Tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích vai trò của người kể chuyện trong đoạn trích Cha tôi khoảng 200 chữ Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Nghị luận Phân tích, làm rõ đặc điểm, vai trò của người kể chuyện 200 chữ được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vai trò của người kể chuyện trong đoạn trích sau:
Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái. Đôi lúc tôi thấy, nghề văn như một cái ách, người ta lúc nào cũng áy náy lo âu, sợ mình chưa đọc đủ, chưa viết đủ, chưa viết xong lại thấy bực bội như thể có điều gì oan trái trong lòng chưa nói ra hết được. Và tôi nghĩ, có lẽ cha tôi chọn cho mình một cái ách nặng. Cha luôn luôn tất bật, yêu hoa cỏ nhưng chưa bao giờ dám bỏ hàng giờ ra để ngồi uống trà thưởng hoa. Cha sợ những quán cà phê, nhìn chúng như nhìn những nấm mồ chôn thì giờ. Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: “Tắt đèn! Ra ngoài hè ngồi xem!”. Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn chương với mẹ, rồi tranh luận, có khi cãi cọ, quên cả trăng!
Cứ vậy, đầu óc của cha tôi không lúc nào thảnh thơi, đôi lúc tôi nghĩ, cha đã già rồi, đã có một vị trí ít ai dám mơ tới trong văn học rồi, sao cha không nghỉ ngơi một chút. Cha dạy chúng tôi: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Cha cũng muốn tôi học, tôi đã có gần một chục quyển vở chép tay của cha, ở bìa ghi rõ: “sách dạy cho Vàng Anh”, cha muốn hàng ngày đều có ít thì giờ để giảng cho tôi, nhưng tôi, vì đã không ý thức được những giờ học ấy quý như thế nào, tôi đã trốn bằng đủ mọi cớ, khi ấy, tôi chỉ thích làm thơ chứ không thích học thơ. Chỉ khi cha tôi vào nằm bệnh viện, tôi biết cha bệnh nặng, khó mà qua khỏi, mỗi chiều, sau khi đi học về, tôi vào thăm, cha luôn để dành cho tôi bánh kẹo hoặc một quả cam, và tôi dù mệt đến mấy cũng đề nghị cha giảng bài, không tiếp thu được bao nhiêu, nhưng tôi muốn cha được an tâm. Ở bệnh viện, cha tôi đã làm một phong bì to đựng các bài học của tôi, giờ đây chép thành giấy rời, cuối mỗi bài đều ký: “Cha: Chế Lan Viên”, và ghi: “Chợ Rẫy ngày… tháng… năm…” như đánh dấu từng chặng của một cuộc chạy đua tàn khốc…
(Trích Cha tôi, Tuyển tập truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, https://baotangvanhoc.vn)
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN
Cấu trúc
Mở đoạn
Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của người kể chuyện trong đoạn trích.
Thân đoạn
– Với việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất, câu chuyện đã được kể một cách chân thực, gần gũi, với giọng điệu điềm tĩnh, nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm cảm xúc “chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng;đôi lúc tôi nghĩ, cha tôi đã già rồi, ít ai dám đến gần khi cha đang viết, nhưng tôi muốn cha được an tâm, cha dạy dúng tôi…”
-Tạo nên một không gian tâm lý thấm đượm yêu thương, nơi mà độc giả có thể cảm nhận được tình cảm, tâm tư của nhân các vật. Đó là những tình cảm kính trọng trước một người luôn hết mình trong công việc, yêu mến một người cha luôn hết lòng vì con cái, xót thương đan xen sự tiếc nuối trước tuổi già bệnh tật “khó mà qua khỏi” của cha.
– Trong văn bản, người kể chuyện “tôi” như một người dẫn dắt, kết nối độc giả với các nhân vật, từ đó, câu chuyện trở nên sinh động, chân thực và gần gũi hơn.
Kết đoạn
Giọng điệu thân mật, bình dị, gần gũi nhưng giàu cảm xúc và thái độ trân quý, yêu thương của người kể chuyện trong văn bản, người đọc có thể rút ra thông điệp về tình cảm gia đình thiêng liêng, tình cha con cao quý cho bản thân mình.
ĐOẠN VĂN HOÀN CHỈNH
Một trong những yếu tố hấp dẫn làm nên thành công của truyện ngắn “Cha tôi” (Phan Thị vàng Anh) là việc lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhằm thể hiện chân thực, thân mật, gần gũi nhất về tình cảm cha con. Với việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất, câu chuyện đã được kể một cách chân thực, gần gũi, với giọng điệu điềm tĩnh, nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm cảm xúc “chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng;đôi lúc tôi nghĩ, cha tôi đã già rồi, ít ai dám đến gần khi cha đang viết, nhưng tôi muốn cha được an tâm, cha dạy dúng tôi…”Tạo nên một không gian tâm lý thấm đượm yêu thương, nơi mà độc giả có thể cảm nhận được tình cảm, tâm tư của nhân các vật. Đó là những tình cảm kính trọng trước một người luôn hết mình trong công việc, yêu mến một người cha luôn hết lòng vì con cái, xót thương đan xen sự tiếc nuối trước tuổi già bệnh tật “khó mà qua khỏi” của cha. Trong văn bản, người kể chuyện “tôi” như một người dẫn dắt, kết nối độc giả với các nhân vật, từ đó, câu chuyện trở nên sinh động, chân thực và gần gũi hơn. Giọng điệu thân mật, bình dị, gần gũi nhưng giàu cảm xúc và thái độ trân quý, yêu thương của người kể chuyện trong văn bản, người đọc có thể rút ra thông điệp về tình cảm gia đình thiêng liêng, tình cha con cao quý cho bản thân mình.
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích vai trò của người kể chuyện trong đoạn trích Cha tôi khoảng 200 chữ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7