Cùng tham khảo nội dung về Hướng dẫn viết Đoạn văn phân tích đề tài/chủ đề của bài thơ/đoạn thơ được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Hướng dẫn viết Đoạn văn phân tích đề tài/chủ đề của bài thơ/đoạn thơ
1. Các bước viết đoạn văn phân tích đề tài/chủ đề của bài thơ/đoạn thơ
* Bước 1: Tìm hiểu đề tài/chủ đề
– Nhận biết được đề tài/chủ đề và gọi tên đề tài/chủ đề.
– Chỉ ra một vài căn cứ để xác định đề tài/chủ đề.
– Phân tích làm rõ đề tài/chủ đề.
– Khái quát được giá trị, ý nghĩa của đề tài/chủ đề.
* Bước 2: Viết đoạn
– Viết câu mở đoạn (chứa đựng thông tin về tác phẩm, tác giả và nhận định về đề tài/chủ đề).
– Viết các câu văn phân tích, làm rõ đề tài/chủ đề của nhân vật trữ tình qua ngôn từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, vần, nhịp,… và tư tưởng, thông điệp.
– Viết câu kết đánh giá tác động của văn bản thơ đối với bản thân.
2. Một số dạng câu viết đoạn văn phân tích đề tài/chủ đề của bài thơ/đoạn thơ
Câu mở đoạn
– Trong bài/đoạn thơ…, tác giả… đã sử dụng thành công đề tài/chủ đề của nhân vật trữ tình…
– Một trong yếu tố tạo nên thành công của bài thơ /đoạn thơ… (tác giả…) là đề tài/chủ đề…
Câu thân đoạn
– Thật vậy, với việc sử dụng đề tài/chủ đề…, hình ảnh/hình tượng… được thể hiện một cách sống động, gợi hình, gợi cảm…
– Chưa hết, đề tài/chủ đề… đã giúp nhà thơ diễn tả một cách tinh tế tình cảm, cảm xúc… của nhân vật trữ tình…
– Không giống như đề tài/chủ đề… trong bài… (tác giả), ở trong bài/đoạn thơ này, đề tài/chủ đề… đã cho thấy nét độc đáo riêng, thể hiện qua
Câu kết đoạn
– Tóm lại, trong bài/đoạn thơ…, tác giả đã sử dụng thành công đề tài/chủ đề …
– Thi phẩm/Đoạn thơ đã lay động trái tim người đọc bởi cách thể hiện tình cảm bằng đề tài/chủ đề …
Đề minh họa:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề của văn bản sau:
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
Ta hát Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Huy Cận, Hồng Gai, 4-10-1958)
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN
Mở đoạn
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá tác giả Huy Cận đã ca ngợi cuộc sống lao động của người dân vùng biển trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên. Một trong những yếu tố tạo nên chủ đề là hình ảnh “đoàn thuyền” thể hiện sự đoàn kết và khí thế lao động hăng say của nhân dân, tạo nên một bài ca lao động hùng vĩ.
Thân đoạn
Thật vậy, tác giả chọn hình ảnh “đoàn thuyền” để thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng trong lao động của người Việt. Họ cùng nhau lao động để xây dựng cuộc sống mới. Với nhan đề này, Huy Cận đã mở ra hình ảnh xuyên suốt toàn bộ tác phẩm và mạch cảm xúc của bài thơ, đó là quá trình lao động trên biển của đoàn thuyền, từ khi ra khơi cho đến khi trở về. Trong bài Đoàn thuyền đánh cá, từ “hát” được lặp lại như một khúc ca Những câu thơ có từ “hát”: Câu hát căng buồm cùng gió khơi, đây là tiếng hát ra trận đầy niềm vui, sự phấn chấn và tin tưởng vào chuyến ra khơi đầy thắng lợi. Ta hát bài ca gọi cá vào gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động, thể hiện niềm vui khí thế hăng say của người lao động. Câu hát căng buồm với gió khơi, tiếng hát cuối cùng vang lên như một khúc ca khải hoàn của những con người chiến thắng trở về với những khoang thuyền đầy cá.
Kết đoạn
Thi phẩm đã làm lay động trái tim người đọc bởi cách thể hiện tình cảm, cảm xúc như một khúc hát say mê hào hứng. Bài thơ là thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước và sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, qua đó cổ vũ ý chí phấn đấu và niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Hướng dẫn viết Đoạn văn phân tích đề tài/chủ đề của bài thơ/đoạn thơ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7