Cùng tham khảo Các dạng Câu hỏi đọc hiểu văn bản nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học). Nội dung sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn và có phương pháp ôn tập hiệu quả. Dưới đây là một số dạng câu hỏi phổ biến mà bạn có thể gặp. Hãy nhớ rằng, việc nắm rõ nội dung này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn bản nghị luận mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện và khả năng phân tích. Hãy cùng nhau khám phá và tìm hiểu nhé! Chúc các bạn đạt kết quả tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn
Mục lục
Câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học)
Các dạng câu hỏi theo mức độ nhận thức
Mức độ Nhận biết (2 câu) (0,5 điểm/ câu)
– Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản.
– Nhận biết được một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ).
– Chỉ ra được được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản.
– Nhận biết được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Thông hiểu (2 câu) (1điểm/câu)
– Lí giải được mối liên hệ giữa nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản.
– Đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.
– Tiếp cận và đánh giá được nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích.
– Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.
– Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.
– Lí giải được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận để đạt được mục đích.
Vận dụng (1 câu) (1điểm/câu)
– Rút ra bài học từ tác phẩm; thể hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
– Thể hiện được quan điểm riêng trong tiếp nhận, đánh giá văn bản.
Cách thức xây dựng câu hỏi
Bước 1
Đọc kĩ, xác định đúng kiểu/loại văn bản
1. Mục đích: Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề (ý kiến, quan điểm, hiện tượng…).
2. Yêu cầu:
– Nêu lên ý kiến, quan điểm của mình.
– Thuyết phục người nghe/người đọc bằng cách lập luận, nêu các lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
3. Phân loại:
* Căn cứ vào đối tượng:
– Nghị luận xã hội là các vấn đề xã hội, về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng có thật trong cuộc sống.
– Nghị luận văn học là một vấn đề văn học (phân tích, đánh giá tác phẩm văn học; làm sáng tỏ một đặc điểm nội dung hay nghệ thuật của một thể loại; hoặc so sánh, đánh giá hai tác phẩm, hai hiện tượng văn học…).
* Căn cứ thể loại:
– Nghị luận trung đại chỉ các loai văn hành chính – chức năng, được sử dụng trong thời phong kiến như: hịch, chiếu, cáo, biểu, thư, lời tựa, lời bạt…Văn nghị luận trung đại thường viết theo lối văn biền ngẫu, đề tài là những vấn đề hệ trọng của đất nước.
– Nghị luận hiện đại ra đời sau nên chủ yếu sử dụng lí lẽ, lập luận lô gích, bằng chứng xác thực để thuyết phục người đọc, người nghe.
4. Cách đọc hiểu văn bản nghị luận
– Nhận biết và đánh giá được sự đúng đắn, mới mẻ, độc đáo của luận đề, luận điểm.
– Thấy được các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, đa dạng, tập trung làm rõ cho luận điểm.
– Nhận biết được cảm xúc, thái độ của người viết.
– Phân tích được đặc điểm ngôn ngữ văn nghị luận lô gích, chặt chẽ vừa giàu sắc thái biểu cảm.
BƯỚC 2
Xác định tính chất của loại câu hỏi: nhận biết, thông hiểu hay vận dụng
Theo bảng đặc tả.
BƯỚC 3
Lựa chọn lệnh hỏi phù hợp
– Câu hỏi đọc hiểu thường yêu cầu HS trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm, không diễn đạt dài dòng,..
– Lệnh hỏi vì thế phải rõ ràng, khu biệt được các ý cần trả lời, khai thác.
Ví dụ
Tham khảo thêm:
Định hướng Ôn thi tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn năm 2025
Cấu trúc, ma trận đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025
Các dạng Câu hỏi đọc hiểu văn bản theo chương trình mới 2025
Tải tài liệu ôn thi môn ngữ Văn THPTQG
Với nội dung Các dạng Câu hỏi đọc hiểu văn bản nghị luận kèm tài liệu mà Onthidgnl chia sẻ ở trên. Hy vọng sẽ giúp các em có sự chuẩn bị tốt để ôn thi THPTQG môn ngữ văn sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao cho kỳ thi tuyển sinh nhé.
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom