Tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích chủ đề trong đoạn trích Tướng về hưu khoảng 200 chữ Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Hướng dẫn viết đoạn văn Nghị luận phân tích chủ đề truyện được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Nghị luận phân tích chủ đề trong đoạn trích Tướng về hưu khoảng 200 chữ
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề trong đoạn trích sau:
Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân! ” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống”. Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười ồ.
Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi. Vợ tôi không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi bảo:
– Tại mẹ lẫn.
Cha tôi đăm chiêu. Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội. Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc. Chúng lúc nào cũng bận. Cha tôi bảo:
– Các cháu có sách gì mang cho ông đọc. Cái Mi cười. Còn cái Vi bảo:
– Ông thích đọc gì? Cha tôi bảo:
– Cái gì dễ đọc. Hai đứa bảo:
– Thế thì không có.
Tôi đặt báo hàng ngày cho ông. Cha tôi không thích văn học. Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào. Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp. Trông ông không vui.
Tôi hỏi:
– Có chuyện gì thế?
Ông bảo: ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?. Tôi bảo:
– Để con hỏi Thủy. Vợ tôi bảo:
– Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ
Cha tôi không nói năng gì. Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo:
– Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức…
(Trích truyện ngắn Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp, 1988, NXB Trẻ Hà Nội)
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN
Cấu trúc
Nội dung trình bày
Mở đoạn
Nêu vấn đề nghị luận: Chủ đề trong đoạn trích: Sự cô đơn của con người giữa những người thân yêu, trước sự thay đổi của xã hội.
Thân đoạn
– Truyện xoay quanh cuộc sống của nhân vật người bố – vị tướng tài từng có nhiều thành tựu và cống hiến nhưng lại phải đối mặt với cảm giác cô đơn, lạc lõng trong chính gia đình và xã hội mình từng phục vụ.
– Chủ đề đoạn trích:
+ Viết về sự cô đơn được thể hiện rõ hơn qua nhân Tướng Thuấn, ông không đọc được các sách truyện của cháu. Ông không thoải mái, ông muốn phụ việc giúp đỡ người giúp việc nhưng đều bị con dâu can ngăn. Ông cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, nơi mà các giá trị truyền thống và đạo đức của ông không còn phù hợp với thế giới quan hiện đại của con cháu.
+ Truyện cũng được gợi ra từ chính nhan đề “Tướng về hưu”, gợi cho người đọc liên tưởng về sự mâu thuẫn giữa lý tưởng của một người từng phụng sự đất nước với thực tế phức tạp của cuộc sống thường nhật đang biến đổi từng ngày.
– Kết hợp với lời văn chân thật, giọng điệu sâu lắng và thái độ vừa trân trọng vừa cảm thông của người con đối với bố đã giúp Nguyễn Huy Thiệp làm nổi bật chủ đề con người cô đơn và sự bất lực khi con người đối diện với những thay đổi không thể tránh khỏi của xã hội thời kì đổi mới.
Kết đoạn
Thông qua chủ đề con người cô đơn qua hình ảnh nhân vật bố, nhà văn đã nêu bật một vấn đề xã hội sâu sắc về những thách thức mà con người phải đối diện khi bước vào tuổi xế chiều với những biến đổi không ngừng của xã hội.
ĐOẠN VĂN HOÀN CHỈNH
Viết về sự cô đơn của con người là một trong những chủ đề nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, điều đó được thể hiện rõ trong truyện “Tướng về hưu” của ông. Truyện xoay quanh cuộc sống của nhân vật người bố – vị tướng tài từng có nhiều thành tựu và cống hiến nhưng lại phải đối mặt với cảm giác cô đơn, lạc lõng trong chính gia đình và xã hội mình từng phục vụ. Chủ đề đoạn trích viết về sự cô đơn được thể hiện rõ hơn qua nhân Tướng Thuấn, ông không đọc được các sách truyện của cháu. Ông không thoải mái, ông muốn phụ việc giúp đỡ người giúp việc nhưng đều bị con dâu can ngăn. Ông cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, nơi mà các giá trị truyền thống và đạo đức của ông không còn phù hợp với thế giới quan hiện đại của con cháu.Truyện cũng được gợi ra từ chính nhan đề “Tướng về hưu”, gợi cho người đọc liên tưởng về sự mâu thuẫn giữa lý tưởng của một người từng phụng sự đất nước với thực tế phức tạp của cuộc sống thường nhật đang biến đổi từng ngày. Kết hợp với lời văn chân thật, giọng điệu sâu lắng và thái độ vừa trân trọng vừa cảm thông của người con đối với bố đã giúp Nguyễn Huy Thiệp làm nổi bật chủ đề con người cô đơn và sự bất lực khi con người đối diện với những thay đổi không thể tránh khỏi của xã hội thời kì đổi mới.
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích chủ đề trong đoạn trích Tướng về hưu khoảng 200 chữ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7