Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện
Kiến thức chung về thể loại truyện
– Truyện kể, kết cấu, tình huống, cốt truyện
– Nhân vật, người kể chuyện (ngôi thứ 1, ngôi thứ 3); điểm nhìn; lời người kể chuyện; lời nhân vật; không gian, thời gian…
– Thủ pháp nghệ thuật, yếu tố kì ảo, diễn biến tâm lí, hành động nhân vật…
Một số dạng bài chính
– Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong cách kể chuyện.
– Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật trong tác phẩm truyện.
– Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề một tác phẩm truyện.
Cách triển khai bài Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện
Dạng 1. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong cách kể chuyện
Các bước làm bài
Bước 1. Chuẩn bị viết
– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề nghị luận. (Chú ý: gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề thi).
– Xác định thao tác lập luận cần sử dụng, phạm vi dẫn chứng.
– Thu thập tư liệu.
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
Để tìm ý, ta cần đặt các câu hỏi:
– Vì sao tác phẩm này được chọn để phân tích, đánh giá? Điều gì khiến bạn yêu thích tác phẩm?
– Câu chuyện được kể trong tác phẩm diễn ra như thế nào?
– Chủ đề của câu chuyện là gì?
– Truyện có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật? (Cách xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, cách sử dụng ngôi kể, lời thoại,…)
– Những câu, đoạn nào trong truyện cần được trích dẫn đề làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật?
– Nhận xét, đánh giá về thành công và hạn chế của tác phẩm như thế nào?
* Lập dàn ý
Phân bố các ý tìm được vào từng phần của bài viết theo gợi ý sau:
** Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận
** Thân bài
– Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Tóm tắt nội dung chính của truyện.
– Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung của truyện: – Truyện tập trung phản ánh đề tài nào?
+ Hình tượng nghệ thuật chính của truyện?
+ Những vấn đề cuộc sống được gợi lên trong truyện?
+ Thông qua truyện, tác giả gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
– Luận điểm 3: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện, những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.
– Luận điểm 4: Đánh giá, mở rộng vấn đề.
** Kết bài:Tóm lược các ý chính trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm.
Bước 3. Viết
– Các luận điểm triển khai ở thân bài cần tập trung vào chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
– Trật tự các luận điểm có thể linh hoạt: phân tích đánh giá chủ đề trước và phân tích đánh giá nghệ thuật sau hoặc ngược lại.
– Mỗi luận điểm của bài viết cần được làm sáng tỏ bằng các chi tiết, bằng chứng cụ thể từ tác phẩm truyện. Tránh phân tích, đánh giá chung chung.
– Thể hiện ý kiến đánh giá riêng của người viết về tác phẩm truyện.
– Khi dẫn các ý kiến phân tích đánh giá của người khác về tác phẩm truyện cần ghi rõ nguồn.
– Viết xong đọc lại, chính sửa lỗi và rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Bước 4. Chỉnh sửa và hoàn thiện
– Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:
+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài viết.
+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.
+ Tự đánh giá kết quả viết .
– Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý các yêu cầu sau đây:
Phương diện kiểm tra, đánh giá
Nội dung
+ Mở bài: Có giới thiệu khái quát nội dung bài viết không?
+ Thân bài:
++ Đã nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài chưa?
++ Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không?
++ Nội dung cụ thể: Lí lẽ và dẫn chứng có phù hợp không?
+ Kết bài: Đã tổng hợp và gợi mở được vấn đề cần bàn luận trong bài chưa?
Hình thức
+ Bài viết có đủ ba phần và nội dung các phần có cân đối không?
+ Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận trong khi viết hay chưa?
+ Bài viết còn mắc những lỗi nào (dùng từ, đặt câu, chính tả,…)?
Tự đánh giá
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu mà bài viết đã đạt được?
+ Em thấy hứng thú và khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?
Ví dụ minh họa:
Đánh giá đặc sắc nội dung nghệ thuật truyện Tặng một vầng trăng sáng
Dạng 2. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật trong tác phẩm truyện
Các bước làm bài
Bước 1. Chuẩn bị viết
– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề nghị luận. (Chú ý: gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề).
– Xác định thao tác lập luận cần sử dụng, phạm vi dẫn chứng.
– Thu thập tư liệu.
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
Để tìm ý, ta cần đặt các câu hỏi:
Để tìm ý, ta cần đặt các câu hỏi:
– Nhân vật đóng vai trò gì trong tác phẩm?
– Nhân vật được thể hiện quan những chi tiết nào? (Về ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác,….)
– Qua đó nhân vật thể hiện những nét tính cách nào?
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật?
* Lập dàn ý
Phân bố các ý tìm được vào từng phần của bài viết theo gợi ý sau:
** Mở bài: Giới thiệu nhân vật; Nêu những đánh giá chung nhất của người viết về nhân vật.
** Thân bài
– Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Tóm tắt nội dung chính của truyện.
– Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm:
+ Ngoại hình
+ Hoàn cảnh – số phận
+ Tính cách – phẩm chất (để làm nổi bật phẩm chất, tính cách của nhân vật có thể lần lượt phân tích làm sáng tỏ từng khía cạnh như lời nói, hành động, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác,…)
– Luận điểm 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
– Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
** Kết bài: Khẳng định đóng góp của nhân vật trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm.
Bước 3. Viết
– Các luận điểm triển khai ở thân bài cần tập trung vào đặc điểm của nhân vật.
– Trật tự các luận điểm có thể linh hoạt.
– Mỗi luận điểm của bài viết cần được làm sáng tỏ bằng các chi tiết, bằng chứng cụ thể từ tác phẩm truyện. Tránh phân tích đánh giá chung chung.
– Thể hiện ý kiến đánh giá riêng của người viết về nhân vật.
– Khi dẫn các ý kiến phân tích đánh giá của người khác cần ghi rõ nguồn.
– Viết xong đọc lại, chính sửa lỗi và rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Bước 4. Chỉnh sửa và hoàn thiện
– Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:
+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài viết
+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa
+ Tự đánh giá kết quả viết
– Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý các yêu cầu sau đây:
Phương diện kiểm tra, đánh giá
Nội dung
+ Mở bài: Có giới thiệu khái quát nội dung bài viết không?
+ Thân bài:
++ Đã nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài chưa?
++ Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không?
++ Nội dung cụ thể: Lí lẽ và dẫn chứng co phù hợp không?
+ Kết bài: Đã tổng hợp và giựo mở được vấn đề cần bàn luận trong bài chưa?
Hình thức
+ Bài viết có đủ ba phần và nội dung các phần có cân đối không?
+ Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận trong khi viết hay chưa?
+ Bài viết còn mắc những lỗi nào (dùng từ, đặt câu, chính tả,…)?
Tự đánh giá
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu mà bài viết đã đạt được?
+ Em thấy hứng thú và khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?
Ví dụ minh họa:
Phân tích nhân vật người cha trong truyện ngắn Bạn nhậu cũ
Dạng 3. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề một tác phẩm truyện
Các bước làm bài
Bước 1. Chuẩn bị viết
– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề nghị luận. (Chú ý: gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề).
– Xác định thao tác lập luận cần sử dụng, phạm vi dẫn chứng.
– Thu thập tư liệu.
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý: Để tìm ý, ta cần đặt các câu hỏi:
– Chủ đề của tác phẩm là gì?
– Chủ đề đó được biểu hiện thế nào qua nhan đề, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện?
– Chủ đề có ý nghĩa như thế nào?
* Lập dàn ý
Phân bố các ý tìm được vào từng phần của bài viết theo gợi ý sau:
** Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Phân tích và đánh giá chủ đề tác phẩm
** Thân bài
– Luận điểm 1: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, khái quát vấn đề nghị luận: Phân tích và đánh giá chủ đề tác phẩm.
– Luận điểm 2: Xác định chủ đề tác phẩm:
Tác phẩm/đoạn trích nói về chủ đề gì? Chủ đề đó được biểu hiện thế nào?
– Luận điểm 3: Phân tích làm rõ chủ đề:
+ Thể hiện qua nhan đề
+ Thể hiện qua cốt truyện
+ Thể hiện qua nhân vật,…
– Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng của chủ đề.
** Kết bài: Khẳng định đóng góp của nhân vật trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm.
Bước 3. Viết
– Các luận điểm triển khai ở thân bài cần tập trung vào đặc điểm của nhân vật.
– Trật tự các luận điểm có thể linh hoạt.
– Mỗi luận điểm của bài viết cần được làm sáng tỏ bằng các chi tiết, bằng chứng cụ thể từ tác phẩm truyện. Tránh phân tích đánh giá chung chung.
– Thể hiện ý kiến đánh giá riêng của người viết về nhân vật.
– Khi dẫn các ý kiến phân tích đánh giá của người khác cần ghi rõ nguồn.
– Viết xong đọc lại, chính sửa lỗi và rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Bước 4. Chỉnh sửa và hoàn thiện
– Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:
+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài viết.
+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.
+ Tự đánh giá kết quả viết.
– Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý các yêu cầu sau đây:
Phương diện kiểm tra, đánh giá
Nội dung
+ Mở bài: Có giới thiệu khái quát nội dung bài viết không?
+ Thân bài:
++ Đã nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài chưa?
++ Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không?
++ Nội dung cụ thể: Lí lẽ và dẫn chứng co phù hợp không?
+ Kết bài: Đã tổng hợp và giựo mở được vấn đề cần bàn luận trong bài chưa?
Hình thức
+ Bài viết có đủ ba phần và nội dung các phần có cân đối không?
+ Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận trong khi viết hay chưa?
+ Bài viết còn mắc những lỗi nào ( dùng từ, đặt câu, chính tả,…)?
Tự đánh giá
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu mà bài viết đã đạt được?
+ Em thấy hứng thú và khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?
Ví dụ minh họa:
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7