Cách làm dạng đề Cảm nhận nhân vật, chi tiết trong tác phẩm là nội dung được nhiều các bạn học sinh tìm kiếm để ôn thi THPT quốc gia môn Văn. Bởi vậy, Onthidgnl đã sưu tập nội dung sau, Cùng tham khảo để hiểu cách làm dạng đề bài này nhé!
Mục lục
Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học
Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là kiểu bài phổ biến trong các đề thi ngữ văn. Tuy nhiên nhiều em học sinh chưa biết cách làm kiểu bài này. đôi khi các em sa đà vào phân tích lan man hoăc không biết bắt đầu từ đâu
Để làm tốt kiểu bài này các em cần có những kĩ năng nhất định.
Dàn ý làm bài như sau
• Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả tác phẩm
– Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
• Thân bài:
– Giải thích, làm rõ vấn đề:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến .
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
– Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? cụ thể?
+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?phân tích và lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.
– Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
• Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
+rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề.
Ví dụ minh họa
Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Ý kiến của anh chị về vấn đề trên.
Nghị luận về ý kiến bàn về văn học: vợ chồng A phủ
Đây là đề bài nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều quan điểm, giám khảo linh hoạt cho điểm. Dưới đây chỉ là một vài yêu cầu cơ bản về nội dung:
• Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ( Tô Hoài )
– Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
• Thân bài:
* Giải thích ý kiến:
– “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
– Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí: Mị tự cứu bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí
* Phân tích, lí giải nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị
– Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng
– Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnh ngộ của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ, muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”
– Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi => Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây không chỉ là hành động giải thoát cho A Phủ mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thân mình
* Ý nghĩa của hành động:
– Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị
– Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng => giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi từ bao lâu
– Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con người
• Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề :Hành động cứu A phủ cũng là hành động Mị tự cứu mình
+rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề : có thể nêu bài học cuộc sống,…
Qua nội dung chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã nắm được phần nào Cách làm Văn Nghị Luận Bình luận một ý kiến bàn về văn học. Đây là nội dung khó nhằn trong ôn thi Văn THPT Quốc Gia. Chúc các bạn ôn tập và làm bài thi dạng đề này hiệu quả nhé!