Một trong những kiến thức ngữ pháp bạn cần luyện tập khi học tiếng anh đó là câu mệnh lệnh. Câu mệnh lệnh không chỉ có trong các bài tập trên lớp mà còn xuất hiện ở trong đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh, đề thi đại học. Vậy, bạn đã biết câu mệnh lệnh là gì hay chưa? Các loại câu mệnh lệnh cụ thể là gì? Nếu chưa hiểu rõ về loại câu này thì hãy tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Mục lục
1. Câu mệnh lệnh là gì?
Câu mệnh lệnh được hiểu rất đơn giản, được sử dụng trong những trường hợp một ai đó muốn đưa ra yêu cầu, đưa ra lời đề nghị hoặc ra lệnh cho một người khác làm điều gì đó.
Câu mệnh lệnh còn được dùng khi muốn đưa ra lời khuyên, lời động viên, hướng dẫn hoặc nhắc nhở…
Ví dụ:
Look at the board (Câu này có nghĩa là Hãy nhìn lên bảng)
Open your book (Nghĩa là Hãy mở sách ra)
2. Các loại câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh có hai loại chính bao gồm câu mệnh lệnh trực tiếp và loại thứ hai là câu mệnh lệnh gián tiếp. Mỗi một loại câu lại có cách dùng khác nhau.
- Câu mệnh lệnh trực tiếp
Để nhận biết đó có phải là câu mệnh lệnh trực tiếp hay không thì bạn hãy để ý câu đó có chủ ngữ hay không, nếu không có chủ ngữ và kết hợp thêm yếu tố đứng đầu câu là động từ nguyên thể không chứa “to” thì đó chính là câu mệnh lệnh trực tiếp. Câu mệnh lệnh dạng này thường sẽ kèm theo từ “please” đặt ở vị trí đầu câu hoặc cuối câu với mục đích là nêu lên sự lịch sự, trang trọng.
Ví dụ: Please come in
Trường hợp khác gọi là câu mệnh lệnh trực tiếp khi danh từ riêng hoặc đại từ ở vị trí đầu câu, đồng thời xác định đối tượng tiếp nhận câu mệnh lệnh một cách cụ thể.
Ví dụ: Mary, stand up (Mary, hãy đứng lên)
Trường hợp nữa nhận biết đó là câu mệnh lệnh trực tiếp khi có từ “you” đứng ở đầu câu thể hiện sự tức giận, cáu gắt hoặc ra lệnh.
Ví dụ: You come here (Anh kia lại đây)
Động từ “do” đứng ở đầu câu nhấn mạnh ý trong câu mệnh lệnh.
Ví dụ: Do be careful (Hãy cẩn thận)
Dùng các trạng từ “never” hoặc “always” để nêu lên sự nhấn mạnh.
Ví dụ: Never tell a lie (Đừng bao giờ nói dối)
- Câu mệnh lệnh gián tiếp
Trong câu mệnh lệnh gián tiếp sẽ có một số động từ chính được dùng bao gồm to tell, to ask, to order,…
Ví dụ: Please ask him to keep silent (Làm ơn hãy yêu cầu anh ta giữ im lặng).
3. Thể phủ định câu mệnh lệnh
Từ câu mệnh lệnh ban đầu nếu muốn chuyển sạng dạng phủ định thì rất đơn giản, chỉ bằng cách thêm từ “don’t” vào trước động từ hoặc thêm từ “no” vào trước danh động từ.
Ví dụ: No smoking! (Không hút thuốc)
Trong câu mệnh lệnh phủ định thường có đại từ “you” đặt ở vị trí giữa trợ động từ “don’t” và động từ chính.
Ví dụ: Don’t you go! Bạn đừng đi
4. Dùng câu mệnh lệnh với từ “Let”
Câu mệnh lệnh còn có một cấu trúc ngữ pháp dùng kết hợp với từ “Let” .
Những câu mệnh lệnh được bắt đầu bằng từ Let sẽ có nghĩa khác hẳn so với các câu mệnh lệnh khác, thể hiện sự đề xuất, yêu cầu, thể hiện mong muốn hay quyết định làm gì đó.
Ví dụ: Let me see (nghĩa là Để tôi xem) hay Let me know (nghĩa là Hãy cho tôi biết)…
Trên đây là toàn bộ kiến thức có liên quan đến câu mệnh lệnh. Đây cũng là một phần nằm trong chương trình ngữ pháp tiếng anh, có trong đề thi tốt nghiệp THPT, do đó, bạn hãy học thật tốt phần này nhé! Nếu muốn tìm hiểu thêm về các chủ đề ngữ pháp tiếng anh khác, mời các bạn tham khảo các bài viết sau: