Hãy cùng khám phá những bí quyết viết bài nghị luận văn học 600 chữ tuyệt vời mà Onthidgnl đã chia sẻ! Chắc chắn rằng với những hướng dẫn chi tiết này, các bạn sẽ trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để chinh phục bài văn nghị luận, từ đó đạt được điểm số ấn tượng. Đừng bỏ lỡ cơ hội để nâng cao khả năng viết của mình nhé!
Mục lục
Một số yêu cầu chung của phần viết bài văn NLVH
I. Yêu cầu của hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực viết
Câu hỏi đánh giá năng lực viết cần bảo đảm có đủ các yêu cầu như: yêu cầu dựa trên căn cứ để viết (từ một ý kiến, từ một tình huống; một văn bản…); yêu cầu về thao tác (học sinh phải làm gì) và trả sản phẩm nào (bài văn nghị luận hay thuyết minh); yêu cầu với sản phẩm (bài văn bao nhiêu chữ).
Ví dụ: Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá truyện ngắn “Mùa hoa cải bên sông” (Nguyễn Quang Thiều).
Để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, Công văn 3175 khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các câu hỏi mở/đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Có thể phân biệt câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi đóng là câu hỏi mà người ra đề đã định hướng sẵn quan điểm cho vấn đề được đề cập đến và chỉ có một phương án trả lời đúng duy nhất. Học sinh có nhiều khả năng ghi nhớ câu trả lời hoặc công thức mà không hiểu sâu về khái niệm hay nội dung vẫn có thể trả lời được câu hỏi. Câu hỏi mở đòi hỏi tư duy phức tạp và tạo ra nhiều đáp án đúng/giải pháp phù hợp, chấp nhận nhiều góc nhìn, phương án trả lời khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, điều quan trọng là học sinh thể hiện được nhận thức, lập luận phù hợp, bảo đảm logic để đưa ra câu trả lời. Câu hỏi mở tạo cơ hội cho học sinh thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân và được sử dụng hữu hiệu để phân loại năng lực sáng tạo của học sinh. Tính mở của câu hỏi/đề mở được quy định trên các phương diện:
(1) Nội dung: không bó buộc vào một vấn đề cụ thể hoặc chỉ nêu chủ đề, học sinh phải tự xác định vấn đề;
(2) Thao tác lập luận: không bắt buộc học sinh thực hiện yêu cầu của đề bằng các mệnh lệnh như: Hãy giải thích, hãy chứng minh, hãy bình luận… mà cho các em được linh hoạt vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề;
(3) Phạm vi tư liệu: không giới hạn trong một khuôn khổ nhất định, mà cho phép học sinh có cơ hội huy động kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
Lưu ý: Những lỗi cần tránh trong thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá
– Thoát li yêu cầu của Chương trình môn học.
– Hình thức trình bày câu hỏi không nhất quán (trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu)
– Lệnh hỏi không rõ ràng, gây nhiều cách hiểu khác nhau.
– Nhầm lẫn giữa các cấp độ tư duy.
– Không hướng vào những yếu tố quan trọng/nổi bật/đặc trưng của thể loại.
– Hệ thống câu hỏi đọc hiểu không giúp học sinh hướng tới/hiểu được tinh thần chung của văn bản (câu hỏi rời rạc, chắp vá, tùy tiện, không có chủ ý,…).
II. Yêu cầu về đáp án, hướng dẫn chấm
Xây dựng rubric chấm điểm bài viết: Rubric là bảng hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí. Đó là một tập hợp các tiêu chí (được cụ thể hóa thành các chỉ báo, chỉ số hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát được, đo đếm được) thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện, hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Các tiêu chí thường được xác định để đánh giá bài viết của học sinh, bao gồm:
– Xác định đúng kiểu bài
– Xác định đối tượng, vấn đề
– Đảm bảo cấu trúc hoàn chỉnh của bài viết
– Hệ thống ý phù hợp, logic
– Diễn đạt, trình bày
– Sáng tạo riêng
Lưu ý: Trong Đáp án và Hướng dẫn chấm bài kiểm tra, cần chú ý tỉ lệ điểm diễn đạt và cách thức học sinh bảo vệ quan điểm. Không chú trọng điểm kĩ năng sẽ dẫn đến hậu quả là học sinh không coi trọng cách diễn đạt, không tạo được cơ hội để học sinh bày tỏ quan điểm và biết cách trình bày quan điểm của mình trong bài viết.
Các Dạng đề nghị luận văn học 600 chữ
Dạng đề phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
Dạng đề yêu cầu phân tích, đánh giá tác phẩm truyện
Dạng đề yêu cầu phân tích, đánh giá tác phẩm kí/ phóng sự
Dạng đề yêu cầu phân tích, đánh giá tác phẩm kịch
Dạng bài so sánh hai tác phẩm văn học
Dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
Dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí, kịch
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học 600 chữ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom