Cùng tham khảo nội dung về Nghị luận Phân tích cấu tứ trong bài THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Nội dung thuộc Phân tích đánh giá một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của bài thơ đoạn thơ. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Đề bài: Viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích cấu tứ trong bài thơ sau: THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN (Trần Đăng Khoa(*))
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…
Hải Phòng, 1981
Chú thích:
(*) Trần Đăng Khoa là một trong những cây bút tài hoa trước năm 1975. Những sáng tác của ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm, khó quên trong lòng đọc giả, thí như “Hạt gạo làng ta”, “Một góc sân nhà em:…. Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971); Giải nhất báo Văn nghệ (1982); Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001).
“Thơ tình người lính biển” được Trần Đăng Khoa sáng tác vào năm 1981 và sau đó được in trong tập thơ “Bên cửa sổ máy bay” vào năm 1985. Bài thơ này còn được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát “Chút thơ tình người lính biển,” trở thành một bản nhạc đầy cảm xúc và lãng mạn.
Cách làm bài:
Bước 1. Tìm hiểu đề
– Kiểu bài: Nghị luận văn học (phân tích, đánh giá một vấn đề trong bài thơ).
– Vấn đề nghị luận: Phân tích, đánh giá đặc sắc cấu tứ của bài “Thơ tình người lính biển” Trần Đăng Khoa
– Phạm vi dẫn chứng: bài thơ “Thơ tình người lính biển” – Trần Đăng Khoa.
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
– Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của người lính biển, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.
– Chủ đề của tác phẩm: Được xây dựng bởi sự hoà quyện, song hành của 3 hình tượng Biển – Anh – Em, từ đó làm nổi bật tư tưởng chủ đạo: Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.
– Đặc sác nghệ thuật:
+ Âm điệu khi trầm, khi bổng, khi nhanh, khi chậm. Giọng điệu vừa
sâu lắng mãnh liệt lại ngân nga tha thiết, dạt dào trong hình ảnh “biển một bên và em
một bên”.
+ Kết thúc mỗi khổ thơ tác giả đều viết câu “Biển một bên và em một bên” qua đó càng bộc lộ, thể hiễn rõ hơn tình yêu của người lính ->Một bản tình ca đẹp viết về người lính biển.
** Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Trần Đăng Khoa.
– Giới thiệu bài thơ “Thơ tình người lính biển” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung và nghệ thuật…)
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cấu tứ trong bài thơ “Thơ tình người lính biển”.
** Thân bài
– Ý 1: Giới thiệu, giải thích về vấn đề nghị luận.
+ Cấu tứ – một yếu tố quan trọng của thơ, nằm ở sự pha trộn giữa hình ảnh và ý nghĩa, là cách xây dựng, sắp xếp và liên kết những ý nghĩ, cảm xúc và hình ảnh thành các hình tượng trong bài thơ.
+ Bài thơ có cấu tứ độc đáo: Được xây dựng bởi sự hoà quyện, song hành của 3 hình tượng Biển – Anh – Em, từ đó làm nổi bật tư tưởng chủ đạo: Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.
– Ý 2: Phân tích biểu hiện của cấu tứ trong tác phẩm “Thơ tình người lính biển”.
+ Khổ 1: Hình ảnh người lính khi ra khơi, khung cảnh chia tay với người yêu thương thật xúc động.
++ Khung cảnh chia tay với người yêu thương: những con buồm trắng, mây treo ngang trời gợi đến khung cảnh thật đẹp, gây xúc động, lưu luyến, bịn rịn của người lính.
++ Hình ảnh người lính: Phút chia tay, anh dạo bước trên bến cảng, một tư thế thật đẹp, tuy lòng nhớ thương người yêu da diết nhưng vẫn sẵn sàng tư thế chiến đấu phương xa.
+ Khổ 2: Dáng vẻ em tuyệt đẹp với phẩm chất dịu dàng, hiền hòa.
++ Trong mắt của người lính dáng hình của em tuyệt đẹp với phẩm chất dịu êm, hiền hòa. Phút chia tay em chỉ nói vài câu rồi mỉm cười lặng lẽ để trấn an người đi xa.
++ Hình ảnh đối lập “biển ồn ào và em dịu êm” mà thống nhất trong trái tim người lính “biển một bên và em một bên”
++ Khơi gợi những năm tháng khó khăn của đất nước “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”.
++ Đó là những khó khăn do chiến tranh, do thiên tai,… Có những mất mát đau thương “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”.
-> Các ý thơ được tách riêng thành từng câu, với các dấu chấm ở giữa dòng gợi tư thế và hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, thiếu thốn của người lính.
-> Người lính với tư thế hiên ngang, hào hùng vượt lên khó khăn gian lao, vất vả để canh giữ biển trời quê hương. Trong trái tim người lính: tình yêu lứa đôi hòa quyện trong tình yêu đất nước.
+ Khổ 5: Người lính hải quân sẵn sàng hi sinh “chỉ mình anh với cỏ” và khẳng định tình yêu Tổ quốc và tình yêu đôi lứa chính là tình yêu vĩnh cửu, thường trực trong tâm hồn, trái tim của người lính.
++ Sự trở đi trở lại hình ảnh biển một bên và em một bên… với dấu chấm lửng đằng sau tạo cho người đọc sự đồng cảm và sẻ chia của sự xa cách trong tình yêu đôi lứa, những tâm sự thiết tha vẫn chưa nói hết của người lính trẻ.
++ Câu thơ kết ở mỗi khổ thơ ngân nga như giai điệu ngọt ngào thể hiện nỗi nhớ thương da diết của người lính gửi về phương xa.
-> Biển và em hòa làm một, là động lực để người lính vững chắc tay súng nơi phương xa, bảo vệ bình yên cho dân tộc, Tổ quốc.
– Ý 3: Đánh giá vấn đề nghị luận: nét độc đáo, vai trò trong việc thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
+ Cấu tứ” trong bài thơ độc đáo: Từ một cuộc chia tay trên bãi biển của đôi lứa mở ra một không gian rộng lớn của biển trời Tổ quốc; từ tình cảm riêng tư mở ra tình yêu với đất nước -> làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người đọc.
+ Là yếu tố góp phần tạo sức sống, sự lan tỏa của bài thơ và thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả.
– Ý 4: Liên hệ vấn đề nghị luận với tác phẩm khác có cùng đề tài… nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của các tác giả.
(HS tự so sánh dựa trên trải nghiệm văn học của bản thân, có thể so sánh với “Lính đảo hát tình ca trên đảo” – Trần Đăng Khoa).
– Ý 5: Suy nghĩ, nhận xét về giá trị của vấn đề nghị luận đối với tác phẩm thơ và sự tác động của vấn đề với người đọc và người sáng tạo.
+ Cấu tứ” trong bài thơ độc đáo -> Giá trị, sức sống cho tác phẩm (được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát “Chút thơ tình người lính biển” trở thành một bản nhạc đầy cảm xúc và lãng mạn).
+ Khơi gợi sự thấu cảm, sẻ chia với chiến sĩ hải quân, khơi gơi tinh thần trách nhiệm, tình yêu Tổ quốc.
** Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
– Nêu suy nghĩ về tác động của vấn đề nghị luận đối với người đọc và với chính bản thân.
Xem thêm:
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ
Hướng dẫn viết mở bài nghị luận Văn học
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
60 Mẫu mở bài nghị luận xã hội và hướng dẫn viết mở bài NLXH
…
Hy vọng bài viết “Nghị luận Phân tích cấu tứ trong bài THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7