Hãy cùng khám phá những cách làm bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý đầy đủ qua nội dung mà Onthidgnl chia sẻ dưới đây! Đây sẽ là nguồn tài liệu quý giá giúp các bạn nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận và chinh phục điểm số cao trong các kỳ thi. Đừng bỏ lỡ phương pháp dưới đây, tham khảo ngay để tăng khả năng tư duy và diễn đạt của mình nhé!
Mục lục
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Dạng đề 1: Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt:
Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là phẩm chất, tư tưởng đạo đức, lối sống tốt (lòng nhân ái, lòng nhân hậu, sự thấu cảm, lòng bao dung, lòng vị tha, sự tử tế, sự trung thực, khiêm tốn, sư cống hiến, lối sống dấn thân, sống có lí tưởng, sống có trách nhiệm, sự đam mê, bản lĩnh, lòng dũng cảm, sự kiên định,chăm chỉ, niềm tin, lạc quan, lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực…. ), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phần
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt.
và bày tỏ sự cần thiết, đáng quý của phẩm chất tốt cần nghị luận ( A là một trong những phẩm chất đáng quý và cần thiết của mỗi người.)
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận A:
A là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
Cách 2
Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự để giới thiệu A:
-Con người có nhiều phẩm chất tốt nhưng đẹp nhất là A
-Cùng với những vấn đề B, C, D (Những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt giống A), thì A là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
Cách 3
Đi từ một thói tật ngược lại hoặc từ những trở ngại trong cuộc sống để giới thiệu A:
-Khi mà trong cuộc sống không ít người đang chạy theo lối sống thực dụng… thì A (Phẩm chất tốt về tâm hồn, tình cảm) được xem là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
-Khi đường đời luôn đầy những chông gai thử thách thì A (phẩm chất tốt về bản lĩnh, nghị lực, ý chí) được xem là chìa khoá (bệ phóng) giúp ta đi đến thành công.
Cách 4
Mượn câu danh ngôn hay để giới thiệu A
Ví dụ: -Bàn về sự cống hiến, có thể giới thiệu vấn đề như sau:
Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”
-Bàn về sự trung thực, có thể giới thiệu vấn đề như sau:
“Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”(Wiliam Sh.Peare)
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
Giải thích A là gì? Người có phẩm chất A thường có những biểu hiện – thái độ, hành đông như thế nào?).
Nên dùng cách giải thích bằng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ thuần việt
Ví dụ:
Trung thực là chân thành, không dối trá…
Bản lĩnh là không yếu mềm, dám nghĩ, dám làm,…
Nhân ái là thương người…
Bàn luận
Phân tích, lí giải tại sao A lại là phẩm chất cần thiết, đáng quý; chứng minh bằng dẫn chứng tiêu biểu:
+ Cần chỉ rõ ý nghĩa, lợi ích của A trong đời sống
Gợi ý: A (Phẩm chất tốt về tâm hồn, tình cảm – lòng nhân ái, sự thấu cảm, sự tử tế, lòng nhân hậu, vị tha, lối sống cống hiến, tinh thần trách nhiệm,… ) sẽ giúp cho ta có thể làm được nhiều điều có ích, đem được những điều tốt đẹp đến cho cuộc đời và làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên có ý nghĩa, đáng sống hơn.
A(phẩm chất tốt về nghị lực, ý chí – bản lĩnh, lòng dũng cảm, sự kiên trì, siêng năng,lòng dũng cảm, sự kiên trì, lạc quan,…) sẽ giúp ta vượt lên những chông gai thử thách trên đường đời đi đến thành công, khẳng định mình trong xã hội,…
Người có A luôn được mọi người yêu quý, tin tưởng, tôn trọng)
Đưa dẫn chứng minh hoạ.
+ Phản biện (lật ngược vấn đề: nếu thiếu / không có A, cuộc sống của mỗi người sẽ như thế nào? dẫn đến những hạn thế nào? ( yếu mềm, nhỏ bé, tầm thường, vô vị; dễ bị cô lập, bị mọi người xa lánh, xem thường…?). Cần phê phán. Lên án những người có thói tật, lối sống ngược lại với A đó.
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định lại ý nghĩa của phẩm chất trong cuộc sống mỗi người và hướng người đọc đến nhận thức, hành động đúng:
Có thể nói, A là phẩm chất đẹp đẽ/ cao quý làm nên nhân cách con người/ là yếu tố quan trọng giúp ta đi đến thành công.
Có thể nói, A đem đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều ý nghĩa.
Có thể nói, người có A luôn được sự yêu mến, quý trọng.
Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện để có phẩm chất tốt (A )/ phải có ý thức sống tốt (sống có phẩm chất A ).
Kết đoạn
Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)
Có thể mượn câu châm ngôn có ý nghĩa thay lời kết luận.
Ví dụ: Bàn về ý chí, có thể dùng câu nói sau thay lời kết luận:
“Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường”
Lưu ý: Có thể nhập phần Bài học nhận thức và hành động (ở phần thân bài) với phần kết bài
- Tham khảo: Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt
Dạng đề 2: Viết đoạn nghị luận bàn về tác hại của một tư tưởng, lối sống, tiêu cực ,lệch chuẩn:
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là tư tưởng, thói tật, lối sống , tiêu cực,lệch chuẩn (sự vô cảm, sự ích kỉ, sự thiếu tử tế, giả dối, kiêu ngạo, tự cao, hèn nhát, yếu mềm, thiếu bản lĩnh, sống không mục đích, thói vô trách nhiệm, sự lười biếng,bi quan, sống thiếu mục đích, không lí tưởng,…), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phần
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Hiện tượng đời sống tiêu cực
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp:
A là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức của con người/ là một lối sống đáng lên án.
A là một trong những căn bệnh hoại tử về tâm hồn của một bộ phận người trong xã hội.
Cách 2
Đi từ những thói tật của con người:
Con người có nhiều thói xấu nhưng đáng sợ nhất là A.
Cách 3
Đi từ một phẩm chất tốt ngược lại:
Khi mà …(phẩm chất tốt ngược lại) luôn được xem là yếu tố tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người(là bệ phóng để ta đi đến thành công) thì A lại là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức (là nguyên nhân đẩy ta đi đến thất bại).
Cách 4
Mượn câu danh ngôn hay để giới thiệu A
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
A là gì? Người có thói tật, lối sống A thường có những biểu hiện (thái độ., hành động) như thế nào?
Nên dùng cách giải thích bằng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ thuần việt
Ví dụ:
Yếu mềm là thiếu bản lĩnh, ….
Vô cảm là trạng thái không cảm xúc..
Sống ảo là hành động, việc làm xa rời với thực tế, tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác trên mạng xã hội như câu like, thả tim, lượt theo dõi…
Bàn luận
Phân tích, lí giải tại sao thói tật A lại là một vấn đề đáng sợ/ đáng lo ngại và gây bức xúc trong đời sống:
-Chỉ rõ hậu quả, tác hại của nó trong đời sống chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thói tật:
-Phản biện, lật ngược vấn đề.
Bài học nhận thức, hành động
Thói tật để lại nhiều hậu quả, hệ lụy trong cuộc sống mọi người/ làm cho con người chúng ta trở nên lo lắng, bất an/ lạnh lùng/ bị xa lánh,… Cần loại bỏ thói xấu ra khỏi cuộc sống của mỗi người bằng cách sống ngược lại với thói tật đó.
Kết đoạn
Truyền tải thông điệp sống tới mọi người.
Hãy loại bỏ thói xấu ra khỏi cuộc sống của chúng ta.Làm được như vậy, cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa.
Dạng đề 3: Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về một ý kiến/ câu nói thể hiện một quan niệm sống (Chủ yếu là quan niệm/ thông điệp sống đúng đắn, có ý nghĩa):
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là ý kiến/ câu nói thể hiện một quan niệm sống (Chủ yếu là quan niệm/ thông điệp sống đúng đắn, có ý nghĩa), ta có công thức viết đoạn nghị luận như sau:
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Ý kiến/ câu nói cần bàn.
Cách 1
Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận (Trích nguyên văn ý kiến).
Cách 2
Dẫn dắt ngắn gọn từ những vấn đề liên quan và giới thiệu A (ý kiến nhận định cần bàn luận)
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
Giải thích ngắn gọn, xác định nội dung thông điệp được truyền tải trong A => bày tỏ quan điểm đánh giá đúng/sai (đồng tình/ không đồng tình) hoặc vừa đúng vừa sai.
Bàn luận
Tại sao đúng?/ tại sao sai?)=> chứng minh bằng dẫn chứng, cụ thể:
+ Nếu thông điệp được truyền tải trong A đúng: cần chỉ rõ ý nghĩa, lợi ích nếu làm theo thông điệp đó (Nếu thực hiện theo quan niệm, tư tưởng tưởng đó sẽ mang lại hiệu quả, tác dụng gì. Và nếu làm ngược lại quan niệm, tư tưởng đó sẽ mang lại hậu quả, tác hại gì?).
+ Nếu quan điểm trong A sai: cần chỉ rõ hậu quả, tác hại nếu làm theo quan điểm đó và đề xuất quan niệm đúng theo quan điểm cá nhân.
+ Quan điểm vừa đúng vừa sai: cần kết hợp hai ý trên
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định ý nghĩa thông điệp được truyền tải, rút ra bài học nhận thức và hành động – Cần xem đây là bài học/ cẩm nang sống quý giá trong hành trang cuộc đời.
Kết đoạn
Khái quát vấn đề/ hướng mọi người cùng nhận thức , hành động đúng.
Dạng đề 4: Viết đoạn văn nghị luận bàn về ý nghĩa của một giá trị sống được đề cao ( Sách,gia đình, tình bạn, …)
* Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là giá trị sống được đề cao(Sách,gia đình, tình bạn, … ), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Cần giới thiệu vấn đề nghị luận – giá trị sống được đề cao:
-A là điều vô cùng quý giá (thiêng liêng) với mỗi người
-Cuộc sống của mỗi người không thể không có A
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luậnGiải thích
– Giải thích vấn đề nghị luận ( ngắn gọn): A là gì?
(Trường hợp vấn đề nghị luận không được nêu trực tiếp mà được phản ánh trong một văn bản, cần tóm tắt ngắn gọn văn bản đó và xác đinh nội dung của văn bản đã phản ánh giá trị nào trong đời sống. Sau đó mới đi vào phần giải thích) Bàn luận
+ Chỉ ra những ý nghĩa, lợi ích mà giá trị sống(A) mang lại cho cuộc sống mỗi người.
+ Cho biết nếu không có (A), cuộc sống của ta sẽ như thế nào (cô đơn, trống trải/ vô nghĩa/thất bại,khó khăn,…)
+ Cần làm gì để giá trị sống (A) thật sự có ý nghĩa cho cuộc sống mỗi người? (trân trọng, vun đắp, gìn giữ,…)
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định ý nghĩa của giá trị sống(A). Vì vậy, đừng bao giờ xem thường, đánh mất,… A.
Kết đoạn
Khái quát vấn đề/ hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng. Truyền tải thông điệp sống đến mọi người.
Xem thêm:
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ chi tiết
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
…
Hy vọng rằng nội dung về Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý… sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận xã hội: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-xa-hoi/