Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận so sánh hai tác phẩm văn học được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Yêu cầu của dạng bài so sánh hai tác phẩm văn học
1.1. Yêu cầu chung
– Xác định rõ mục đích so sánh.
– Xác định yếu tố so sánh phù hợp, nổi bật.
– Hiệu quả so sánh: đảm bảo làm nổi bật quy luật chung của sáng tạo văn chương/ cái hay, cái đẹp/tính độc đáo, nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm.
– Không đề cao hay hạ bệ tác phẩm nào.
– Đưa quan điểm một cách tự nhiên mà giàu cảm xúc.
– Đưa dẫn chứng chính xác, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
1.2. Đối tượng, mục tiêu của bài nghị luận so sánh
– Đối tượng của dạng bài nghị luận so sánh rất đa dạng. So sánh hai tác phẩm của hai tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại hoặc so sánh, đánh giá hai văn bản, hai đoạn trích có cùng thể loại hoặc có so sánh, đánh giá một khía cạnh, một đặc điểm về thể loại qua hai văn bản như nhân vật, tình huống, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, hình ảnh…
– Mục tiêu của kiểu bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm là làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh, từ đó nêu ra những giá trị đặc sắc, các yếu tố cách tân và đóng góp mới mẻ của từng tác giả, tác phẩm. Đây là kiểu bài đặt ra nhiều thử thách đối với người viết trong việc xác định cơ sở và các phương diện cần so sánh, đánh giá, cũng như trong việc lựa chọn cách triển khai nội dung phù hợp để so sánh và đánh giá một cách thỏa đáng về hai tác phẩm thơ, truyện, kí, kịch.
1.3. Các cách triển khai cơ bản cho kiểu bài so sánh
– Có ba cách triển khai cơ bản đối với kiểu bài so sánh. Đó là cách triển khai nối tiếp, cách triển khai song hành, cách kết hợp nối tiếp và song hành.
– Điểm giống và khác nhau giữa ba cách được trình bày cụ thể dưới đây:
Mở bài
Giới thiệu hai tác phẩm được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá.
Thân bài
Khái quát chung
Thông tin chung về hai tác giả, hai tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học…
Cách triển khai nối tiếp:
Luận điểm 1
Phân tích đối tượng thứ nhất về nội dung, nghệ thuật.
Luận điểm 2
Phân tích đối tượng thứ hai về nội dung, nghệ thuật.
Luận điểm 3
Nêu rõ điểm giống, khác; lí giải và nêu ý nghĩa.
– Điểm tương đồng:
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
– Điểm khác biệt:
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
– Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:
+ Bối cảnh thời đại.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kỳ/ giai đoạn văn học.
+ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.
– Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
+ Sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả, đặc trưng thi pháp thời kỳ/ giai đoạn; xu thế chung của thời đại.
+ Sự độc đáo, đa dạng trong phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của nền văn học.
Cách triển khai song hành
Luận điểm 1
Điểm giống nhau của hai đối tượng về nội dung, nghệ thuật.
Luận điểm 2
Điểm khác nhau của hai đối tượng về nội dung, nghệ thuật.
Luận điểm 3
Lí giải điểm giống nhau, khác nhau và nêu ý nghĩa.
– Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:
+ Bối cảnh thời đại.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kỳ/ giai đoạn văn học.
+ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.
– Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
+ Sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả, đặc trưng thi pháp thời kỳ/ giai đoạn; xu thế chung của thời đại.
+ Sự độc đáo, đa dạng trong phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của nền văn học.
Cách kết hợp nối tiếp và song hành
Luận điểm 1
Phân tích đối tượng 1 theo các phương diện đã xác định.
Luận điểm 2
Phân tích đối tượng thứ hai sẽ so sánh với đối tượng thứ nhất theo từng phương diện.
Luận điểm 3
Lí giải điểm giống nhau, khác nhau và nêu ý nghĩa.
– Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:
+ Bối cảnh thời đại.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kỳ/ giai đoạn văn học.
+ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.
– Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
+ Sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả, đặc trưng thi pháp thời kỳ/ giai đoạn; xu thế chung của thời đại.
+ Sự độc đáo, đa dạng trong phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của nền văn học.
Đánh giá
– Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.
– Khẳng định sự đóng góp của hai tác phẩm, hai tác giả.
Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của sự so sánh, đánh giá hai tác phẩm.
– Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.
Các dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học
1. Dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
1.1. Mục tiêu, yêu cầu của kiểu bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
Nêu được vấn đề cần so sánh, giới thiệu được đối tượng cần so sánh; xây dựng được tiêu chí so sánh giữa hai tác phẩm thơ, phân tích, đánh giá điểm giống và khác trên cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật; giải thích được nguyên nhân và nêu ý nghĩa của sự giống, khác….
1.2. Đối tượng nghị luận
Dạng bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ rất đa dạng: có thể so sánh cả tác phẩm, có thể so sánh một yếu tố nội dung hoặc hình thức hoặc có thể so sánh một khổ thơ, một đoạn thơ,… trong hai văn bản thơ.
1.3. Quy trình viết
Bước 1: Đọc đề bài, xác định đúng vấn đề nghị luận: (So sánh, đánh giá Hình ảnh, cấu tứ, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ thơ,…trong văn bản/ đoạn trích thơ)
Bước 2: Tìm ý và xây dựng dàn ý phù hợp đối với từng dạng câu hỏi
* Tìm ý: Đọc văn bản/ đoạn trích. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề.
– Xác định các ý chính cần trình bày trong bài viết (So sánh, đánh giá hai tác phẩm/ đoạn trích thơ) bằng cách hoàn thiện nội dung sau:
Lập dàn ý
2. Dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
2.1. Yêu cầu cơ bản của dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
– Nêu được vấn đề cần được so sánh, đánh giá; trình bày các thông tin khái quát về hai tác phẩm; xây dựng được tiêu chí so sánh; chỉ rõ và phân tích những điểm giống, khác trên cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật của hai tác phẩm truyện; đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp, chính xác về thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của từng nhà văn; nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm qua việc so sánh.
2.2. Tiêu chí so sánh
– Văn bản truyện: Cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, cách kết thúc truyện, nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật,…
2.3 Quy trình viết
Bước 1: Đọc đề bài, xác định đúng vấn đề nghị luận
So sánh, đánh giá cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, cách kết thúc truyện, nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật,… trong văn bản/ đoạn trích truyện.
Bước 2: Tìm ý và xây dựng dàn ý
* Tìm ý: Xác định các ý chính bằng các câu hỏi sau:
– Vì sao khi đọc truyện này độc giả thường liên hệ đến truyện kia? (xác lập cơ sở để so sánh hai tác phẩm truyện).
– Sự tương đồng giữa hai truyện thể hiện trên những phương diện chủ yếu nào?
– Điều gì dẫn đến sự “gặp gỡ” đó giữa hai truyện? (cắt nghĩa nguyên nhân của sự tương đồng).
– Tìm ra sự độc đáo của từng tác phẩm.
– Ý nghĩa của việc so sánh hai tác phẩm với nhau.
* Lập dàn ý:
Bước 3: Viết
– Triển khai các ý: Dựa vào dàn ý để viết từng phần. Mỗi phần cần có dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm/ đoạn trích.
– Kết nối các phần: Đảm bảo mỗi phần có mối liên hệ với phần trước và sau. Sử dụng các từ nối để tạo sự liền mạch.
Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài, dàn ý và bảng kiểm KN viết.
– Soát lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (từ ngữ, câu văn, đoạn văn)
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận so sánh hai tác phẩm văn học”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7