Nhằm tiếp thu đầy đủ kiến thức môn Văn trên lớp một nhanh chóng và hiệu quả nhất, các em cần chuẩn bị soạn văn ở nhà thật chi tiết và đầy đủ. Trong nội dung này, onthidgnl sẽ cung cấp cho các bạn hướng dẫn soạn văn 12 – bài Đô xtoi ép xki (X.Xvai-Gơ) thuộc chương trình Ngữ văn 12 thpt; để các bạn có thể nắm chắc kiến thức, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Soạn bài Đô xtoi ép xki: Khái quát chung về tác phẩm
1.1. Tác giả
Xtê- phan Xvai-gơ (1881 – 1942) ông là một nhà văn có gốc là người Áo gốc Do Thái, ông là nhà văn nổi tiếng cùng với những tác phẩm rất hay và các tác phẩm này đã là khởi đầu cho một số các diễn đàn văn học trong nước ta.
Xtê- phan Xvai-gơ là một người rất nổi tiếng và cũng là người có mong muốn khởi đầu trong sự nghiệp văn chương của ông, với từng tác phẩm đều để lại cho Xtê- phan Xvai-gơ nhiều suy nghĩ. Ông vừa là một nhà văn vừa là một người nghệ nhiều tài năng. Đặc biệt, những các phẩm về tiểu luận và chân dung văn học của tác giả đã được biết đến rộng rãi ở khắp Châu Âu và trên toàn thế giới.
1.2. Tác phẩm
Tác phẩm tiểu thuyết Đô-xtôi-ép-xki của Xtê- phan Xvai-gơ là một huyền thoại về nhân loại mới, được thoát ra từ tận cùng tâm hồn Nga.
Tác phẩm này được tác giả viết dựa trên thể loại chân dung văn học hay ta còn biết tới là tiểu sử, truyện danh nhân.
– Tác phẩm Đô-xtôi-ép-xki được chia làm 3 phần:
- Phần thứ nhất: từ đầu đến dằn vặt: Trong phần này, tác phẩm nói tới những khó khăn và vất vả mà tác giả đã và đang phải trải qua.
- Phần thứ hai: tiếp cho tới người bị hành: có ý nghĩa là cố gắng để vượt qua những khó khăn để có thể đạt được những thành công và vinh quang trong tương tai.
- Phần thứ ba: còn lại: Đây phần kết, có ý nghĩa là cái chết của người mà luôn hướng tới và tìm lấy chính nghĩa.
Tác phẩm văn học này đã ca ngợi lên người anh hùng mà luôn đấu tranh cho phe chính nghĩa và bắt buộc phải đối đầu với Nga Hoàng cuối cùng đã phải chịu kết cục chính là một cái chết vô cùng đau thương.
2. Soạn bài Đô xtoi ép xki: Đọc – hiểu văn bản
2.1. Chân dung Đô xtoi ép xki (X.Xvai-Gơ)
Đô-xtôi-ép-ki được coi là một trong những nhà văn có tài năng trong văn học của nước Nga, ông đã dành cả đời để có thể đấu tranh giành lại công bằng cho chính nghĩa và đã trở thành một nguồn cảm hứng sáng tác cho tác giả Xtê- van Xvai-gơ – nhà văn, một nghệ sĩ đa tài có quốc tịch Áo nhưng gốc là người Do Thái. Xtê-van Xvai-gơ trong bài viết “Đô-xtôi-ép-ki” đã liên tục sử dụng ngòi bút của mình để có thể ca ngợi về tài năng của bậc tiền bối trong thế thời văn học tuy vậy cũng đồng thời phê phán lên chế độ Nga hoàng đã thối nát trong thời điểm đó. Trước tiên, tác giả Xtê-van Xvai-gơ đã kể ra những khó khăn về nhiều mặt như vật chất và tinh thần cùng với những cố gắng, nỗ lực để vượt qua của nhà văn Đô-xtôi-ép-ki. Nội dung chính thứ hai mà Xtê-van Xvai-gơ đã đề cập tới cho chúng ta là những vinh quang cùng với sự cay đắng trong cuộc đời của nhân vật này và từ đó đã làm nổi bật thêm cho luận điểm thứ ba đã nói lên về cái chết và sự cảm thương cùng với những tiếc nuối, đau buồn của nhân dân đất nước Nga dành cho nhà văn Đô- Xtôi-ép-xki.
Bên cạnh đó, nhà văn Xtê-van Xvai-gơ còn đưa ra cho chúng ta thấy được những sức ảnh hưởng cực kỳ to lớn từ các giá trị văn chương của ông đem đến toàn xã hội và nhân dân Nga. Với việc tác giả sử dụng nhiều cấu trúc trong văn học như: tương phản đối lập, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ,.. tác phẩm đã đem lại cho chúng ta một cái nhìn vô cùng sâu sắc và toàn diện về đại văn hào của nước Nga – một đấng cứu thế đã đứng ra chịu tội thay cho toàn bộ người dân của đất nước Nga.
Hai thời điểm mang tính chất đối lập trong cuộc đời của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki:
– Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của một kẻ lưu vong:
Với những chi tiết hiện lên rất sống động về cảnh ngộ bần hèn: tờ séc cuối cùng, hiệu cầm đồ, phòng làm việc, châu Âu như một nhà ngục, cơn động kinh, tiền nợ, sống giữa đám người chấy rận…
Thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất: “ Đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch”.
– Thời điểm thứ hai: trở về Tổ quốc đất nước
“Một giây phút tuyệt đỉnh”, những giây phút “xuất thần”, niềm hứng khởi trước đám đông hiện lên rất cuồng nhiệt.
Sau đó lại là một cái chết khi “sứ mệnh đã hoàn thành”, trong “tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga”.
2.2. Những nét mâu thuẫn trong thiên tài Đô xtoi ép xki (X.Xvai-Gơ)
Đô-xtôi-ép-xki là một trong những nhà văn tài ba của nước Nga ông dành cả đời để đấu tranh vì chính nghĩa đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho tác giả Xtê- van Xvai-gơ_ nhà văn, nghệ sĩ đa tài quốc tịch Áo gốc người Do Thái. Xtê-van Xvai-gơ trong bài viết “Đô-xtôi-ép-ki” đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi tài năng của bậc tiền bối song đồng thời cũng phê phán chế độ Nga hoàng thối nát ở thời điểm đó.
Trước hết, tác giả kể những khó khăn về vật chất và tinh thần cùng với sự cố gắng, nỗ lực vượt qua của Đô-xtôi-ép-ki. Nội dung chính thứ hai mà tác giả đề cập đến là những vinh quang và sự cay đắng trong cuộc đời của nhân vật từ đó làm nổi bật cho luận điểm thứ ba nói về cái chết và sự cảm thương ,tiếc nuối, đau buồn của nhân dân Nga dành cho Đô- Xtôi-ép-ki. Bên cạnh đó, nhà văn còn cho ta thấy được sức ảnh hưởng to lớn từ giá trị văn chương của ông đến cả xã hội và nhân dân Nga. Với việc sử dụng cấu trúc tương phản đối lập, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ tác phẩm đã cho ta một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về đại văn hào Nga- một đấng cứu thế chịu tội thay cho cả nước Nga.
Những cảm xúc mãnh liệt ở trong cơ thể yếu đuối của một người có căn bệnh thần kinh.
Một con người mang một trái tim vĩ đại phải tìm đến những cơ hội “thấp hèn” để làm tròn khát vọng.
Số phận đè bẹp thiên tài, nhưng thiên tài tự cứu mình bằng lao động và cũng vắt kiệt sức mình trong lao động – đây chính là điểm hấp dẫn của tính cách và số phận đầy mâu thuẫn của Đô-xtôi-ép-xki.
Người lao động thì bị lưu đày biệt xứ, “đau khổ một mình” rồi trở thành “sứ giả của xứ sở mình”,
Con người với đầy ắp những mâu thuẫn và sự cô đơn đã mang lại cho đất nước “một sự hoà giải” và “kiềm chế một lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại ông”- dù đây chỉ là lần cuối. Đó là sức mạnh nhưng lại cũng là hạn chế của một thiên tài.
Cho tới tận cùng của sự bế tắc, Đô-xtôi-ép-xki đã tỏa sáng đem lại vinh quang cho Tổ quốc và dân tộc.
2.3. Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học
Đô-xtôi-ép-xki là một trong những nhà văn tài ba của nước Nga ông dành cả đời để đấu tranh vì chính nghĩa đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho tác giả Xtê- van Xvai-gơ_ nhà văn, nghệ sĩ đa tài quốc tịch Áo gốc người Do Thái. Xtê-van Xvai-gơ trong bài viết “Đô-xtôi-ép-ki” đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi tài năng của bậc tiền bối song đồng thời cũng phê phán chế độ Nga hoàng thối nát ở thời điểm đó. Trước hết, tác giả kể những khó khăn về vật chất và tinh thần cùng với sự cố gắng, nỗ lực vượt qua của Đô-xtôi-ép-ki. Nội dung chính thứ hai mà tác giả đề cập đến là những vinh quang và sự cay đắng trong cuộc đời của nhân vật từ đó làm nổi bật cho luận điểm thứ ba nói về cái chết và sự cảm thương ,tiếc nuối, đau buồn của nhân dân Nga dành cho Đô- Xtôi-ép-ki.
Bên cạnh đó, nhà văn còn cho ta thấy được sức ảnh hưởng to lớn từ giá trị văn chương của ông đến cả xã hội và nhân dân Nga. Với việc sử dụng cấu trúc tương phản đối lập, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ tác phẩm đã cho ta một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về đại văn hào Nga- một đấng cứu thế chịu tội thay cho cả nước Nga.
Tương phản: cấu trúc câu, hoàn cảnh, tính cách, …
- So sánh, ẩn dụ: cấu trúc câu , hình ảnh có cả so sánh ẩn dụ và mang tính hệ thống .
- Bút pháp vẽ chân dung văn học: Gắn kết hình tượng con người ở trên một khung cảnh rộng lớn.
⇒ Thể loại đứng ở giữa ngã ba : Tiểu sử -tiểu thuyết –chân dung văn học.
⇒ Ngòi bút viết thể loại chân dung vô cùng tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi đã chứng tỏ tấm lòng kính trọng của tác giả X.Xvai-gơ dành cho nhà văn Đô-xtôi-ép-xki vô cùng lớn lao ít có từ nào diễn tả.
3. Soạn bài Đô xtoi ép xki: Hướng dẫn trả lời câu hỏi
3.1. Câu 1 (Trang 65 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Ở một vài đoạn, Xvai-gơ đã vẽ chân dung Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết và hình ảnh gợi cho ta liên tưởng tới thế giới nhân vật của chính nhà tiểu thuyết này. Theo anh (chị), ở đây, Đô-xtôi-ép-xki là một con người có những nét gì đặc biệt về tính cách và số phận?
Trả lời:
a. Số phận
Nhân vật này hiện lên là một người phải chịu nhiều đau khổ nhưng lại rất nghị lực trong ở cuộc sống. Ông ấy được miêu tả là người đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Có hai khoảnh khắc trái ngược nhau trong cuộc đời của ông: thời điểm thứ đầu tiên cũng là thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất trong đời (sống lưu vong, phải cầm cố, quỳ gối trước bao nhiêu kẻ thấp hèn, tiền nợ, …) và thời điểm thứ hai là lúc trở về tổ quốc. Đó là một trong những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của ông.
b. Tính cách
Ông là một con người rất giàu nghị lực: Dù cho có những lúc ông đã cảm thấy tuyệt vọng đến mức muốn buông bỏ đi rất nhiều thứ, thế nhưng với một tinh thần đáng ngưỡng mộ và đầy cao quý của mình, ông đã không chấp nhận đầu hàng trước số phận của mình được đặt ra, vẫn đứng lên một cách mạnh mẽ..
Ông là một con người luôn thắp sáng bừng lên ngọn lửa nghị lực và niềm đam mê nghệ thuật trong mình cùng với lòng yêu thương con người vô hạn.
3.2. Câu 2 (Trang 65 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô-xtôi-ép-xki?
Trả lời:
Hiệu quả cấu trúc tương phản, những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô-xtôi-ép-xki: Thể hiện sự đối lập giữa một bên là đời sống vật chất và tinh thần khốn khó, khổ ải với một bên là sự vĩ đại vì những đóng góp to lớn của ông cho đất nước và sự tôn sùng của nhân dân.
=> Sự tương phản làm nổi bật cả hai đặc điểm trong cuộc đời ông: người bị hành khổ và người đạt đến đỉnh vinh quang.
3.3. Câu 3 (Trang 65 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Từ câu “Cuối cùng, vào thời điểm…”, các hình ảnh so sánh, những ẩn dụ cho tới cuối đoạn trích đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, Xvai-gơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đô-xtôi-ép-xki?
Trả lời:
Biện pháp so sánh:
+ “Tác phẩm… là rượu ngon”
+ “đếm các ngày như trước đây… như một kẻ hành khất”
+ “lời như sấm sét”
(–> Nhằm làm nổi bật lên số phận, tính cách của nhân vật.)
Biện pháp ẩn dụ:
+ Quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống
+ Thành phố ngàn tháp chuông
(–> tất cả hình ảnh ẩn dụ để người đọc dễ hình dung về nhân vật.)
→ Hình ảnh ẩn dụ, so sánh thuộc lĩnh vực tôn giáo nhằm mục đích khẳng định Đô-xtoi-ép-xki là vị thánh, con người siêu phàm.
3.4. Câu 4 (Trang 65 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Việc Xvai-gơ luôn gắn Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
Trả lời:
Tác dụng khi gắn nhân vật với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương là:
- Một nhà văn vĩ đại không thể tồn tại riêng lẻ mà phải đặt trong quan hệ gắn bó với bối cảnh của dân tộc, đất nước.
- Tác giả biết phản ánh hiện thực của cuộc sống thông qua văn chương, khẳng định giá trị và lịch sử của cả một dân tộc đối với tình thế của đất nước.
- Tác giả biết đặt cái riêng nằm trong cái chung để so sánh, làm nổi bật lên tính cách, số phận của nhân vật thông qua bối cảnh thời sự chính trị và văn chương.
- Luôn biết nhìn nhận về con người trong cuộc sống, ca ngợi tính cách của nhân vật, khi bối cảnh xã hội rối ren, con người đang bị kìm chặt trong xã hội đó.
=> Tác giả đặt cuộc đời nhân vật với bối cảnh chính trị văn chương. Từ đó, khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử xã hội đất nước.
Trên đây, onthidgnl đã hướng dẫn cho các em học sinh chi tiết soạn bài Đô-xtoi-ép-xki (X.Xvai – Gơ) cùng với đó là rất nhiều soạn văn 12 khác để các em học sinh có thể tham khảo và củng cố kiến thức. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập onthidgnl nhé!
Onthidgnl chúc các bạn học sinh học tập và thi cử hiệu quả.
Xem thêm:
Soạn Văn 12 – Kiến thức đầy đủ chương trình Ngữ Văn lớp 12
Nguồn tham khảo: vuihoc.vn