Cùng tham khảo nội dung về Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận văn học 200 chữ được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Yêu cầu chung và quy trình viết đoạn văn nghị luận văn học 200 chữ
1. Yêu cầu chung
– Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề bài: khoảng 200 chữ (2/3 trang giấy thi).
– Đảm bảo thời gian viết (khoảng 15-25 phút).
– Đảm bảo xác định đúng yêu cầu của đề, các câu liên kết chặt chẽ, lôgic.
– Lập luận thuyết phục, dẫn chứng chính xác, tiêu biểu.
– Có sáng tạo trong bàn luận giải quyết vấn đề: vận dụng lí luận văn học, so sánh, liên hệ…
2. Quy trình viết
– Bước 1: Nêu vấn đề: Dẫn trực tiếp vào vấn đề cần bàn luận.
– Bước 2: Triển khai vấn đề
+ Nêu cụ thể đến vấn đề bàn luận.
+ Phân tích, bàn luận vấn đề.
– Bước 3: Tổng kết lại vấn đề.
YÊU CẦU CỤ THỂ
1. Đoạn văn
– Đoạn văn được tạo nên bởi sự tổ chức và sắp xếp logic cho nội dung. Nó không chỉ mang trong mình một nội dung nhất định mà còn phản ánh sự phân đoạn hình thức của văn bản.
– Khi viết 1 đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:
+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài, chỉ cần làm rõ chính xác chủ đề cần trình bày
+ Bố cục đoạn văn:
Mở đoạn: Nhận xét, cảm nhận về vấn đề nghị luận
Thân đoạn: Làm sáng rõ luận điểm đã nêu ở Mở đoạn, lý giải, chứng minh, bình luận.
Kết đoạn: Nêu đánh giá về ý nghĩa, giá trị
– Hình thức: Đoạn văn bắt đầu bằng cách lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu chấm hết câu. Câu trong đoạn văn phải diễn đạt mạch lạc, có sự kết nối với nhau và phải được trình bày theo một quan hệ nhất định (thời gian, không gian hay trình tự lập luận).
– Nội dung: Mỗi đoạn văn NLVH triển khai một ý tương đối trọn vẹn. Thường là một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của văn bản văn học như: thể loại, nhân vật, tình huống, cốt truyện, hình ảnh, cấu tứ… Nội dung trình bày trong đoạn văn bản phải nhất quán và lôgic.
Cách viết đoạn văn nghị luận văn học
Mở đoạn 3 – 4 dòng
– Giới thiệu tên tác giả, nét độc đáo của tác phẩm
– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Thân đoạn 17 – 18 dòng
– Giải thích vấn đề bàn luận (nếu cần)
Ví dụ các khái niệm như tình huống, mâu thuẫn, xung đột, nút thắt, mở nút, cấu tứ, …
– Phân tích làm rõ vấn đề:
+ Dẫn dắt đến vấn đề bàn luận
+ Bằng chứng từ tác phẩm “…”
+ Giải thích cách hiểu bằng chứng, lí giải tại sao?
+ So sánh với yếu tố khác (nếu cần)
– Nhận xét, đánh giá vấn đề bàn luận
Kết đoạn 2 – 3 dòng
Ý nghĩa của vấn đề vừa bàn luận, liên hệ, mở rộng
Các dạng đề minh họa
VỀ VĂN BẢN THƠ
Dạng 1
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH/CẢM NGHĨ VỀ KHỔ/ĐOẠN THƠ
DẠNG 2
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH TÌNH CẢM/CẢM XÚC CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ
DẠNG 3
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH/HÌNH TƯỢNG THƠ
DẠNG 4
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH BIỆN PHÁP/YẾU TỐ NGHỆ THUẬT
DẠNG 5
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI/CHỦ ĐỀ CỦA BÀI THƠ/ĐOẠN THƠ
VỀ VĂN BẢN TRUYỆN
DẠNG 1
PHÂN TÍCH, NÊU Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TRUYỆN
DẠNG 2
PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ TRUYỆN
DẠNG 3
PHÂN TÍCH, CẢM NHẬN MỘT ĐẶC ĐIỂM/PHƯƠNG DIỆN CỦA NHÂN VẬT TRUYỆN
DẠNG 4
PHÂN TÍCH, LÀM RÕ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
DẠNG 5
PHÂN TÍCH SỰ KIỆN/TÌNH TIẾT/CHI TIẾT TIÊU BIỂU
VỀ VĂN BẢN KÍ, KỊCH
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận văn học 200 chữ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7