Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích nhân vật lịch sử – lãnh tụ Hồ Chí Minh trích trong Hồi kí Từ nhân dân mà ra được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo Nghị luận phân tích đánh giá một văn bản hồi ký được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Nghị luận phân tích nhân vật lịch sử – lãnh tụ Hồ Chí Minh trích trong Hồi kí Từ nhân dân mà ra
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích nhân vật lịch sử – lãnh tụ Hồ Chí Minh trích trong Hồi kí Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(Trích Từ nhân dân mà ra, Tổng tập Hồi kí, Đại tướng Võ Nguyên Giáp(*); Hữu Mai thể hiện,
in theo bản năm 1964, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 68-69)
Đề bài:
Trong tác phẩm Từ nhân dân mà ra, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:
(Tóm lược phần chính: Cuốn hồi kí Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại những ký ức sâu sắc về chặng đường kháng chiến chống Pháp, qua đó khắc họa vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam. Một số sự kiện chính: Những năm đầu cách mạng: Võ Nguyên Giáp tham gia cách mạng từ sớm, cùng các đồng chí xây dựng lực lượng kháng chiến, từ các đơn vị tự vệ ở địa phương đến thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (1944) – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến dịch Biên giới (1950): Đây là chiến dịch lớn đầu tiên của quân đội Việt Nam, nhằm mở rộng vùng giải phóng, đồng thời làm suy yếu sức mạnh của quân Pháp ở biên giới. Thành công của chiến dịch củng cố niềm tin và động lực cho toàn dân. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954): Với vai trò chỉ huy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định đổi từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”, đưa quân đội Việt Nam tới chiến thắng vang dội tại Điện Biên Phủ. Chiến thắng này là bước ngoặt, buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh Đông Dương).
[…] Khỏi bệnh ít lâu, tôi trở về nơi Bác ở. Mỗi lần đi công tác về cơ quan cảm thấy như đang trở về với gia đình. Chuyến vừa rồi, tôi xa cơ quan tương đối lâu ngày.
Được ở gần Bác một thời gian, tôi đã nhận thấy qua cái bề ngoài vô cùng giản dị của Bác, con người Bác thật vĩ đại, và chính bản thân cách sống giản dị đó cũng là một điều vĩ đại trong con người của Bác.
Từ ngày tôi về nước, cơ quan lại thay đổi địa điểm thêm nhiều lần. Địch càng khủng bố, sinh hoạt của cơ quan càng khó khăn hơn. Khi Bác ở hang, khi ở hốc núi, khi ở trong một bụi rậm. Giường nằm là dăm ba cành cây, đôi lúc chỉ một mớ lá. Sức khỏe của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Cái ăn cũng rất thiếu. Món ăn quý giá anh Lộc dành riêng bồi dưỡng cho Bác hàng ngày là ít nước cơm chắt. Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng.
Ở bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào, mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được. Tôi nhớ mãi một lần ở Tĩnh Tây… Hôm ấy, có cuộc hẹn gặp người từ trong nước ra. Bác và chúng tôi đều cải trang thành những người Nùng để đi tới nơi hẹn tại chợ Lộc Tùng. Đồng chí liên lạc vừa tới, trông thấy Bác nói ngay: “Thưa Bác, đồng chí X. bị bắt rồi”. Bác điềm nhiên bảo tất cả hãy vào hàng nghỉ ngơi như mọi người trong vùng này đi chợ. Khi ăn phở, ăn bún xong, ngồi uống nước Bác mới nói: “Bây giờ chú báo cáo đầy đủ mọi việc đi. Không nên vội vã”. Bác khi nào cũng bình thản, bình thản trước mọi khó khăn. Mỗi lần về họp, cán bộ các nơi báo cáo tình hình, phong trào nơi này lên, nơi kia xuống, có khi nhiều nơi cùng bị khủng bố, Bác vẫn bình thản. Trong sự bình thản của Bác còn toát ra một tinh thần rất lạc quan. Bác đúng là hiện thân của người dân trên đất nước Việt Nam nhỏ bé, đói nghèo vì bị áp bức bóc lột cùng cực bao đời nay, nhưng anh dũng và bất khuất, không chịu lùi bước trước bất cứ sức mạnh nào, và hoàn toàn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp của cách mạng, của nhân dân, của dân tộc. Gần Bác, chúng tôi như luôn luôn được nhắc nhở: Cách mạng phải gian khổ, việc cách mạng là việc lâu dài, cách mạng nhất định sẽ thắng […].
Chú thích
(*) Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) là một trong những vị tướng vĩ đại và tài ba nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Sinh ra tại Quảng Bình trong một gia đình yêu nước, ông sớm tham gia cách mạng và trở thành một trong những người lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tư duy chiến lược và tài năng quân sự xuất sắc, ông đã lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam trong nhiều chiến dịch lớn, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, dẫn đến chiến thắng vang dội trước thực dân Pháp và tạo bước ngoặt lớn cho lịch sử dân tộc.Võ Nguyên Giáp không chỉ được biết đến với vai trò một vị tướng tài ba, mà còn là người có tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Từ nhân dân mà ra là hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được viết trong những năm tháng sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, khi đất nước bước vào giai đoạn hòa bình, thống nhất. Tác phẩm ghi lại những ký ức sâu sắc và chân thực của ông về cuộc chiến đấu gian khổ của quân và dân ta, đặc biệt là những ngày đầu xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tác phẩm xuất bản lần đầu tiên vào những năm 1970, tác phẩm nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong kho tàng văn học cách mạng Việt Nam, là nguồn tư liệu quý giá cho thế hệ sau về lịch sử hào hùng của dân tộc và về những con người đã hết lòng cống hiến vì độc lập, tự do của đất nước.
Bước 1: Chuẩn bị viết
– Xác định yêu cầu của đề bài:
+ Xác định vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nhân vật “tôi” trích trong Hồi kí Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
+ Xác định rõ phạm vi phân tích: đoạn trích trong Hồi kí Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
+ Xác định thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
– Tìm hiểu một số đặc điểm của thể loại Hồi kí để vận dụng trong bài viết:
+ Hồi kí lịch sử.
+ Tính chính xác, chân thực.
+ Ghi lại sự việc thuộc về quá khứ, qua hồi tưởng.
+ Lời văn theo hướng tâm sự, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Xác định ý chính:
– Về nội dung:
+ Xác định đề tài: Hình tượng nhân vật lịch sử (lãnh tụ Hồ Chí Minh).
+ Xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” là người trực tiếp kể lại những ký ức và cảm nhận cá nhân.
+ Hình tượng nhân vật lịch sử – lãnh tụ Hồ Chí Minh trong văn bản.
– Về nghệ thuật:
+ Ngôi kể thứ nhất (nhân vật “tôi”);
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh; thử pháp tương phản; giọng điệu giàu cảm xúc, cách quan sát, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ…
+ Ghi lại sự việc thuộc về lịch sử.
+ Lời văn theo hướng tâm sự, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.
b. Lập dàn ý
* Mở bài
– Giới thiệu tên tác giả và tên tác phẩm Hồi kí Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
– Xác định vấn đề nghị luận: hình tượng nhân vật lịch sử -lãnh tụ Hồ Chí Minh trong văn bản.
– Trích dẫn đoạn trích.
* Thân bài:
Triển khai các luận điểm: Có thể lựa chọn theo các gợi ý sau:
– Giới thiệu ngắn gọn thông tin tác giả, tác phẩm:
– Phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật lịch sử- lãnh tụ Hồ Chí Minh.
+ Sự giản dị và khiêm tốn:
++ Phong cách sống rất giản dị, từ việc ở trong hang, hốc núi, đến việc sử dụng giường đơn sơ làm từ cành cây và mớ lá.
++Thức ăn cũng rất hạn chế, chỉ có nước cơm chát hay cháo bẹ hàng tháng.
+ Bản lĩnh và kiên định:
++ Dù đối mặt với những khó khăn khắc nghiệt như khủng bố, thiếu thốn về y tế và dinh dưỡng, Hồ Chí Minh vẫn giữ được sự bình thản và kiên định.
++Trong tình huống gặp tin đồng chí bị bắt, Bác không hoảng loạn mà lặng lẽ hướng dẫn mọi người bình tĩnh và tiếp tục công việc.
+ Tinh thần lạc quan và niềm tin vào cách mạng:
++ Hồ Chí Minh luôn duy trì tinh thần lạc quan, không để những khó khăn cản trở niềm tin vào chiến thắng của cách mạng.
++ Sự lạc quan của Bác không chỉ là nguồn động lực cho bản thân mà còn truyền cảm hứng cho toàn thể chiến sĩ và nhân dân, giúp họ vượt qua mọi thử thách.
+ Tình yêu và sự kính trọng đối với nhân dân:
++ Hồ Chí Minh được mô tả như một người gắn bó mật thiết với nhân dân, luôn tôn trọng và trân trọng từng người dân, từng chiến sĩ.
++Sự tận tụy và hy sinh của Bác là biểu tượng cho tinh thần “từ nhân dân mà ra”, cho thấy mối liên kết mạnh mẽ giữa lãnh tụ và nhân dân.
+ Vai trò lãnh đạo và gương mẫu:
++ Hồ Chí Minh không chỉ là người lãnh đạo chiến lược mà còn là hình mẫu về đạo đức và phẩm chất cách mạng.
++ Sự kiên định, giản dị và lòng nhiệt huyết của Bác là tấm gương sáng cho các thế hệ sau, thể hiện vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và xây dựng tinh thần đoàn kết của toàn dân.
– Phân tích hình thức nghệ thuật của văn bản.
+ Ngôi kể thứ nhất, với nhân vật “tôi” là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
+ Lời văn giàu cảm xúc, chân thành.
+ Miêu tả chân thực và tỉ mỉ, sinh động (cuộc sống sinh hoạt của Bác).
+ Nghệ thuật tương phản (giữa hoàn cảnh gian khổ với tinh thần bình thản, kiên định của Bác).
+ Giọng điệu bình thản, trầm lắng (kể về những khó khăn, thử thách trong đời sống kháng chiến).
+ Biểu cảm thông qua hình tượng Bác (cách kể chuyện về Bác).
– Đánh giá chung:
– Đánh giá:
+ Hình thức nghệ thuật trong đoạn trích, đã khắc họa sinh động hình tượng Hồ Chí Minh, không chỉ với tư cách là một lãnh tụ kiên cường mà còn là một con người giản dị, gần gũi, toát lên tấm gương sáng về đạo đức cách mạng.
+ Vẻ đẹp tài ba, bản lĩnh vững vàng, kiên cường, tính cách khiêm nhường, gần gũi với nhân dân và nhân của Hồ Chí Minh trong suốt hành trình cách mạng. Điều này cho thấy và khả năng lãnh đạo tuyệt vời của Bác trong mọi hoàn cảnh.
* Kết bài
– Khẳng định giá trị sâu sắc về lịch sử và nhân văn.
– Tác phẩm nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của việc sống vì cộng đồng, về tinh thần đoàn kết và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Bước 3: Viết bài
– Mở bài: Trực tiếp/ gián tiếp.
– Thân bài:
+ Trình bày các luận điểm rõ ràng, mỗi luận điểm là một đoạn văn.
+ Dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm làm sáng tỏ các luận điểm.
+ Kết nối các ý bằng các phép liên kết sao cho bài văn mạch lạc, rõ ràng.
– Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm; rút ra bài học cuộc sống/ ấn tượng cá nhân.
Bước 4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đọc lại yêu cầu của đề bài và với dàn ý đã lập để thực hiện những chỉnh sửa cần thiết nhằm hoàn thiện về mặt nội dung.
– Rà soát lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt và trình bày để bài viết đáp ứng được những đòi hỏi về chuẩn mực hình thức.
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích nhân vật lịch sử – lãnh tụ Hồ Chí Minh trích trong Hồi kí Từ nhân dân mà ra”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7