp lý cho từng môn, từng chuyên đề. Tránh trường hợp quá tập trung vào một môn như vậy sẽ xảy ra tình trạng lệch điểm hoặc sắp đến ngày thi mới ôn các môn còn lại.
Phân thời gian học rõ ràng cho từng môn, từng chuyên đề. Đối với các môn bạn còn thiếu sự chắc chắn thì hãy bỏ thời gian cho nó hơn một chút (không phải toàn thời gian). Đi từng chuyên đề, phân chia thời gian cho từng chuyên đề, không nên học dàn trải thiếu logic, đang học kiến thức này, bỏ dở nhảy sang học cái khác. Điều này khiến kiến thức bạn vừa học bị bỏ dở và khi nhớ lại sẽ không nhớ được chính xác.
Ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách
Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ là điều rất cần thiết cho thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT và ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả . Vì nếu không có thời gian nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng thì bạn sẽ không có sức để chạy về đích. Một lời khuyên cho chúng ta cứ học 45 phút bạn nên dành thời gian nghỉ 5 – 10 phút. Vì sau một khoảng thời gian hoạt động não bộ cũng cần được nghỉ ngơi, thư giãn để sau đó hoạt động hiệu quả hơn, ghi nhớ lâu hơn. Đừng để bản thân trở nên mệt mỏi vì học tập quá nhiều, như vậy không những khiến việc học tập của bạn trở nên không hiệu quả mà không tốt cho sức khỏe của bạn.
Nếu như thời gian biểu của bạn bị đảo lộn bằng việc thức khuya, hoặc ăn uống không đủ chất thì bạn sẽ không có sức để ghi nhớ và thực hiện mục tiêu lớn của mình đâu nha. Cách ôn thi đại học hiệu quả đó là phải đảm bảo có đủ sức khỏe để học. Tránh xa các thiết bị công nghệ khi giải lao, hãy để cơ thể bạn được thư giãn nhất. Tất cả những sở thích và thói quen không tốt cho sức khỏe bạn nên dừng lại để tập trung cho giai đoạn quan trọng là ôn thi.
Tài liệu ôn thi đánh giá năng lực
Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi ĐGNL các em học sinh cần song song giữa việc ôn tập kiến thức và thực hành để luyện tập kỹ năng và phản xạ làm bài tập một cách tốt nhất khi làm các dạng bài tập. Từ đó rèn luyện khả năng tư duy và tìm ra phương hướng giải quyết các bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Onthidgnl.com đã tổng hợp hệ thống những tài liệu ôn thi đánh giá năng lực cần thiết nhất mà bất cứ các bạn học sinh nào cũng cần phải quá trong quá trình luyện thi như sau:
- Đề thi đánh giá năng lực 2021 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi đánh giá năng lực 2020 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi đánh giá năng lực 2019 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi đánh giá năng lực 2018 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Đáp án đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đáp án đề thi mẫu đánh giá năng lực 2018 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề cương ôn thi đánh giá năng lực
Hy vọng với những gợi ý hữu ích này, sẽ giúp các bạn ôn thi đại học một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!