Tham khảo nội dung về Nghị luận phân tích chi tiết “đếm bước chân” của nhân vật trữ tình trong truyện ngắn Đi Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Nghị luận phân tích sự kiện/tình tiết/chi tiết tiêu biểu 200 chữ được chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao nhé.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chi tiết “đếm bước chân” của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:
Người lính sải những bước dài, một bước chắc nịch xen một bước chênh vênh, cả người anh in sững trong vệt sáng vàng nhạt.
– Năm sáu… sáu mốt…
– Mình!
Tiếng gọi yếu ớt thoảng bên tai. Người lính dừng chân ngó quanh. Bốn bề vắng ngắt. Rìa đường, trong bóng tối, vài ba gốc cây đổ chỏng chơ. Một tảng đá hình chữ nhật nằm ép sát mé trái, nó giống chiếc quan tài khổng lồ. Người lính đánh mắt nhìn đôi bướm trắng, chúng bay theo anh từ lâu, bốn cái cánh chờn vờn thoắt ẩn thoắt hiện tựa bốn mảnh giấy vụn quấn quýt trong gió. Người lính nhíu mày, mấy nếp nhăn cựa quậy xô đẩy trên cái trán ngắn choằn của anh. Kỷ niệm chầm chậm rẽ lớp sương mờ hiện về:
[…]
– Tìm cho em cái cặp tóc, nó rơi đâu đây thôi. Mai mấy giờ mình đi?
– Họ bảo tập trung trên huyện lúc bảy rưỡi. Chán thật. Cặp của mình đây này. Ở nhà chu đáo với mẹ một tý. Năm nay mẹ yếu lắm rồi đấy.
– Vâng. Mình đừng quên em đấy nhé.
– Quên thế chó nào được. Tôi sẽ về, nhất định sẽ về với mình. Tôi chỉ đi hai nghìn linh chín bước thôi.
– Không, hai nghìn linh tám cơ.
– Thì hai nghìn linh tám. Đúng hai nghìn linh tám, không hơn không kém, còn lại mặc kệ…
[…]
– Hai nghìn linh sáu…
Người lính rùng mình, anh mở choàng mắt và thấy mình đứng dưới chiếc cổng hình bán nguyệt. Chiếc cổng bằng đá xám liền khối, uy nghiêm, chắc nịch, hai cánh của nó trong suốt gợn mấy vết mờ. Hơi nước phả ra nghi ngút. Người lính hít hơi dài.
– Hai nghìn linh bảy.
Anh mạnh dạn dấn bước đi xuyên qua cánh cửa sang bên kia. Nòng súng có một lực cản nhẹ. Trước mặt người lính là khoảng mênh mông màu nâu nhạt. Tít xa, cuối tầm mắt, lóe lên vài ba tia sáng lấp lánh chỉ nhỏ bằng hạt cát. Người lính bần thần ngoái cổ, con đường anh vừa đi qua đã biến mất, ở đó chỉ còn một vệt mờ đang lịm tắt để lộ ra miệng vực đen ngòm.
– Mình!
Tiếng gọi bị cản bởi lớp cửa nhỏ dần nhỏ dần cùng đôi bướm. Bốn cái cánh lảo đảo rơi theo chiều nghiêng. Người lính thở hắt, đầu anh loãng ra sau đó trở nên nhẹ nhõm tinh khôi.
Người lính bước và đếm lại từ đầu:
– Một, hai, ba, bốn…
Những bước chân bây giờ y hệt lúc đầu, nó nhẹ nhàng, châng lâng.
– Mười tám… hai mốt…
Người lính không biết khi vượt qua vòm cổng, anh đã bước sang bên kia mặt trăng, ở đấy vĩnh viễn chỉ có hai nghìn linh bảy bước.
(Trích truyện ngắn Đi, Nguyễn Bình Phương, Báo Văn nghệ, số ra ngày 01/8/2024)
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN
Cấu trúc
Nội dung trình bày
Mở đoạn
Nêu vấn đề nghị luận: chi tiết “đếm bước chân” của nhân vật trữ tình trong đoạn.
Thân đoạn
– Chi tiết “đếm bước chân” được khắc hoạ cụ thể, chân thực:
+ Nhịp số đếm trong tác phẩm: “một, hai, ba, bốn…Năm sáu… Sáu mốt… hai nghìn linh sáu…Hai nghìn linh bảy.”.
+ Làm nổi bật cuộc hành trình, cuộc đời của người chiến sĩ. Đồng thời, chi tiết đó góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm “cuộc hành trình của người lính”.
+ Những nhịp đếm là những bước đi theo lí tưởng cách mạng, bước đi làm tròn nghĩa vụ công dân phục vụ tổ quốc, bước đi trên con đường đầy những kỉ niệm, yêu thương cùng gia đình, bước về một thế giới khác nhẹ nhàng thanh thoát, cuộc đời giống như một cuộc hành trình dài bất tận…
– Diễn biến của truyện, chi tiết “đếm bước chân” đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động, kịch tính, thúc đẩy mạch vận động tự sự cho tác phẩm. – Gợi cảm xúc mạnh trong tâm hồn người đọc: đồng cảm với hoàn cảnh người lính trong thời chiến, trân trọng cống hiến của người lính, ngợi ca sự hi sinh vì lí tưởng, tiếc thương vì những mất mát mà người lính và gia đình phải gánh chịu…
Kết đoạn
Chi tiết “đếm bước chân” đã góp phần tạo nên giá trị nội dung sâu sắc, truyền tải nhiều thông điệp có ý nghĩa. Cùng với đó, thể hiện nét độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của truyện.
ĐOẠN VĂN HOÀN CHỈNH
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện “Đi” – Nguyễn Bình Phương là việc xây dựng chi tiết “đếm bước chân” của người lính xuyên suốt văn bản, gắn chặt với cuộc hành trình của người lính. Chi tiết “đếm bước chân” được khắc hoạ cụ thể, chân thực qua nhịp số đếm trong tác phẩm: “một, hai, ba, bốn…Năm sáu… Sáu mốt… hai nghìn linh sáu…Hai nghìn linh bảy.”. Chi tiết đếm bước chân làm nổi bật cuộc hành trình, cuộc đời của người chiến sĩ. Đồng thời, chi tiết đó góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm “cuộc hành trình của người lính”. Những nhịp đếm là những bước đi theo lí tưởng cách mạng, bước đi làm tròn nghĩa vụ công dân phục vụ tổ quốc, bước đi trên con đường đầy những kỉ niệm, yêu thương cùng gia đình, bước về một thế giới khác nhẹ nhàng thanh thoát, cuộc đời giống như một cuộc hành trình dài bất tận… Đặt trong diễn biến của truyện, chi tiết “đếm bước chân” đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động, kịch tính, thúc đẩy mạch vận động tự sự cho tác phẩm và gợi cảm xúc mạnh trong tâm hồn người đọc: đồng cảm với hoàn cảnh người lính trong thời chiến, trân trọng cống hiến của người lính, ngợi ca sự hi sinh vì lí tưởng, tiếc thương vì những mất mát mà người lính và gia đình phải gánh chịu… Chi tiết “đếm bước chân” đã góp phần tạo nên giá trị nội dung sâu sắc, truyền tải nhiều thông điệp có ý nghĩa. Cùng với đó, thể hiện nét độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của truyện.
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận phân tích chi tiết “đếm bước chân” của nhân vật trữ tình trong truyện ngắn Đi”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7