Tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích tâm trạng nhân vật tôi trong Cánh đồng bất tận 200 chữ Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Nghị luận Phân tích, cảm nhận một đặc điểm/phương diện của nhân vật truyện 200 chữ được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật tôi trong đoạn trích sau:
Trời đất ủ dột nhìn mưa vào mùa. Thằng Điền kiếm được mấy cây ô môi nhỏ, nó rủ tôi trồng. Chúng tôi dầm mưa, lấy mũi dao đào thành mấy lổ con con, rồi đắp đất ém gốc lại. Cái cảm giác mà cha tôi đã từ bỏ là yêu thương, che chở cho một sinh linh (yếu ớt, nhỏ bé) nào đó thật ngọt ngào. Điền biểu tôi chặt sậy cắm quanh, sợ mấy con vịt ăn trụi lá, với lại, bờ đất này rất nhiều người qua lại, không khéo là bị dẫm bẹp. Hai đứa ngồi nhìn công trình của mình, bỗng buồn, không biết mai này còn có dịp quay lại coi tụi cây này lớn lên, để trèo lên hái trái, để giăng cái võng, ngủ một giấc đã đời.
Chị em chúng tôi nảy ra nỗi thèm muốn, khao khát được trồng cây từ khi rời Bàu Sen, vì biết chẳng bao giờ quay lại sống – bình – thường. Dường như chúng tôi nhớ, nhớ cồn cào. Nỗi nhớ bao gồm được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất, được tự mình trồng cây gì đó, có trái, và trái ăn được, ăn rất ngon. Nhưng cái mơ ước nhỏ nhoi là nhìn nó lớn lên cũng mong manh, khi mà đến chưa nóng chỗ đã phải dời đi nơi khác. May là lần này chúng tôi ở Cỏ Úa khá lâu, chăm chút bầy vịt (mới gầy lại) “trơn lông bụng”. Thằng Điền một bữa ra coi cây bén rễ, nó bỗng chép miệng, “Ước gì đây là đất – của – mình…”.
Tôi cười, điều đó thật xa xôi. Có lần, đi qua xóm, trong một buổi chiều, chúng tôi gặp những ông già ngồi chơi với cháu, thằng Điền đứng tần ngần bên hàng rào dâm bụt, bảo, “Phải chi ông này là ông nội mình, thương đỡ chơi, hen Hai?”. Nghe câu đó tôi bỗng thấy mình nghèo rơi nghèo rớt, nghèo đến nỗi không có… ông nội để thương, thèm muốn bên đường. Tôi lắc đầu, bảo thôi, thí dụ như mình lỡ mến người ta, mai mốt dời đi, buồn dữ lắm. Mà, đã ngấm, đã xé lòng toang hoang với nỗi đau chia cắt rồi, chưa sợ sao?
Sống đời mục đồng, chúng tôi buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai, để khỏi ngậm ngùi, để lòng dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh khác. Chúng tôi vô định hơn bất cứ người nuôi vịt chạy đồng nào. Vì những cuộc tình của cha tôi, ngày càng ngắn ngủi.
(Trích Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư, báo Người lao động online, ngày 27/6/2006)
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN
Cấu trúc
Nội dung trình bày
Mở đoạn
Nêu vấn đề nghị luận: Tâm trạng nhân vật tôi trong đoạn trích.
Thân đoạn
-Tân trạng của nhân vật tôi:
+ Cảm giác ngọt ngào khi tôi được cùng em trai yêu thương, che chở cho sinh linh nhỏ bé – mấy cây ô môi nhỏ.
+ Hai chị em rất buồn vì không biết có dịp nào trở về vùng đất này để xem chúng thế nào.
+ Thèm muốn, khao khát được trồng cây từ khi rời Bàu Sen, vì biết chẳng bao giờ quay lại sống – bình – thường là cảm xúc tiếp theo của họ.
+ Nhớ những khoảnh khắc giản dị mà sâu sắc trong cuộc sống: được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất, được tự mình trồng cây gì đó…
+ Khi em trai ao ước: Phải chi ông này là ông nội mình, thương đỡ chơi, hen Hai?, người chị đau đớn thấy mình nghèo rơi nghèo rớt, nghèo đến nỗi không có… ông nội để thương. Nếu phải rời xa một vùng đất đã lỡ thương thì buồn dữ lắm. Nỗi đau đã ngấm, đã xé lòng toang hoang. Sống đời mục đồng, họ buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai.
– Qua ngôi kể thứ nhất, giọng văn da diết, ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc, diễn tả sâu sắc, tinh tế tâm trạng nhân vật, độc giả nhận ra số phận nhỏ bé, tính cách đa cảm của hai chị em tôi.
Kết đoạn
Khắc họa tâm trạng nhân vật tôi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc: Khát khao về giá trị được sống, được hạnh phúc của con người trong cuộc sống.
ĐOẠN VĂN HOÀN CHỈNH
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là xây dựng thành công tâm trạng phức hợp của nhân vật tôi. Trong đoạn trích, nhân vật tôi được nhà văn miêu tả một cách ấn tượng và sinh động. Theo dòng cảm xúc của tôi, độc giả cảm nhận được diễn biến tâm trạng nhân vật. Trước hết là cảm giác ngọt ngào khi tôi được cùng em trai yêu thương, che chở cho sinh linh nhỏ bé – mấy cây ô môi nhỏ, sau đó hai chị em rất buồn vì không biết có dịp nào trở về vùng đất này để xem chúng thế nào. Thèm muốn, khao khát được trồng cây từ khi rời Bàu Sen, vì biết chẳng bao giờ quay lại sống – bình – thường là cảm xúc tiếp theo của họ. Nhớ những khoảnh khắc giản dị mà sâu sắc trong cuộc sống: được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất, được tự mình trồng cây gì đó… Khi em trai ao ước: Phải chi ông này là ông nội mình, thương đỡ chơi, hen Hai?, người chị đau đớn thấy mình nghèo rơi nghèo rớt, nghèo đến nỗi không có… ông nội để thương. Nếu phải rời xa một vùng đất đã lỡ thương thì buồn dữ lắm. Nỗi đau đã ngấm, đã xé lòng toang hoang. Sống đời mục đồng, họ buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai. Qua ngôi kể thứ nhất, giọng văn da diết, ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc, diễn tả sâu sắc, tinh tế tâm trạng nhân vật, độc giả nhận ra số phận nhỏ bé, tính cách đa cảm của hai chị em tôi.
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích tâm trạng nhân vật tôi trong Cánh đồng bất tận 200 chữ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7