Cùng tham khảo nội dung về Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Dạng đề: Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt:
Kĩ năng viết đoạn:
Gọi A là phẩm chất, tư tưởng đạo đức, lối sống tốt (lòng nhân ái, lòng nhân hậu, sự thấu cảm, lòng bao dung, lòng vị tha, sự tử tế, sự trung thực, khiêm tốn, sư cống hiến, lối sống dấn thân, sống có lí tưởng, sống có trách nhiệm, sự đam mê, bản lĩnh, lòng dũng cảm, sự kiên định,chăm chỉ, niềm tin, lạc quan, lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực…. ), ta có công thức viết đoạn như sau:
Phần
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt.
và bày tỏ sự cần thiết, đáng quý của phẩm chất tốt cần nghị luận ( A là một trong những phẩm chất đáng quý và cần thiết của mỗi người.)
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận A:
A là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
Cách 2
Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự để giới thiệu A:
-Con người có nhiều phẩm chất tốt nhưng đẹp nhất là A
-Cùng với những vấn đề B, C, D (Những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt giống A), thì A là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
Cách 3
Đi từ một thói tật ngược lại hoặc từ những trở ngại trong cuộc sống để giới thiệu A:
-Khi mà trong cuộc sống không ít người đang chạy theo lối sống thực dụng… thì A (Phẩm chất tốt về tâm hồn, tình cảm) được xem là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
-Khi đường đời luôn đầy những chông gai thử thách thì A (phẩm chất tốt về bản lĩnh, nghị lực, ý chí) được xem là chìa khoá (bệ phóng) giúp ta đi đến thành công.
Cách 4
Mượn câu danh ngôn hay để giới thiệu A
Ví dụ: -Bàn về sự cống hiến, có thể giới thiệu vấn đề như sau:
Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”
-Bàn về sự trung thực, có thể giới thiệu vấn đề như sau:
“Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”(Wiliam Sh.Peare)
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Giải thích
Giải thích A là gì? Người có phẩm chất A thường có những biểu hiện – thái độ, hành động như thế nào?).
Nên dùng cách giải thích bằng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ thuần việt
Ví dụ:
Trung thực là chân thành, không dối trá…
Bản lĩnh là không yếu mềm, dám nghĩ, dám làm,…
Nhân ái là thương người…
Bàn luận
Phân tích, lí giải tại sao A lại là phẩm chất cần thiết, đáng quý; chứng minh bằng dẫn chứng tiêu biểu:
+ Cần chỉ rõ ý nghĩa, lợi ích của A trong đời sống
Gợi ý: A (Phẩm chất tốt về tâm hồn, tình cảm – lòng nhân ái, sự thấu cảm, sự tử tế, lòng nhân hậu, vị tha, lối sống cống hiến, tinh thần trách nhiệm,… ) sẽ giúp cho ta có thể làm được nhiều điều có ích, đem được những điều tốt đẹp đến cho cuộc đời và làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên có ý nghĩa, đáng sống hơn.
A(phẩm chất tốt về nghị lực, ý chí – bản lĩnh, lòng dũng cảm, sự kiên trì, siêng năng,lòng dũng cảm, sự kiên trì, lạc quan,…) sẽ giúp ta vượt lên những chông gai thử thách trên đường đời đi đến thành công, khẳng định mình trong xã hội,…
Người có A luôn được mọi người yêu quý, tin tưởng, tôn trọng)
Đưa dẫn chứng minh hoạ.
+ Phản biện (lật ngược vấn đề: nếu thiếu / không có A, cuộc sống của mỗi người sẽ như thế nào? dẫn đến những hạn thế nào? ( yếu mềm, nhỏ bé, tầm thường, vô vị; dễ bị cô lập, bị mọi người xa lánh, xem thường…?). Cần phê phán. Lên án những người có thói tật, lối sống ngược lại với A đó.
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định lại ý nghĩa của phẩm chất trong cuộc sống mỗi người và hướng người đọc đến nhận thức, hành động đúng:
Có thể nói, A là phẩm chất đẹp đẽ/ cao quý làm nên nhân cách con người/ là yếu tố quan trọng giúp ta đi đến thành công.
Có thể nói, A đem đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều ý nghĩa.
Có thể nói, người có A luôn được sự yêu mến, quý trọng.
Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện để có phẩm chất tốt (A )/ phải có ý thức sống tốt (sống có phẩm chất A ).
Kết đoạn
Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)
Có thể mượn câu châm ngôn có ý nghĩa thay lời kết luận.
Ví dụ: Bàn về ý chí, có thể dùng câu nói sau thay lời kết luận:
“Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường”
Lưu ý: Có thể nhập phần Bài học nhận thức và hành động (ở phần thân bài) với phần kết bài
Ví dụ minh họa:
Đề 1: Viết đoạn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về lòng nhân ái.
+ Hướng dẫn cách viết theo công thức trên:
Phần
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt.
và bày tỏ sự cần thiết, đáng quý của phẩm chất tốt cần nghị luận ( A là một trong những phẩm chất đáng quý và cần thiết của mỗi người.)
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận (A):
Lòng nhân ái là biểu hiện đẹp đẽ (là phẩm chất đáng quý) của nhân cách con người.
Cách 2
Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự để giới thiệu A:
Con người có nhiều phẩm chất tốt nhưng đẹp nhất là lòng nhân ái
Cách 3
Đi từ một thói tật ngược lại hoặc từ những trở ngại trong cuộc sống để giới thiệu A:
Khi mà trong cuộc sống không ít người đang chạy theo lối sống thực dụng thì lòng nhân ái được xem là phẩm chất vô cùng trân quý của nhân cách con người.
Cách 4
-Cách 4: Mượn một câu danh ngôn hay để giới thiệu A:
Có một nhà văn Nga từng nói rất hay về lòng nhân ái: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận (A)
Giải thích
Nhân ái là lòng thương người, là sống nhân hậu. Người có lòng nhân ái luôn dễ xúc động, trăn trở đồng cảm sẻ chia trước những hoàn cảnh bất hạnh đáng thương của con người và luôn quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh.
Bàn luận
-Chỉ ra lợi ích, ý nghĩa của A:
Trong mùa dịch covid-19, nhiều cá nhân tập thể đã chia sẻ vật chất đến những người có hoàn cảnh khó khăn; chính phủ Việt Nam giang tay đón đồng bào từ vùng dịch trở về, tạo điều kiện nơi ăn chốn ở cho công dân mình.
Tháng 10/ 2020, khi cuộc sống của đồng bào miền Trung oằn mình trong bão lũ, thì một lần nữa, sức mạnh của lòng nhân ái tiếp tục được lan toả xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, hy vọng giúp đồng bào vượt lên số phận.
Người có lòng nhân ái luôn được nhiều người yêu quý, kính trọng, biết ơn.
-Phản biện: Ngược lại, sống ích kỉ, chỉ lo cho bản thân, dửng dưng trước nỗi đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho bản thân trở nên tầm thường, nhỏ bé.
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định lại ý nghĩa của phẩm chất trong cuộc sống mỗi người và hướng người đọc đến nhận thức, hành động đúng:
Sống nhân ái, yêu thương còn tạo ra lực hấp dẫn kéo con người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất chống lại cái ác, sự ích kỷ, hận thù. Lòng nhân ái cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, là nguồn năng lượng tạo ra xã hội văn minh, hiện đại. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng, biết ơn.Vì vậy, chúng ta phải luôn biết yêu thương, quan tâm đến mọi người.
Kết đoạn
-Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)
Hãy đánh thức trái tim, lan tỏa sức mạnh của lòng nhân ái trong cuộc để đem đến nhiều điều tốt đẹp nhất cho đời.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Con người có nhiều phẩm chất tốt nhưng đẹp nhất là lòng nhân ái. Nhân ái là lòng thương người, là sống nhân hậu. Người có lòng nhân ái luôn dễ xúc động, trăn trở đồng cảm sẻ chia trước những hoàn cảnh bất hạnh đáng thương của con người và luôn quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh.Trong mùa dịch covid-19, nhiều cá nhân tập thể đã chia sẻ vật chất đến những người có hoàn cảnh khó khăn; chính phủ Việt Nam giang tay đón đồng bào từ vùng dịch trở về, tạo điều kiện nơi ăn chốn ở cho công dân mình.Tháng 10/ 2020, khi cuộc sống của đồng bào miền Trung oằn mình trong bão lũ, thì một lần nữa, sức mạnh của lòng nhân ái tiếp tục được lan toả xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, hy vọng giúp đồng bào vượt lên số phận. Người có lòng nhân ái luôn được nhiều người yêu quý, kính trọng, biết ơn. Ngược lại, sống ích kỉ, chỉ lo cho bản thân, dửng dưng trước nỗi đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho bản thân trở nên tầm thường, nhỏ bé. Sống nhân ái, yêu thương còn tạo ra lực hấp dẫn kéo con người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất chống lại cái ác, sự ích kỷ, hận thù. Lòng nhân ái cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, là nguồn năng lượng tạo ra xã hội văn minh, hiện đại. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng, biết ơn.Vì vậy, chúng ta phải luôn biết yêu thương, quan tâm đến mọi người. Hãy đánh thức trái tim, lan tỏa sức mạnh của lòng nhân ái trong cuộc để đem đến nhiều điều tốt đẹp nhất cho đời.
Đề 2: Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về lối sống có trách nhiệm? Hãy viết đoạn nghị luận xã hội bày tỏ quan điểm của mình.
+ Hướng dẫn cách viết theo công thức trên:
Phần
Phương pháp, nội dung
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận – Phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt.
và bày tỏ sự cần thiết, đáng quý của phẩm chất tốt cần nghị luận( A là một trong những phẩm chất đáng quý và cần thiết của mỗi người.)
Cách 1
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận ^:
Lối sống có trách nhiệm là biểu hiện đẹp đẽ của nhân cách con người.
Cách 2
Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự để giới thiệu A:
Cùng với ý chí nghị lực, bản lĩnh, sự kiên trì, lối sống trách nhiệm là chìa khoá/ bệ phóng đưa ta đi đến thành công.
Cách 3
Đi từ một thói tật ngược lại hoặc từ những trở ngại trong cuộc sống để giới thiệu A:
Khi mà lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm như một thứ axit vô hình ăn mòn xã hội thì sống có trách nhiệm được xem là phẩm chất vô cùng trân quý của nhân cách con người.
Cách 4
-Cách 4: Mượn một câu danh ngôn hay để giới thiệu A:
Halelrod từng nói: “ Có tinh thần trách nhiệm bạn sẽ có đủ năng lượng để thay đổi cuộc sống của chính bạn”
Thân đoạn
Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận (A)
Giải thích
A là gì? Người có A thường có những biểu bhieenj như thế nào(thái độ sống, hành động)?
Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Người có trách nhiệm luôn có sự quan tâm, tập trung làm tốt mọi việc nếu được giao và kể cả những công việc liên quan mà không thuộc nhiệm vụ chính của; luôn sẵn sàng đón nhận khó khăn, thử thách, không than vãn hay kêu ca; sẵn sàng nhận lấy hậu quả nếu mắc sai lầm và sửa chữa lỗi lầm của mình mà không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ ai.
Bàn luận
-Chỉ ra lợi ích, ý nghĩa của A
Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Có trách nhiệm con người mới thể hiện bản thân, vươn lên trong cuộc sống, có kỷ luật và sống vì mọi người nhiều hơn.
Trách nhiệm trong công việc tạo ra sự chủ động, giúp ta đi đến thành công của cá nhân.
Trách nhiệm còn là cơ sở thực thi pháp luật, duy trì xã hội ổn định, con người mới có cơ hội phát triển. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng, tín nhiệm và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn.
-Phản biện:
Không có trách nhiệm cuộc sống trở nên hỗn loạn, không tình cảm, không yêu thương, không biết ơn sống như vô cảm, mặc kệ sự đời, ăn chơi hủy hoại bản thân…
Bài học nhận thức, hành động
Khẳng định lại ý nghĩa của phẩm chất trong cuộc sống mỗi người và hướng người đọc đến nhận thức, hành động đúng:
Trong thế kỉ 21 – kỉ nguyên của hội nhập quốc tế, nơi không có chỗ cho những kẻ vô trách nhiệm, không dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tuân thủ luật giao thông, có ý thức bảo vệ môi trường sống,dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm…
Kết đoạn
-Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)
. Hãy trở thành một người có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, hãy là một người trưởng thành sống trong thời đại văn minh, bởi Richard L Evans từng nói: Chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Cùng với ý chí nghị lực, bản lĩnh, sự kiên trì, lối sống trách nhiệm là chìa khoá/ bệ phóng đưa ta đi đến thành công. Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Người có trách nhiệm luôn có sự quan tâm, tập trung làm tốt mọi việc nếu được giao và kể cả những công việc liên quan mà không thuộc nhiệm vụ chính của; luôn sẵn sàng đón nhận khó khăn, thử thách, không than vãn hay kêu ca; sẵn sàng nhận lấy hậu quả nếu mắc sai lầm và sửa chữa lỗi lầm của mình mà không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ ai.Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Có trách nhiệm con người mới thể hiện bản thân, vươn lên trong cuộc sống, có kỷ luật và sống vì mọi người nhiều hơn. Trách nhiệm trong công việc tạo ra sự chủ động, giúp ta đi đến thành công của cá nhân.Trách nhiệm còn là cơ sở thực thi pháp luật, duy trì xã hội ổn định, con người mới có cơ hội phát triển. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng, tín nhiệm và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn.Không có trách nhiệm cuộc sống trở nên hỗn loạn, không tình cảm, không yêu thương, không biết ơn sống như vô cảm, mặc kệ sự đời, ăn chơi hủy hoại bản thân…Trong thế kỉ 21 – kỉ nguyên của hội nhập quốc tế, nơi không có chỗ cho những kẻ vô trách nhiệm, không dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tuân thủ luật giao thông, có ý thức bảo vệ môi trường sống,dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch covid19 đang là nỗi ám ảnh loài người; hơn bao giờ hết, ta phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của cá nhân, chung tay đẩy lùi đại dịch…Hãy trở thành một người có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, hãy là một người trưởng thành sống trong thời đại văn minh, bởi Richard L Evans từng nói: Chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.
…
Hy vọng rằng nội dung về Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một phẩm chất tư tưởng đạo đức, lối sống tốt… sẽ là tài liệu ôn tập ngữ văn hiệu quả giúp các bạn nắm chắc kiến thức làm bài nghị luận xã hội và giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết liên quan Nghị luận xã hội: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-xa-hoi/