Cùng tham khảo nội dung về Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay một quan điểm được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo Hướng dẫn viết văn nghị luận xã hội 600 chữ mà chúng tôi chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Nội dung yêu cầu
– Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.
– Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.
– Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng.
– Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp.
Quy trình viết
a. Bước 1: Chuẩn bị viết
– Lựa chọn các thói quen cần từ bỏ.
– Lựa chọn các quan niệm cần từ bỏ.
b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý: trả lời các câu hỏi
– Thói quen hay quan niệm cần từ bỏ có phổ biến không?
– Những biểu hiện cụ thể nào của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ ấy phải được nhắc đến?
– Vì sao cần phải từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy?
– Việc từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy được thể hiện ra sao?
– Tôi và những người khác có thể hỗ trợ gì cho bạn?
Lập dàn ý
– Mở bài:
+ Dẫn dắt (trực tiếp, gián tiếp), có thể gợi ra bối cảnh của việc thuyết phục và xác định vị thế của người viết.
+ Nêu thói quen hay quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ, đánh giá khái quát của người viết về thói quen, quan niệm đó.
– Thân bài:
+ Giải thích thói quen, quan niệm cần từ bỏ.
+ Biểu hiện, thực trạng của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.
+ Chỉ ra nguyên nhân của thói quen hay quan niệm.
+ Phân tích các mặt: tích cực (nếu có), tiêu cực.
+ Chỉ ra cách từ bỏ thói quen hay quan niệm đã được đề cập.
+ Phân tích lợi ích (ý nghĩa) của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. Có thể dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được thuyết phục từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp.
– Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
+ Thông điệp gửi tới mọi người.
c. Bước 3: Viết
– Học sinh dựa vào dàn ý để viết bài.
– Cần chọn giọng điệu ân cần, cảm thông khi thể hiện lí lẽ thuyết phục.
– Cần nêu những bằng chứng tích cực để bài viết thể hiện rõ tính chất động viên.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
– Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập.
– Thay thế những từ ngữ có thể tạo nên giọng điệu thuyết phục không thích hợp. Bổ sung những ý thể hiện sự cảm thông.
– Rà soát để đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản.
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay một quan điểm”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7