Cùng tham khảo nội dung về Hướng dẫn viết Đoạn văn phân tích tình cảm/cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Hướng dẫn viết Đoạn văn phân tích tình cảm/cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ
1. Các bước viết đoạn văn phân tích tình cảm/ cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ
* Bước 1: Chỉ ra tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
* Bước 2: Làm rõ tình cảm, cảm xúc qua từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu,…
* Bước 3: Rút ra tư tưởng, thông điệp hoặc tác động đối với người viết.
2. Một số dạng câu viết đoạn văn phân tích tình cảm/cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ
Câu mở đoạn
– … là bài/đoạn thơ hay của nhà thơ… về tình cảm của…
– Đoạn/Bài thơ… của tác giả… là những cung bậc cảm xúc… của nhân vật… đối với…
Các câu thân đoạn
– Thật vậy, tình cảm/cảm xúc ấy đã được thể hiện qua từ ngữ/dòng thơ/câu thơ,…
– Không chỉ vậy, những hình ảnh… đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về cảm xúc… của nhân vật trữ tình.
– Qua những cảm xúc của nhân vật trữ tình, người đọc nhận ra tâm hồn nhà thơ…/thông điệp của tác giả…
Câu kết đoạn
– Tóm lại, bài/đoạn thơ… đã thể hiện thành công tình cảm/cảm xúc của… với…
– Thi phẩm/Đoạn thơ đã chạm đến trái tim người đọc bởi những tình cảm, cảm xúc đẹp về…
Đề minh họa:
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện trong khổ thơ sau:
TỔ QUỐC TÔI
Đâu chỉ đất, biển, trời, mây ấy
Tổ quốc tôi – Ôi! Tổ quốc tôi
Ngọn cỏ xanh dưới chân mùa nắng cháy
Đốm lửa đêm đông ấm gió rét bộn trời
Tổ quốc tôi – Ôi! Tổ quốc tôi
Thương mẹ suốt một đời nuôi con đi đánh giặc
Vợ xa chồng bao năm nuôi con đi học
Đợi người về ngắn tháng, ngắn năm
Tổ quốc tôi cứ như vậy âm thầm
Người tồn tại như cỏ xanh như lửa ấm
Trong nỗi đợi chờ người về không chán nản
Của mẹ già, người vợ trẻ, những đứa con…
Và chúng tôi ngày ngày lớn bổng lên
Không thể khác trong tay cầm khẩu súng
Không thể khác, Tổ quốc tôi phải sống
Sống cho người mẹ già, người vợ trẻ, những đứa con.
(Nguyễn Hoa)
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN
Mở đoạn
Tổ quốc tôi là bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Hoa viết về tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc và sự hy sinh thầm lặng của những người dân Việt Nam. Đoạn thơ là những cung bậc cảm xúc của nhân vật “tôi” đối với quê hương, đất nước.
Thân đoạn
Thật vậy, tình cảm/cảm xúc ấy đã được thể hiện qua những hình ảnh quen thuộc của quê hương như đất, biển, trời, mây, ngọn cỏ xanh và đốm lửa đêm đông, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa gần gũi vừa ấm áp. Nhân vật trữ tình bộc lộ tình yêu sâu sắc và niềm tự hào về Tổ quốc qua những câu cảm thán “Tổ quốc tôi – Ôi! Tổ quốc tôi”. Ngoài ra, đoạn thơ còn miêu tả những hy sinh thầm lặng của người mẹ, người vợ và những đứa con trong thời chiến. Hình ảnh người mẹ “một đời nuôi con đi đánh giặc”, người vợ xa chồng “nuôi con đi học”, và “nỗi đợi chờ người về không chán nản” của họ đã khắc sâu vào lòng người đọc sự cảm phục và biết ơn. Những hy sinh này không chỉ là biểu tượng của tình yêu gia đình mà còn là tình yêu tổ quốc. Đoạn thơ kết thúc bằng lời khẳng định mạnh mẽ rằng Tổ quốc phải sống, phải tồn tại vì những “người mẹ già”, “người vợ trẻ” và “những đứa con”.
Kết đoạn
Tóm lại, những hình ảnh về quê hương, đất nước đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình cảm biết ơn và niềm tự hào dân tộc của nhân vật “tôi”. Qua những cung bậc cảm xúc của nhân vật “tôi”, người đọc nhận ra một bức tranh toàn diện về tình yêu quê hương và lòng yêu nước.
Tham khảo bài hoàn chỉnh:
Nghị luận phân tích tình cảm nhân vật trữ tình trong TỔ QUỐC TÔI 200 chữ
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Hướng dẫn viết Đoạn văn phân tích tình cảm nhân vật trữ tình trong thơ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7