Cùng tham khảo nội dung về Kỹ năng đọc hiểu thơ chương trình mới được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Rèn Kỹ năng đọc hiểu thơ trong chương trình ngữ văn mới
1. Xác định phương thức biểu đạt:
+ Chính: một phương án (thường là biểu cảm)
+ Các: từ hai phương án (thường là biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự)
+ Đọc kĩ đoạn thơ, căn cứ nội dung đối chiếu với các phương thức biểu đạt để tìm câu trả lời.
2. Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ
– Xác định thể thơ:
+ Đếm số chữ trong từng dòng thơ
+ Kết luận:
Các thể thơ hiện đại (5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, tự do);
Các thể thơ truyền thống (ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát).
– Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
3. Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng?
Các bước phân tích biện pháp tu từ:
B1: Gọi tên, chỉ ra biện pháp tu từ
B2: Nêu tác dụng
– Nội dung:
+ Nhấn mạnh và làm nổi bật điều gì
+ Thể hiện thái độ, quan điểm, tình cảm gì của tác giả
– Nghệ thuật:
1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
→ Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.
2. Nhân hóa: Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
→ Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
3. Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
→ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
4. Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
→ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
5. Điệp ngữ: Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
→ Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
6. Liệt kê: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
→ Diễn tả cụ thể, toàn diện.
7. Chơi chữ: Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
8. Câu hỏi tu từ: Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt
→ Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt
9. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
→ Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
10. Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
→ Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.
4. Tìm hình ảnh, từ ngữ thể hiện một nội dung nào đó.
+ Đọc kĩ câu hỏi, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
+ Đọc văn bản để tìm những từ ngữ, hình ảnh liên quan đến nội dung cần trả lời.
Ví dụ: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện mục đích chiến đấu của nhân vật người cháu trong đoạn thơ sau:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Trích Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa, 1996, tr.10)
Cách trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện mục đích chiến đấu của nhân vật người cháu là:
Lòng yêu Tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà, ổ trứng hồng.
5. Xác định nội dung chính của văn bản:
– B1: Xác định đối tượng trữ tình (được miêu tả và phản ánh trong bài thơ) và nhân vật trữ tình (xưng em, anh, tôi, thường là sự hóa thân của tác giả).
=> Căn cứ vào nhan đề, từ ngữ, hình ảnh lặp đi lặp lại để rút ra nội dung chính.
– B2: Nội dung chính của một đoạn thơ/bài thơ bao giờ cũng có hai phần. Để tìm được nội dung chính, cần trả lời câu hỏi:
CH(1) Đối tượng trữ tình được miêu tả trong bài thơ có đặc điểm như thế nào?
CH(2) Thông qua việc miêu tả, phản ánh đối tượng trữ tình, tác giả đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình như thế nào?
– B3: Bài thơ đã miêu tả/phản ánh … Qua đó, tác giả đã thể hiện sự…
6. Trình bày cách hiểu về một câu thơ, đoạn thơ:
– Đọc kĩ câu hỏi, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
– Giải thích những từ ngữ quan trọng.
– Đưa ra cách hiểu của bản thân theo nghĩa đen, nghĩa bóng ý nghĩa cả câu thơ/đoạn thơ.
– Rút ra bài học cho bản thân.
Ví dụ: Trình bày cách hiểu câu thơ “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật tiên độ trì”
7. Bày tỏ quan điểm và lí giải tại sao?
– Học sinh đọc kĩ câu hỏi, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
B1: Bày tỏ quan điểm (đồng ý/không đồng ý).
B2: Lí giải:
+ Giải thích từ ngữ quan trọng, ý nghĩa cả câu thơ/ đoạn thơ,
+ Nếu không có … thì sẽ … (hướng xấu)
+ Nếu có …thì sẽ …(kết quả tốt).
B3: kết hợp kiến thức XH để giải thích và đi đến kết luận.
Ví dụ: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật tiên độ trì” hay không vì sao?
Cách trả lời: Em/tôi có đồng ý với quan điểm: “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật tiên độ trì”
Bởi vì:
– Ở hiền là:
– Gặp hiền là:
– Người ngay là
– Phật tiên độ trì là
=> Hai câu thơ trên được hiểu như sau: ……………………………………………………
Sở dĩ tôi đồng ý vì:
+ Nếu không ở hiền và sống ngay thẳng thì …
+ Nhưng khi ở hiền và sống ngay thẳng thì…
=> Chính vì thế, đây là một quan điểm đúng đắn cần thực hiện trong cuộc sống.
8. Thông điệp có ý nghĩa nhất? Tại sao?
B1: Đọc kĩ đoạn thơ/bài thơ, xác định nội dung chính của bài thơ đoạn thơ ra nháp.
B2: Xác định thông điệp (có ý nghĩa đối với mọi người) gắn liền với nội dung chính hoặc câu thơ có ý nghĩa làm nổi bật tư tưởng chủ đề của đoạn thơ/bài thơ.
B3: Lí giải tại sao đây là thông điệp ý nghĩa bằng cách kết hợp những hiểu biết xã hội.
Nếu không thực hiện thông điệp thì ntn?
Nếu thực hiện thông điệp thì ra sao?
=> Kết luận.
9. Bài học rút ra? Tại sao?
B1: Đọc kĩ đoạn thơ/bài thơ, xác định nội dung chính (ra nháp)
B2: Rút ra bài học (có ý nghĩa với bản thân) về nhận thức, hành động.
B3: Căn cứ vào tình hình thực tế bản thân, hiểu biết XH để lí giải.
10. Đoạn thơ đã bồi đắp những tình cảm gì?
– Căn cứ vào nội dung chính của bài thơ/đoạn thơ để trả lời.
– Ví dụ như: Đoạn thơ viết về quê hương thì trả lời đã bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; khi viết về hình ảnh quân xâm lược bạo tàn thì trả lời đã bồi đắp lòng căm thù giặc và tình yêu nước…
– Nói tóm lại: chúng ta có thể nêu các cung bậc tình cảm: yêu thương, căm ghét, tự hào, cảm phục, quý trọng, căm thù, đồng cảm, xót thương…
11. Anh/chị nhận xét như thế nào về thái độ, tình cảm của tác giả:
– Căn cứ vào nội dung chính, có thể trả lời:
B1: Đoạn thơ đã thể hiện thái độ, tình cảm…
Đó là thái độ: tôn trọng, ngợi ca, lên án, phản đối, dứt khoát, rõ ràng
B2: Đó là thứ tình cảm rất nồng nàn, chân thành, tha thiết. Thứ tình cảm xuất phát từ một tái tim, một tấm lòng…
B3: Chính thái độ, tình cảm ấy khiến cho đoạn thơ hay hơn, xúc động, truyền cảm, chạm đến trái tim bạn đọc. Giúp cho tôi hiểu sâu sắc hơn về … (Nội dung chính, tư tưởng chủ đề của đoạn thơ.
Lưu ý:
Học sinh trả lời bằng câu (có chủ ngữ + vị ngữ, kết thúc bằng dấu chấm).
Nhận diện đúng câu hỏi, huy động kĩ năng trả lời của từng loại câu hỏi.
Đề bài hỏi gì thì trả lời đấy.
Trả lời ngắn gọn, đầy đủ.
Thời gian trả lời 25 phút
…
Hy vọng rằng nội dung về Kỹ năng đọc hiểu thơ chương trình mới…sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận văn học: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-van-hoc/