Cùng tham khảo nội dung về Phân tích đánh giá chân dung ông già xe tay trong Phóng sự Tôi xe kéo được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm kí phóng sự chia sẻ trước đó để ôn tập môn ngữ văn THPTQG được tốt. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá về chân dung ông già xe tay trong đoạn trích Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang.
Trong tác phẩm Tôi kéo xe, Tam Lang viết:
TÔI KÉO XE (Trích)
(Tóm tắt phần trước: Tác giả – nhân vật “tôi” – là một nhà báo, vào vai một người thất nghiệp đi xin việc, gia nhập vào đội phu kéo xe ở Hà Nội để có những trải nghiệm chân thực về công việc này, phục vụ cho việc viết bài.
Cái cuốc(1) từ Đồn Thủy lên Yên Phụ.
Phía sau chiếc xe bị xô mạnh, tôi cũng văng mình đi. Ngang nhìn lên, ánh cây đèn giữa phố đã rọi sáng xuống vỉa hè một con đường vắng tanh vắng ngắt.
Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.
Chẳng kịp để tôi dụi mắt, người ấy đã nhảy lên xe, gieo mạnh đít xuống nệm, rồi nện gót giày xuống sàn xe, mà thét:
– A-lê! Đi mau lên (2)!
Tôi tất tả chụp nón vào đầu, nâng cao càng gỗ hí hoáy quay xe ra đường. Tại sao tôi lại chịu kéo người? Thật lúc đó, chính tôi cũng không biết. Máu trong người tôi, bấy giờ hình như luân chuyển hăng lắm. Cắm cổ đưa hai khuỷu tay lên khỏi lưng như hai chiếc càng châu chấu rồi xoạc chân bước, bước thứ nhất, tôi tưởng chừng như có thể nuốt nổi được một lúc, mấy dặm đường.
Nhưng sự thật nó khác hẳn với bụng nghĩ của mình.
Chạy đến bước thứ ba, tôi đã thấy như mất hết thịt ở hai gót chân, chỉ còn trơ có cái xương nhói buốt. Người tôi, vốn mập. Cái bụng bấy giờ, tôi thấy như chảy xệ thêm ra mà đưa lủng lẳng như bụng lợn dưới cái khung xương sườn.
– Mao leen! A-lê, mao leen!
Mỗi cái gót giày nện vào sàn xe như đánh thẳng lên gáy tôi cho gục xuống. Chân tôi, ngày thường vẫn đi chữ bát(3), lúc ấy hình như đi vòng kiềng(4). Ruột thì như vặn từ dưới rốn đưa lên, cổ thì nóng như cải ống gang, đưa hơi lửa ra không kịp. Ì ạch mãi, rồi tôi cũng tha được ông khách của tôi đến đầu cầu Đất… Miệng thở, mũi thở, rồi đến cả tai cũng thở, mồ hôi thì toát ra như mồ hôi trộm. Rồi tôi thấy tôi không phải là người nữa, chỉ là một cái… nồi sốt de(5).
Từ Cột Đồng Hồ trở đi, bước chân tôi chạy đã thuần, nhưng miệng tôi vẫn há hốc ra mà thở. Cũng như hai bánh cao su tuy vẫn quay vòng trên đường nhựa mà chiếc xe thì cứ bập bềnh như muốn đưa tôi lên khỏi mặt đất, hay dúi tôi ngã khuỵu xuống rãnh hè.
Ai chẳng bảo tôi đã khiến nối hai tay xe. Tôi thì tôi bảo: làm thân người phu xe tay là tự nguyện cúi đầu dưới quyền sai khiến của hai cánh tay gỗ!
[…] Ngồi nghĩ ngợi lan man sau khi đã mặc bộ quần áo phu xe, nghe người ta mắng chửi, chịu người ta đánh đòn, tôi lại sực nhớ đến một ông già tôi gặp khoảng ba năm trước.
– Kéo xe đôi, – bạn tôi với tôi – ông già chạy chậm. Bạn tôi gắt: Chạy nhanh lên chủ, khéo khi lắm!
Ông già vừa thở vừa đáp:
– Các thầy có kéo xe như tôi, các thầy mới biết!
Bạn tôi nhảy xuống xe toan đánh ông già, nếu tôi không kịp can…
Chuyện ấy, đã ba năm.
Bây giờ, chắc ông già ấy đã chết.
Mà làm nghề này, sống lâu làm sao được? Chạy suốt ngày. Ăn không đủ. Thân thể lại dầm mưa dãi nắng…
Người ta nói:
– Quả ở xứ nóng, quả chín sớm.
Tôi bảo:
– Người làm cu-li kéo xe, người chết non!
(Trích Tôi kéo xe, in trong Phóng sự Việt Nam 1932-1945, Tam Lang(*),
Hoàng Đạo, Nguyễn Đình Lạp, NXB Văn học, Hà Nội, 2009, tr. 13- 18).
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá về chân dung ông già xe tay trong đoạn trích Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang.
Chú thích
(*) Tam Lang tên thật là Vũ Đình Chí (1900-1983), là một nhà báo và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra ở tỉnh Nghệ An, sau đó chuyển ra Hà Nội sống và làm việc. Tam Lang là bút danh mà ông sử dụng khi viết cho báo Phong Hóa, Ngày Nay – những tờ báo thuộc Tự Lực Văn Đoàn, một tổ chức văn chương có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam trong thời kỳ này. Tam Lang được biết đến với phong cách viết hiện thực, tập trung vào các vấn đề xã hội, đặc biệt là cuộc sống của tầng lớp lao động nghèo. Các tác phẩm của ông thường mang đậm tính nhân đạo, thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với số phận những con người bị gạt ra bên lề xã hội.Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài phóng sự “Tôi kéo xe”, ra mắt năm 1932, được đánh giá cao về nghệ thuật tả thực và phản ánh hiện thực xã hội. Tác phẩm tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả và trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam.
Các bước làm bài
Bước 1: Chuẩn bị viết
– Xác định yêu cầu của đề bài:
+ Xác định vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá về chân dung ông già xe tay trong đoạn trích Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang.
+ Xác định rõ phạm vi phân tích: đoạn trích trong Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang.
+ Xác định thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
– Tìm hiểu một số đặc điểm của thể loại phóng sự để vận dụng trong bài viết:
+ Tính thời sự.
+ Tính xác thực.
+ Tính thẩm mĩ.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Xác định ý chính:
– Về nội dung:
+ Xác định đề tài: Người lao động nghèo trong xã hội cũ (những người phu kéo xe).
+ Xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi”.
+ Chân dung của ông già kéo xe.
+ Ý nghĩa nội dung: hiện thực, phê phán, nhân đạo…
– Về nghệ thuật:
+ Ngôi kể thứ nhất (nhân vật “tôi”); ngôn ngữ giàu hình ảnh; thử pháp tương phản; giọng điệu giàu cảm xúc, cách quan sát, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ…
+ Yếu tố phi hư cấu trong phóng sự.
+ Tính xác thực.
+ Yếu tố trữ tình và tự sự.
b. Lập dàn ý
* Mở bài
– Giới thiệu tên tác giả và tên tác phẩm (“Tôi kéo xe” của Tam Lang).
– Xác định vấn đề nghị luận: chân dung ông già xe tay trong đoạn trích Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang.
– Trích dẫn đoạn trích.
* Thân bài
Triển khai các luận điểm: Có thể lựa chọn theo các gợi ý sau:
– Giới thiệu ngắn gọn thông tin tác giả, tác phẩm:
+ Tam Lang là một nhà báo và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20.
+ Phóng sự “Tôi Kéo Xe”, ra mắt năm 1932, được đánh giá cao về nghệ thuật tả thực và phản ánh hiện thực xã hội. Tác phẩm viết về đề tài người lao động nghèo trong xã hội cũ (những người phu kéo xe). Nhân vật “tôi” là người trực tiếp trải nghiệm, kể lại những cảm xúc, suy nghĩ và nhận thức của mình về cuộc sống của người phu kéo xe.
– Phân tích chân dung ông già kéo xe.
+ Vẻ ngoài già nua, kiệt sức của ông già kéo xe. Hình ảnh một người lao động lớn tuổi, thân xác mệt mỏi, yếu đuối, chậm chạp và kiệt sức của ông khi kéo xe.
+ Nỗi đau khổ và sự nhẫn nhịn chịu đựng sự khắt khe, lời nói mắng mỏ của khách hàng. Câu trả lời của ông lão, “Các thầy có kéo xe như tôi, các thầy mới biết!”. Nỗi thống khổ của người lao động.
+ Cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn, đói khát, phải dầm mưa dãi nắng, và tuổi thọ ngắn ngủi vì “làm nghề này, sống lâu làm sao được?”
– Đánh giá, nhận xét:
+ Phản ánh hiện thực cuộc sống người lao động trong xã hội xưa;
+ Tác phẩm lên án sự tàn nhẫn, áp lực, bất công mà họ phải chịu đựng hàng ngày.
+ Tình cảm, thái độ: xót xa, đồng cảm với số phận của người lao động trong xã hội.
– Phân tích hình thức nghệ thuật của văn bản.
+ Ngôi kể thứ nhất giúp người đọc dễ dàng tiếp cận cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” – một người trực tiếp trải nghiệm công việc kéo xe.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, đời thường nhưng giàu sức gợi và giọng văn chân thực, cảm động nhưng thấm đẫm tình thương của tác giả đối với người phu xe.
+ Tính phi hư cấu: cách miêu tả chân thực, giúp người đọc hình dung rõ nét về sự vất vả của công việc kéo xe và đồng cảm sâu sắc hơn với nhân vật.
– Đánh giá chung:
+ Chân dung ông già phu xe là một hình ảnh thành công về nghệ thuật tả thực trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.
+ Tam Lang phơi bày cuộc sống khốn cùng của người lao động và thể hiện thái độ phê phán xã hội bất công.
+ Người đọc nhận thức sâu sắc về tình cảnh éo le của người lao động nghèo, đồng thời kêu gọi một sự thay đổi để bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của con người trong xã hội.
* Kết bài
– Khẳng định giá trị của tác phẩm:
+ Tác phẩm “Tôi Kéo Xe” của Tam Lang là một bức tranh hiện thực về cuộc sống lao động nghèo với những miêu tả rất chân thực và chi tiết.
+ Tác giả không chỉ phản ánh được những khó khăn, gian khổ của người lao động mà còn làm nổi bật sự bất công xã hội và kêu gọi sự đồng cảm với họ.
+ Hình ảnh ông già phu xe, qua đó, trở thành biểu tượng cho những con người lao động nghèo trong xã hội, vừa là nạn nhân của chế độ bất công, vừa là những người phải chiến đấu với số phận của chính mình.
– Bài học:
Bước 3: Viết bài
– Mở bài: Trực tiếp/ gián tiếp.
– Thân bài:
+ Trình bày các luận điểm rõ ràng, mỗi luận điểm là một đoạn văn.
+ Dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm làm sáng tỏ các luận điểm.
+ Kết nối các ý bằng các phép liên kết sao cho bài văn mạch lạc, rõ ràng.
– Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm; rút ra bài học cuộc sống/ ấn tượng cá nhân.
Bước 4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đọc lại yêu cầu của đề bài và với dàn ý đã lập để thực hiện những chỉnh sửa cần thiết nhằm hoàn thiện về mặt nội dung.
– Rà soát lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt và trình bày để bài viết đáp ứng được những đòi hỏi về chuẩn mực hình thức.
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Phân tích đánh giá chân dung ông già xe tay trong Phóng sự Tôi xe kéo”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7