Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận Phân tích đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật của một bài thơ/đoạn thơ Onthidgnl chia sẻ sau đây. Nội dung thuộc Nghị luận Phân tích đánh giá tác phẩm thơ. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Phân tích đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật của một bài thơ/đoạn thơ
a. Yêu cầu và các bước làm bài
– Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ/đoạn thơ, các em cần:
+ Đọc kĩ bài thơ/đoạn thơ, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của bài thơ/đoạn thơ.
+ Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các dẫn chứng từ bài thơ/đoạn thơ cho mỗi luận điểm.
+ Liên hệ với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong bài thơ/ đoạn thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của tác giả, về giá trị và sự tác động của bài thơ/ đoạn thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.
– Các bước làm bài:
Bước 1. Tìm hiểu đề
– Kiểu bài: Nghị luận văn học (phân tích, đánh giá một bài thơ/đoạn thơ).
– Vấn đề nghị luận: Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ/bài thơ.
– Phạm vi dẫn chứng: Đoạn thơ/bài thơ được nêu trong đề bài.
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
Để tìm ý, ta cần đặt các câu hỏi:
– Trong tác phẩm, cách sử dụng các yếu tố hình thức nào sau đây có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh, yếu tố tượng trưng, yếu tố siêu thực,…?
– Cách sử dụng các yếu tố đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?,…
– Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ/đoạn thơ, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì?
– Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,…
* Lập dàn ý
Phân bố các ý tìm được vào từng phần của bài viết theo gợi ý sau:
** Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nêu rõ vấn đề nghị luận.
Thân bài
– Ý 1: Khái quát chung về hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, nhan đề (nếu có).
– Ý 2: Phân tích, đánh giá vấn đề nghị luận. Chỉ ra, phân tích những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ. Mỗi nội dung phân tích cần có những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, dẫn ra từ tác phẩm.
+ Phân tích mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao..)
+ Phân tích các hình ảnh thơ, từ ngữ…
+ Phân tích các biện pháp nghệ thuật; cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu… từ đó làm nổi bật sự độc đáo, đặc sắc của bài thơ.
– Ý 3: So sánh, đối chiếu với tác phẩm khác có cùng chủ đề.
– Ý 4: Đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật.
– Ý 5: Khẳng định giá trị tư tưởng của bài thơ, rút ra bài học.
** Kết bài:
– Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ/bài thơ.
– Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ/bài thơ
Bước 3. Viết
– Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn.
– Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.
– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Bước 4. Chỉnh sửa và hoàn thiện
Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:
– Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài viết.
– Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.
– Tự đánh giá kết quả viết .
Ví dụ minh họa:
Nghị luận phân tích đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài thơ Thơ tình cuối mùa thu
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Phân tích đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật của một bài thơ/đoạn thơ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7