Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận so sánh hai đoạn nhật kí Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Nội dung thuộc Nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm kí kịch được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Đề minh họa: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn nhật kí sau đây:
Đoạn trích 1:
3.7.1968
Tháng Bảy lại về với những cơn gió nam xào xạc thổi rung cây, từng buổi sớm mai dịu mát và từng đêm trăng êm ả giữa rừng. Trong cái nắng chói chang cháy bỏng tháng Bảy năm nay vẫn nặng trĩu đau thương căm thù. Từ những năm xa xôi, mình đã biết tháng Bảy với những ngày 20, ngày Hội nghị Hiệp thương (1). Nhưng nhận thức cho đầy đủ về ngày đó, về cả một quá trình cách mạng vĩ đại trên mảnh đất Việt Nam ngàn lần anh hùng này thì hình như mới độ sáu năm nay. Đó là một mùa hè ở Hà Nội, khi đêm tháng Bảy êm dịu âm trùm lấy không gian, trên con đường vắng mình từ giả người chiến sĩ giải phóng quân, tiễn anh lên đường đi vào cuộc kháng chiến thần thành. Từ đó đến nay, mình đã lớn thêm mỗi khi tháng Bảy lại về.
Giờ đây, cũng là một ngày tháng Bảy – giữa núi rừng, mình cùng thương binh chạy càn (2). Chạy còn ở tư thế chiến thắng, chỉ có những người Việt Nam chúng ta mới thấy được khi thể chiến thắng dù địch đang đuổi theo sau lưng, dù vai nặng trĩu ba lô, dù chân đạp rừng bảng suối đi lãnh địch.
Bỗng nhớ đến câu thơ của Tố Hữu:
“Khắp nơi đâu trên Trái Đất nay (3)
Như miền Nam đắng cay chung thuỷ
Như miền Nam gan góc dạn dày”
(Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009, tr. 51-52)
Đoạn trích 2:
15.4.1972
Những ngày mà mình nhớ rất nhiều đến các bạn cùng lớp cùng học với minh, cùng trưởng. Có người đi bộ đội đã hi sinh, có người còn ở tiền tuyến, có người ở nhà và có người đi học nước ngoài. Mỗi người một công việc quan trọng do đất nước phân công. Mình rất tin rằng mỗi người bạn ấy sẽ có lúc nhớ lại những môi trường các bạn đã đi qua, sẽ nhớ những kỉ niệm chẳng bao giờ có thể phai nhoà và những ước muốn xôn xao khi cửa đời rộng mở – Có thể mượn ý Tổ Hữu mà nói ở đây: “Ta chính là hôm nay và các bạn chính là mãi mãi.”. Nhưng làm sao có thể có tương lai đẹp để khi không có những người hôm nay đang cầm súng, đang gian khổ đánh giặc. Riêng mình, hình như đây là một phần thưởng. Đi bộ đội, với mình không chỉ là đánh giặc. Được sống những ngày oanh liệt và về vang nhất của đất nước, khi mà dân tộc ta đang thắng lớn và bước nhanh đến ngày thắng lợi hoàn toàn, mình phải viết. Phải viết với tất cả năng lực của mình có được. Phải viết với sự say mê, cố gắng hết sức của bản thân. Viết với bao nhiêu gửi gắm và tin tưởng của bạn bè đối với mình.
(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi,
NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005, tr. 148)
(1) Hội nghị Hiệp thương; chỉ ngày Hiệp định Genève về Việt Nam được kí kết.
(2) Chạy cân: nhanh chống tránh đi, rời đi trước cuộc vây bắt, giết chóc của quân giặc.
(3) Nguyên văn câu thơ của Tố Hữu: “Có nơi đâu trên dải đất này”.
Đề 2
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá làm nổi bật điểm tương đồng và khác biệt trong hai đoạn trích sau:
Mùa xuân có thể định nghĩa là mùa mà toàn bộ cây nở thành hoa. Những ngọn đồi phía tây nam Huế bừng lên trong hương hoa cỏ, khiến người ta không thể ngồi yên cúi mặt lên trang sách. Hương cỏ tràn vào thành phố, như gần như xa, khiến tôi nghĩ rằng ở đâu đấy trên những sườn đồi, cánh cửa của vườn Địa Đàng đang mở ra, hoặc những nàng tiên đang múa hát dưới những gốc đào nở hoa, với mùi hương bát ngát như thể mùi tóc bay trong những chiều gió. Cỏ mọc ven những con đường trong thành phố, trên đó lưa thưa những chòm cây dại, như cây hoa ngũ sắc cười sặc sỡ dọc đường thơ ấu của tôi. Bay theo những bước chân lang thang của tôi là những con bướm, những cánh chuồn nghe ngày nắng lên tung tăng trong không gian, ghé cây này, vờn cây kia, trong một thành phố lúc nào cũng cổ xưa, văng vẳng điệu nhã nhạc của cung đình đã hoang phế. (Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Tôi đi vòng lại góc sân, nơi đó có cây lê đang nở hoa. Trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ ghề, dáng đối trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng. Cành to khỏe, hoa chỉ điểm năm ba chùm, nhưng người ta không cảm thấy là ít, hình như hoa lê sợ sự thừa thãi. Dưới trời quang đãng của tiết xuân muộn, trong nắng trong gió, những chùm hoa rung động nhẹ trước mắt tôi giống như bướm trắng, nhưng là những cánh bướm bay đến từ một phương trời nào khác. Bà Lan Hữu đang đứng bên thềm loay hoay buộc mấy cành hoa tường vi lên giàn. Bà ngẩng lên, nói với tôi: “Hoa lê nở dưới trăng càng bộc lộ hết cái thần của nó. Người xưa khen hoa này là biết tự cam ở nơi tịch mịch…”
(Đất, người xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Cách làm bài:
1. Các bước tiến hành trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm/ đoạn trích kí
a. Bước 1: Chuẩn bị
– Đọc kĩ đề bài và xác định các vấn đề đặt ra trong đề bài (Nội dung và nghệ thuật của hai đoạn trích)
– Đọc lại hai đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi. Tìm và ghi lại những chi tiết liên quan đến đặc trưng thể loại nhật kí.
– Đọc kĩ yêu cầu khi viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.
b. Bước 2 Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt câu hỏi
+ Trong nhật kí của hai tác giả người kể chuyện là ai? Câu truyện gồm những sự việc và trải nghiệm nào? Điểm giống và khác nhau trong hai đoạn trích nhật kí quan tâm đến tâm trạng, tình cảm, ước mơ lẽ sống của hai tác giả?
+ Thủ pháp trần thuật kết hợp kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình trong nhật kí của hai tác giả biểu hiện như thế nào?
+ Nêu điểm giống và khác nhau trong cách hai tác giả sử dụng và kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đó?
+ Nhận xét, đánh giá về lời trần thuật và hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật kết hợp trần thuật với miêu tả, nghị luận, trữ tình của hai tác giả.
a. Tìm ý
Các phương diện so sánh
Đoạn trích
Nhật kí Đặng Thùy Trâm
Đoạn trích
Mãi mãi tuổi hai mươi
Người kể chuyện
Ngôi kể thứ nhất, dưới điểm nhìn của nhân vật chính – bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Ngôi kể thứ nhất, dưới điểm nhìn của nhân vật chính – liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
Nội dung câu chuyện
Là những dòng ghi chép lại cụ thể một ngày của nữ bác sĩ cùng thương binh “chạy càn ở tư thế chiến thắng” mà nhớ về Hà Nội, ngày tiễn anh lên đường nhập ngũ và nghĩ về sức mạnh của con người Việt Nam.
Là những dòng ghi chép Ghi lại cụ thể một ngày của anh bộ đội trẻ Nguyễn Văn Thạc nhớ về những kỉ niệm với bạn bè cùng lớp học và xúc động, tự hào khi ý thức mình không chỉ đi đánh giặc mà còn được sống những ngày tháng oanh liệt, vẻ vang của đất nước…
Điểm giống về nội dung
– Đều ghi chép xác thực theo ngày tháng về sự kiện và suy nghĩ cụ thể của người viết,…
– Đều sử dụng kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để ghi lại sự kiện và bộc lộ nỗi nhớ gia đình, bạn bè, quê hương của người viết,…
– Cái “tôi” tác giả trong cả hai đoạn trích đều thể hiện suy nghĩ và tình cảm của thanh niên những năm tháng chống Mỹ cứu nước: giàu lí tưởng cách mạng. giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ và ước mơ cả nhân vi độc lập, tự do của đất nước,…
Điểm khác về nội dung
Đoạn trích Nhật ki Đặng Thuỷ Trâm ghi lại cụ thể một ngày (3.7.1968) nữ bác sĩ cùng thương binh “chạy càn ở tư thế chiến thắng” mà nhớ về Hà Nội, ngày tiễn anh lên đường nhập ngũ và nghĩ về sức mạnh của con người Việt Nam.
Đoạn trích Mãi mãi tuổi hai mươi ghi lại cụ thể một ngày (15.4.1972), anh bộ đội trẻ Nguyễn Văn Thạc nhớ về những kỉ niệm với bạn bè cùng lớp học và xúc động, tự hào khi ý thức mình không chỉ đi đánh giặc mà còn được sống những ngày tháng oanh liệt, vẻ vang của đất nước…
Điểm giống về nghệ thuật
– Thủ pháp trần thuật kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình; đều góp phần thể hiện tính cách của nhân vật chính trong đoạn trích.
Điểm khác về nghệ thuật
– Kết hợp trần thuật với miêu tả để khắc họa rõ nét khung cảnh chiến trường ác liệt- nơi làm việc của bác sĩ Đặng Thùy Trâm cũng như lý tưởng, suy nghĩ của cô.
Sử dụng kết hợp giữa trần thuật và miêu tả, biểu cảm để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người lính trẻ nhớ về những kỉ niệm với bạn bè cùng lớp học và xúc động, tự hào khi ý thức mình không chỉ đi đánh giặc mà còn được sống những ngày tháng oanh liệt, vẻ vang của đất nước…
b. Lập dàn ý
Bố cục
Nội dung cụ thể
Mở bài
– Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm
– Nêu vấn đề nghị luận: so sánh, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật hai đoạn trích
Thân bài
– Thông tin chung: tác giả, tác phẩm
– So sánh giá trị nội dung hai đoạn trích:
+ Phân tích điểm giống
+ Phân tích điểm khác
– So sánh giá trị nghệ thuật hai đoạn trích:
+ Phân tích điểm giống
+ Phân tích điểm khác
– Rút ra nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của hai đoạn trích
+ Những ghi chép chân thực của hai đoạn trích cho người đọc thấu hiểu về những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…
+ Những suy nghĩ cụ thể của người viết khiến người đọc vô cùng cảm phục lí tưởng sống, lòng yêu nước, sự hi sinh cao cả của một thế hệ trẻ vì độc lập tự do của đất nước,…
+ Hai đoạn trích chứa đựng giá trị nhân văn, khiến tuổi trẻ nhận thức được cần phải trân trọng cuộc sống hoả bình hôm nay, cần phải đóng góp cho đất nước những việc làm tích cực,…
Kết bài
Khẳng định lại giá trị của hai đoạn trích nhật kí.
c. Bước 3. Viết
– Triển khai các ý: Dựa vào dàn ý để viết từng phần. Mỗi phần cần có dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm/ đoạn trích.
– Kết nối các phần: Đảm bảo mỗi phần có mối liên hệ với phần trước và sau. Sử dụng các từ nối để tạo sự liền mạch.
d. Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.
Thân bài
Phân tích điểm giống nhau, điểm khác nhau hoặc cả giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm để làm nổi bật đối tượng so sánh.
Bài viết đủ ý. Các luận điểm, luận cứ phù hợp với vấn đề nghị luận nêu trong đề.
Các lí lẽ và bằng chứng sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục.
Phát biểu được những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân sâu sắc.
Kết bài
Đã tổng hợp và gợi mở được vấn đề cần bàn luận trong bài.
Kĩ năng, trình bày diễn đạt
Bài viết có đủ ba phần và nội dung (độ dài) các phần cân đối.
Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận, nhất là thao tác chứng minh trong khi viết.
Đảm bảo chính tả, dùng từ và diễn đạt.
Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các luận điểm, bằng chứng, lí lẽ.
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận so sánh hai đoạn nhật kí Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7