Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm kí kịch được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Nội dung thuộc Nghị luận so sánh hai tác phẩm văn học được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm kí kịch
3.1. Mục tiêu, yêu cầu của kiểu bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí, kịch
– Mục tiêu: Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm về nội dung và hình thức nghệ thuật. Đối tượng nghị luận của dạng bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí, kịch có thể là so sánh cả tác phẩm, có thể là so sánh một yếu tố nội dung hoặc hình thức hoặc có thể so sánh hai đoạn trích kí hoặc kịch trong hai văn bản.
– Yêu cầu chung đối với dạng bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí, kịch cũng giống như yêu cầu đối với dạng bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ, truyện: giới thiệu hai tác phẩm và vấn đề cần so sánh, đánh giả, giới thiệu thông tin về hai tác phẩm/ hai vở kịch; chỉ rõ và phân tích, đánh giá những điểm giống và khác giữa hai tác phẩm trên hai phương diện nội và nghệ thuật, nêu lên những đóng góp đặc sắc của từng tác phẩm; lí giải điểm giống, khác và ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá.
Tiêu chí so sánh: Văn bản kí về Đề tài, số liệu, cách tiếp cận vấn đề,…
3.2. Quy trình viết
Bước 1: Đọc đề bài, xác định đúng vấn đề nghị luận: (So sánh, đánh giá đề tài, số liệu, cách tiếp cận vấn đề,…trong văn bản/ đoạn trích kí)
Bước 2: Tìm ý và xây dựng dàn ý phù hợp đối với từng dạng câu hỏi
* Tìm ý:
– Đọc văn bản/ đoạn trích. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề.
– Xác định các ý chính cần trình bày trong bài viết (So sánh, đánh giá hai tác phẩm/ đoạn trích kí) bằng cách hoàn thiện nội dung vào bảng sau:
Cách thức xác định các yếu tố cơ bản của tản văn và tùy bút
Các yếu tố
So sánh
Tiếp cận vấn đề
Nội dung cụ thể
Yêu cầu
Văn bản/ đoạn trích 1
Văn bản/ đoạn trích 2
1
Đề tài
Đa dạng, nhiều lĩnh vực
Dùng bút dấu tô màu vào nội dung giống nhau của hai văn bản/ đoạn trích
2
Phương thức biểu đạt
Kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, nghị luận
3
Hình tượng cái Tôi trữ tình
Thể hiện thế giới tinh thần và đời sống tình cảm của tác giả
4
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ giàu chất thơ, mang đậm dấu ấn cá nhân
5
Kết cấu
Chú trọng thể hiện dòng cảm xúc, tâm trạng
6
Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng lãng mạn (khuynh hướng lí tưởng hóa, góc nhìn từ chuẩn mực của cái đẹp). Có thể kết hợp cảm hứng anh hùng, châm biếm, bi kịch,…
7
Giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh
Thể hiện rõ và sâu các vấn đề về giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh dựa trên những ghi chép và khảo sát của tác giả
Cách thức xác định các yếu tố cơ bản của truyện kí
Các yếu tố so sánh
Tiếp cận vấn đề
Nội dung cụ thể
Yêu cầu
Văn bản/ đoạn trích 1
Văn bản/ đoạn trích 2
1
Đề tài
Phạm vi hiện thực phản ánh trong tác phẩm
Dùng bút dấu tô màu vào nội dung giống nhau của hai văn bản/ đoạn trích
2
Cốt truyện
Trần thuật một nhân vật/anh hùng (có tính xác thực) trên mặt trận chiến đấu hoặc sản xuất
3
Nhân vật
Từ con người, sự việc có thật, nhà văn lựa chọn chi tiết, sự kiện, sắp xếp lại để tạo thành một tác phẩm truyện kí hấp dẫn
4
Ngôi kể điểm nhìn trần thuật
Thường là ngôi thứ ba, khắc họa chân dung, hành động, lời nói của nhân vật chính trong mối quan hệ với các nhân vật khác
5
Chi tiết, sự kiện giàu ý nghĩa
Nổi bật, hấp dẫn nêu được cá tính, đặc sắc riêng của nhân vật
6
Phi hư cấu
Người, sự việc có tính xác thực
7
Hư cấu
Là sự việc, chi tiết có khả năng phản ánh (đời sống) chứa đựng ý nghĩa, làm nổi bật chủ đề, khắc họa nhân vật thông qua lời kể và hình dung của chính tác giả
8
Chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo
– Chủ đề chính, chủ đề phụ
– Cảm xúc xuyên suốt tác phẩm
* Lập dàn ý
Các phần
So sánh đánh giá
hai tác phẩm kí
So sánh đánh giá
hai tác phẩm kịch
Mở bài
Giới thiệu hai tác phẩm văn học cần so sánh, nêu mục đích và cơ sở so sánh.
Giới thiệu hai tác phẩm văn học cần so sánh, nêu mục đích và cơ sở so sánh.
Thân bài
– Giới thiệu hai tác phẩm kí và nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá
– Giới thiệu hai tác phẩm kí và nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá
So sánh, đánh giá hai tác phẩm kí về các phương diện:
– Những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung: đề tài, chủ đề, cảm hứng, tư tưởng, thông điệp
– Những điểm tương đồng/ khác biệt về hình thức:
Kí trữ tình: Cách thể hiện nhân vật/ chủ thể trữ tình; cách liên tưởng, xây dựng hình ảnh biểu tượng, kết cấu, sử dụng từ ngữ, lời văn.
Kí tự sự (phóng sự, hồi kí, nhật kí): tính chất phi hư cấu và việc sử dụng hư cấu.
So sánh, đánh giá hai tác phẩm kịch về các phương diện:
– Những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp
– Những điểm tương đồng/ khác biệt về hình thức: cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, xung đột, hành động phân cảnh/ lớp kịch; đối thoại, độc thoại,…
– Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng, khác biệt
– Đánh giá chung về nét tương đồng và khác biệt, khẳng định nét riêng độc đáo làm nên giá trị của mỗi tác phẩm.
Kết bài
Khẳng định lại những điểm tương đồng, khác biệt quan trọng; những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm kí
Khẳng định lại những điểm tương đồng, khác biệt quan trọng; những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm kịch.
Bước 3: Viết
– Triển khai các ý: Dựa vào dàn ý để viết từng phần. Mỗi phần cần có dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm/ đoạn trích.
– Kết nối các phần: Đảm bảo mỗi phần có mối liên hệ với phần trước và sau. Sử dụng các từ nối để tạo sự liền mạch.
Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài, dàn ý và bảng kiểm KN viết.
– Soát lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (từ ngữ, câu văn, đoạn văn)
BẢNG KIỂM KĨ NĂNG SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM KÍ, KỊCH
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch cần so sánh (tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
Nêu khái quát nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá
Thân bài
Phân tích, so sánh điểm tương đồng của hai tác phẩm
Phân tích, so sánh điểm khác biệt của hai tác phẩm
Đánh giá phong cách sáng tác của mỗi tác phẩm (nếu cần)
Lập luận chặt chẽ, thể hiện được nhung suy nghĩ, cảm nhận riêng của người viết về hai tác phẩm
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu lấy từ hai tác phẩm
Kết bài
Khẳng định lại những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm (truyện/ kí hoặc kịch)
Nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả (nếu cần)
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu bố cục của kiểu bài
Sử dụng được một số mẫu câu so sánh; từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giũa các luận điểm, giữa lí lẽ với bằng chứng
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm kí kịch”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7