Cách làm văn nghị luận hai ý kiến bàn về văn học là nội dung được quan tâm để ôn thi THPT quốc gia môn Văn. Bởi vậy, Chúng tôi đã sưu tập nội dung sau, Cùng tham khảo để hiểu cách làm dạng đề bài này nhé!
Mục lục
Dạng bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học
Đây là kiểu bài phổ biến trong các kì thi, nhiều em còn chưa biết cách triển khai. Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các em cách làm dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học.
Dấu hiệu nhận biết kiểu bài nghị luận về hai ý kiến : Đề bài thường đưa ra 2 ý kiến về 1 tác phẩm văn học (tác phẩm thơ, tác phẩm văn xuôi, trích đoạn, hình tượng nhân vật…). Hai ý kiến này có thể thuận chiều (cả 2 ý kiến cùng đúng, cùng có ý nghĩa làm rõ đặc điểm của tác phẩm, trích đoạn, hình tượng…) hoặc ngược chiều (một ý kiến đúng còn một ý kiến sai).
Ví dụ : Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. (Câu 3.a. Đề thi ĐH năm 2013 – Khối C)
Ví dụ 2 : Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: nét nổi bật ở người nghệ sỹ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người. Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. (Câu 3.b. Đề thi ĐH năm 2013 – Khối D)
Ví dụ 3 : Về hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử. Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. (Câu III. Đề thi ĐH năm 2014 – Khối C)
Ví dụ 4 : Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất. Bằng cảm nhận về hình tượng Lor-ca, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. (Câu III – Đề thi ĐH năm 2014 – Khối D)
Ví dụ 5 :Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, từng có ý kiến cho rằng: đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng định: đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực. Từ cảm nhận của mình về niềm khát khao đó, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. (Câu 3.a. Đề thi ĐH năm 2013 – Khối D)
Cách làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét tác giả, tác phẩm.
– Nêu vấn đề nghị luận (trích dẫn đầy đủ 2 ý kiến).
2. Thân bài
– Vài nét về tác giả, tác phẩm
– Giải thích ý kiến, nhận định : giải thích lần lượt từng nhận định
– Chứng minh, phân tích, cảm nhận nhận 2 định ý kiến . Phần này chiếm nhiều điểm nhất và yêu cầu hàm lượng kiến thức nhiều nhất. Học sinh lấy dẫn chứng trong tác phẩm để chứng minh lần lượt hai ý kiến.
– Bình luận ý kiến, nhận định: Sau khi phân tích, cảm nhận về 2 nhận định, học sinh bày tỏ ý kiến cá nhận về 2 nhận định, ý kiến đó và đưa ra lí do vì sao. Ví dụ như phủ định/ bác bỏ ý kiến sai; khẳng định ý kiến đúng; kết hợp hai ý kiến (bổ sung).
3. Kết bài:
Đánh giá chung về vấn đề. Nhận xét về hai ý kiến
Bài tập minh hoạ
“Về nhân vâṭ Thi ̣trong tác phẩm “ Vợ nhăṭ” của Kim Lân có ý kiến cho rằng : Đó là người phụ nữ lao động nghèo cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác laị nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính & khát vọng. Từ cảm nhân anh ( chị ) hãy bình luận những ý kiến trên ?
Mở bài : của mình về nhân vât
+Kim Lân là 1 cây bút chuyên viết truyện ngắn,thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và người nông dân
+Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân trong tập…. 1962
Một trong những thành công của tác phẩm này là Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật Thị – người phụ nữ khốn cùng trong nạn đói
Thân bài :
1. Giải thích ý kiến
+ Người phụ nữ cùng đường,liều lĩnh: người phụ nữ bị dồn đẩy vào 1 hoàn cảnh nghiệt ngã,không lối thoát, trở nên táo bạo trong ngôn ngữ và hành động, dường như không còn ý thức được về nhân cách & phẩm giá của mình
+ Người phụ nữ giàu nữ tính & khát vọng: người phụ nữ có nhiều nét đẹp dịu dàng, nhân hậu, mơ ước,khát khao
Cảm nhận nhân vật
2. Chứng minh ý kiến
+ Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường, liều lĩnh
Cùng đường: cái đói đã đẩy thị đến cảnh cùng 1 vài người con gái khác phải ngồi vêu ở nhà kho để nhặt hạt rơi,hạt vãi. Ngoại hình tiều tụy, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt…..thị phải tìm mọi cách để sống cho qua ngày, nhưng có lẽ rất khó khăn…mấy ngày thị k có đc cái gì vào miệng- thị đói và thị sẽ chết đói
Liều lĩnh: Thị bám vào câu hò vu vơ của người đàn ông xa lạ , gạ đc ăn, gạ được theo không ( ăn trong thô tục,không ý tứ) -> khổ của con người phải sống trong hèn, đau khổ “ sáng lên” “sà xuống”
+ Người phụ nữ giàu nữ tính & khát vọng
Giàu nữ tính: Trên con đường từ chợ về nhà, Thị rón rén, e thẹn đi sau Tràng chừng 3,4 bước, xóc xóc lại tà áo, trước những cặp mắt đổ dồn vào phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ díu vào chân kia… sáng hôm sau, thị trở nên hiền hậu và đúng mực không còn vẻ gì chao chát & chỏng lỏn, Thị biết vun vén cho gia đình
Khát vọng: Đó là khát vọng vượt qua nạn đói thê thảm, có một tổ ấm gia đình đơn sơ,hạnh phúc & 1 tương lai tốt đẹp
Nghệ thuật
+Nhân vật đc đặt vào 1 tình huống truyện độc đáo, lối trần thuật tự nhiên , hấp dẫn, làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh & tính cách
+Nhân vật được khắc họa sinh động thể hiện tâm lí tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng đậm cá tính, thể hiện hơi thở của đời sống lao động bình dân
3. Bình luận 2 ý kiến trên
Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về tính cách nhân vật
Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến hoàn cảnh trớ trêu đối với thân phận con người, ý kiến thứ 2 khẳng định vẻ đẹp tâm hồn sâu xa của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ – dẫu bị đẩy vào đường cùng vẫn khao khát hạnh phúc, hướng tới tương lai
Kết luâṇ
Nhân vâṭ Thi ̣đã góp phần không nhỏ tạo lên giá tri ̣của tác phẩm , tấm lòng và tài năng của nhà văn Kim Lân.
Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của nhân vật và tư tưởng của nhà văn
Chúc các bạn một kỳ thi hiệu quả!