Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài thơ Thơ tình cuối mùa thu được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Nội dung thuộc Phân tích đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật của một bài thơ đoạn thơ. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Đề bài: Viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ sau:
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
…Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em…
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em…
(Tập thơ: Tự hát, Xuân Quỳnh(*), NXB Tác phẩm mới, 1984)
Chú thích:
(*) Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh quê ở La Khê, thành phố Hà Đông – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. Trước khi sáng tác văn chương, Xuân Quỳnh là diễn viên múa. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
Bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” in trong tập “Tự hát” xuất bản năm 1984.
Cách làm bài:
Bước 1. Tìm hiểu đề
– Kiểu bài: Nghị luận văn học (phân tích, đánh giá một bài thơ).
– Vấn đề nghị luận: Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh.
– Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh.
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
– Vấn đề nghị luận: Tình yêu mãnh liệt và thủy chung, nồng nàn và da diết
– Cấu tứ bài thơ: Được tổ chức theo hình thức đối lập giữa các mặt hình ảnh song song: (cuối) mùa thu và tình yêu của em – anh.
– Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ: Tự do, giọng điệu trữ tình ngọt ngào, ngôn ngữ giản dị chân thành, các BPTT… ->Giá trị tư tưởng của bài thơ: Từ tình yêu riêng của anh và em ->Tình yêu của biết bao thế hệ, biết bao đôi lứa yêu nhau sẽ còn mãi. Tình yêu trên trái đất này là bất diệt.
* Lập dàn ý
Phân bố các ý tìm được vào từng phần của bài viết theo gợi ý sau:
** Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh.
– Giới thiệu bài thơ Thơ tình cuối mùa thu (hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung và nghệ thuật…)
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh.
** Thân bài
– Nhan đề bài thơ độc đáo: cuối mùa thu không chỉ là một khoảnh khắc thời gian mà còn là biểu hiện của sự chuyển biến, sự kết thúc và sự bắt đầu. Mùa thu thường được liên tưởng đến sự trầm lặng, sự chín chắn và cũng là lúc mọi thứ trở nên đẹp đẽ nhất. Trong tình yêu, cuối mùa thu có thể được hiểu là giai đoạn tình yêu đã trải qua những sóng gió và đã chín muồi trở nên sâu sắc, bền chặt hơn. Nhan đề này còn thể hiện rằng bài thơ không chỉ đơn thuần là lời thổ lộ tình cảm, mà còn là minh chứng cho sự thay đổi, sự trưởng thành trong tình yêu.
– Chủ đề tác phẩm: Tình yêu mãnh liệt và thủy chung, nồng nàn và da diết dù đã trở thành một miền dĩ vãng thì những dư âm của nó cũng sẽ còn mãi trong tâm hồn người con gái thủy chung.
– Phân tích nội dung và nghệ thuật:
+ Khổ thơ thứ nhất:
++ Mùa thu hiện lên thông qua các hình ảnh: mây trắng bay, lá vàng, trong không gian cuối trời, rừng, biển cả, dòng nước mênh mang, hoa cúc.
++ Mùa thu đang trôi theo dòng chảy của thời gian, quy luật tự nhiên khiến mùa thu dần vào giai đoạn cuối, chỉ còn những dấu hiệu mờ nhạt….
++ Chỉ còn anh và em đối lập với sự trôi đi của mùa thu thì tình cảm của anh và em vẫn không thay đổi.
+ Khổ thơ thứ hai:
++ “Chỉ còn anh và em/Là của mùa thu cũ”: Nhấn mạnh dù mùa thu có trôi qua, có tiếp diễn thêm những mùa thu mới thì tình cảm của anh và em vẫn đẹp đẽ, nó như là giá trị duy nhất tồn tại của mùa thu cũ.
++ Những hình ảnh ẩn dụ: Làn gió heo may, lối đi quen, cỏ lật theo đường mây, đêm sương, gió lạnh ->vừa mang màu sắc mùa thu, vừa là những trải nghiệm của người phụ nữ khi yêu, khát khao được sự ấm áp, chở che trong những lúc lạnh lẽo, bão tố.
+ Khổ thơ thứ ba: Phép so sánh tình yêu như “hàng cây – qua mùa gió bão”, “dòng sông – yên mùa thác lũ” -> niềm tin vào tình yêu, tình yêu là bến đỗ, điểm tựa tinh thần.
+ Khổ thơ cuối:
++ “Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/Tuổi theo mùa đi mãi” > sự đối lập giữa mất – còn, ra đi – ở lại một lần nữa khẳng định tình yêu vững bền, tha thiết, vượt qua những đổi thay, trắc trở.
++ Hai câu thơ cuối: Sự nối tiếp của các cặp đôi, các tình yêu mới chớm nở và trải qua các mùa thu.
– So sánh, đối chiếu với tác phẩm khác có cùng chủ đề. (HS tự so sánh dựa trên trải nghiệm văn học của bản thân, có thể so sánh với “Sóng” – Xuân Quỳnh, Tình ca ban mai – Chế Lan Viên,….)
– Đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật:
+ Cấu tứ độc đáo: Bài thơ được tổ chức theo hình thức đối lập giữa các mặt: nhất thời – vĩnh cửu, mất – còn, ra đi – ở lại.
+ Hình ảnh song song: (cuối) mùa thu và tình yêu của em – anh.
+ Thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ,…..
– Khẳng định giá trị tư tưởng của bài thơ: Từ tình yêu riêng của anh và em, dù có thể đã lùi vào quá khứ nhưng sẽ còn mãi qua những mùa thu, bài thơ khẳng định tình yêu của biết bao thế hệ, biết bao đôi lứa yêu nhau sẽ còn mãi. Tình yêu trên trái đất này là bất diệt.
**Kết bài
– Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ.
– Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về bài thơ.
Bước 3. Viết
– Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn.
– Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.
– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Bước 4. Chỉnh sửa và hoàn thiện
Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:
– Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài viết.
– Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.
– Tự đánh giá kết quả viết .
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài thơ Thơ tình cuối mùa thu”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7