Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm kịch được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
1. Kiến thức chung về thể loại kịch
– Sự việc, mâu thuẫn, xung đột
– Nhân vật, không gian, thời gian
– Lời thoại; hồi, lớp kịch
– Phân loại: Tập trung vào hai loại sau
Bi kịch
Hài kịch
– Bi kịch tập trung diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế bi đát không thể đảo ngược của thực tại hay với những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người.
– Bi kịch thường kết thúc bằng thảm cảnh hay bằng cái chết của một loạt nhân vật.
– Hài kịch dùng tiếng cười để chế giễu những thói tật, hiện tượng đáng phê phán vốn đi chệch các chuẩn mực tốt đẹp của con người và cộng đồng.
– Kết thúc của hài kịch: kết thúc có hậu, vui vẻ đối với người đọc, người xem
2. Một số dạng đề tiêu biểu
– Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), phân tích đặc điểm của thể loại hài kịch/bi kịch
– Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), phân tích đặc điểm của nhân vật hài kịch/bi kịch
3. Cách triển khai
a. Các bước làm bài
Các bước
Kĩ năng; nội dung cần lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị viết
Tìm hiểu đề bài; Đọc lại văn bản, đoạn trích
– Đọc và hiểu đề bài:
+ Xác định yêu cầu của đề: Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật, tình huống, thông điệp, hay đánh giá giá trị nghệ thuật.
+ Xác định rõ phạm vi phân tích: Toàn bộ tác phẩm hay chỉ một khía cạnh (như xung đột giữa các nhân vật).
– Đọc lại tác phẩm kịch:
+ Ghi chú các chi tiết nổi bật về nhân vật, tình huống, lời thoại có giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
+ Tìm các đoạn cao trào thể hiện xung đột kịch hoặc bước ngoặt quan trọng.
– Tìm hiểu một số đặc điểm của thể loại kịch để vận dụng trong bài viết:
+ Xung đột kịch: Là yếu tố trung tâm, thể hiện mâu thuẫn giữa nhân vật với nhau hoặc với chính bản thân, thúc đẩy cốt truyện phát triển.
Ví dụ:
+ Vở hài kịch Lão hà tiện (Mô-li-e): Mâu thuẫn đối lập giữa nội dung và hình thức, giữa vè bề ngoài trưởng giả học làm sang với bản chất bên trong keo kiệt, bủn xỉn.
+Vở bi kịch Trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), xung đột giữa tâm hồn thanh cao và thể xác tầm thường tạo nên bi kịch.
+ Tình huống kịch: bao gồm hoàn cảnh cụ thể của hoạt động nhân vật, sự kiện đột phát và quan hệ nhân vật riêng biệt.
. Hài kịch: là tình huống hài hước diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt, thế sự với những toan tính đời thường, làm nổi bật thói tật đáng cười của con người. Ví dụ: Lão Hà tiện là những tình huống nhằm bộc lộ bản chất keo kiệt bủn xỉn của nhân vật Ác-pa-gông
. Bi kịch: là mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu vốn có như định mệnh, bản tính tự nhiên, định kiến thời đại, thực tại xã hội. Ví dụ: Vở bi kịch Trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ): hoàn cảnh sống của nhân vật Trương Ba: hồn nọ xác kia, cuộc đấu tranh giữa linh hồn thanh cao với thân xác thô tục.
+ Nhân vật kịch: Nhân vật kịch là nhân vật của hành động. Một vở kịch được diễn trên sân khấu, chỉ có nhân vật đi lại, nói năng, hoạt động. Trong kịch bản văn học, ngoài nhân vật, còn có những lời chỉ dẫn về cảnh vật, con người thường được in nghiêng được tác giả viết nhằm gợi ý cho sự dàn dựng của nhà đạo diễn chứ không phải cho người xem. Vì vậy, có thể nói trên sân khấu chỉ có nhân vật hành động. Tất cả mọi sự việc đều được bộc lộ thông qua nhân vật.
. Nhân vật trong hài kịch: Nhân vật tiêu biểu cho thói tật đáng cười, đáng phê phán, hoặc là những nhân vật thường xuyên lầm lẫn, có cách ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Ví dụ: Viên thị trưởng trong vở hài kịch Quan thanh tra: nhầm Khlét-xta-cốp– một thanh niên lười biếng, chơi bời… đang bị mắc kẹt lại tại thị trấn vì đang nợ tiền ăn và tiền trọ,… là quan thanh tra để bộc lộ bản chất giả dối, lừa bịp, xu nịnh của kẻ đại diện chính quyền.
. Nhân vật trong bi kịch: Có khát vọng cao đẹp, có cá tính mạnh mẽ, có khả năng lựa chọn hành động tự do, xuất phát từ chính kiến…song lựa chọn lại xung đột với hoàn cảnh thực tế nên rơi vào bi kịch giằng xé, bế tắc và thường có kết thúc bi thảm. Ví dụ: Vở bi kịch Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng): có tài, có tâm nhưng buộc phải mang tài phục vụ hôn quân, nên rời vào bi kịch không lối thoát.
+ Hiệu ứng thanh lọc: Là quá trình cảm xúc của khán giả được giải tỏa qua việc đồng cảm với nhân vật, trải nghiệm sự thăng hoa hoặc đau khổ.
+ Lời thoại giàu ý nghĩa: Nhân vật trong kịch chủ yếu được xây dựng qua lời thoại. Lời thoại không chỉ bộc lộ tính cách mà còn truyền tải thông điệp.
+ Tính khúc chiết, cô đọng: Câu chuyện kịch thường được xây dựng qua tình huống và hành động, không sa đà vào miêu tả tâm lý hoặc khung cảnh như tiểu thuyết.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý cho bài viết: Đặt ra các câu hỏi để xác định ý chính:
– Về nội dung và tư tưởng:
+ Thông điệp chính của tác phẩm kịch là gì?
+ Tác giả muốn gửi gắm bài học gì qua tình huống và nhân vật?
+ Xung đột trong kịch diễn ra giữa những ai? Nó phản ánh điều gì trong xã hội hoặc con người?
– Về nhân vật:
+ Nhân vật chính có đặc điểm gì nổi bật? Tính cách của họ thay đổi như thế nào qua các tình huống?
+ Những mâu thuẫn nội tâm hoặc xung đột với nhân vật khác có ý nghĩa gì?
– Về nghệ thuật:
+ Tình huống kịch được xây dựng như thế nào? Có gây kịch tính và hấp dẫn không?
+ Lời thoại của nhân vật mang tính biểu tượng hoặc triết lý như thế nào?
+ Hiệu ứng thanh lọc được thể hiện qua cảm xúc của người đọc/khán giả ra sao?
* Lập dàn ý
– Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
++ Giới thiệu ngắn về tác giả (phong cách sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu).
++ Nêu sơ lược về tác phẩm kịch cần phân tích.
– Nêu vấn đề nghị luận: Xác định chủ đề của bài viết (ví dụ: bi kịch của nhân vật, giá trị nghệ thuật của kịch).
– Thân bài: Triển khai các luận điểm theo. Có thể lựa chọn theo các gợi ý sau:
+ Phân tích nội dung và thông điệp tư tưởng của tác phẩm kịch:
++ Tóm tắt ngắn gọn tình huống chính trong kịch (chỉ nhắc đến các chi tiết cần thiết).
++ Giải thích ý nghĩa của xung đột
++ Thông điệp tư tưởng
+ Phân tích nhân vật và xung đột kịch
++ Phân tích nhân vật chính: Tính cách, hành động, sự phát triển của nhân vật.
++ Xung đột nội tại của nhân vật hoặc xung đột giữa các nhân vật.
++ Tác dụng của các xung đột này trong việc làm nổi bật chủ đề.
+ Phân tích nghệ thuật xây dựng kịch
++ Tình huống kịch hấp dẫn và cao trào.
++ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và lời thoại.
++ Kết cấu kịch: Thắt nút – cao trào – mở nút.
+ Đánh giá giá trị và ý nghĩa của tác phẩm
++ Giá trị nhân văn, tư tưởng của tác phẩm.
++ Giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
++ Tác phẩm có ý nghĩa gì đối với thời đại hiện nay?
– Kết bài
+ Khẳng định lại giá trị của tác phẩm: Chủ đề và nghệ thuật nổi bật của kịch.
+ Rút ra bài học và cảm nhận cá nhân:
++ Tác phẩm mang đến cho người đọc bài học gì?
++ Cảm nhận cá nhân về ý nghĩa của tác phẩm đối với cuộc sống.
Bước 3: Viết bài
– Mở bài: Viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề hoặc giới thiệu vấn đề gián tiếp, tạo cảm giác thu hút.
– Thân bài:
+ Trình bày các luận điểm rõ ràng, mỗi luận điểm là một đoạn văn.
+ Dùng dẫn chứng cụ thể từ lời thoại và tình huống để minh họa cho các ý phân tích.
+ Kết nối các ý mạch lạc, có sự chuyển ý rõ ràng giữa các đoạn.
– Kết bài: Nhấn mạnh thông điệp tư tưởng và cảm nhận của người viết.
Bước 4:
Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đọc lại yêu cầu của đề bài và với dàn ý đã lập để thực hiện những chỉnh sửa cần thiết nhằm hoàn thiện về mặt nội dung.
– Rà soát lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt và trình bày để bài viết đáp ứng được những đòi hỏi về chuẩn mực hình thức.
Ví dụ minh họa:
Phân tích đánh giá đặc điểm của thể loại bi kịch trong Vũ Như Tô
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm kịch”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7