Cùng tham khảo nội dung Soạn bài Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) | Văn 11 Chân trời sáng tạo được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để chuẩn bị bài soạn văn 11 Chân trời sáng tạo được tốt nhé.
Mục lục
Soạn bài nhớ con sông quê hương sách chân trời sáng tạo 11 tập 2
Nội dung chính bài thơ Nhớ con sông quê hương:
Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của dòng sông quê hương xanh biếc. Đồng thời tác giả cũng bày tỏ sự yêu quý và kính trọng đối với dòng sông tuổi thơ đã gắn bó và chứng kiến bao gian lao, vất vả với người dân với quá khứ oanh liệt của con người nơi đây.
Câu 1 trang 94 SGk Văn 11/2 chân trời sáng tạo: “ Xác định chủ thể trữ tình và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên.”
Trả lời:
– Chủ thể trữ tình của đoạn thơ: Chủ thể xưng “tôi”, “chúng tôi”. Đây là người đã và đang lưu giữ những tình cảm đặc biệt và kí ức gắn bó với con sông quê hương từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành và phải sống xa quê.
– Tình cảm, cảm xúc được tác giả Tế Hanh thể hiện trong bài thơ là: tình cảm yêu mến và niềm thương nhớ quê hương qua hình ảnh con sông của một người con xa quê. Những tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những hình ảnh cùng các từ ngữ miêu tả, gợi nhắc kỷ niệm nhớ thương, trìu mến, thiết tha về con sông qua những câu thơ chứa chan cảm xúc:
“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!”
hoặc
“Tôi giơ tay ôm nước vào lòng!
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.”
Tác giả Tế Hanh đã thể hiện sự yêu quý, sự tận tụy và kính trọng đối với con sông của quê hương mình. Đoạn thơ khắc họa khung cảnh quê hương thân thuộc với con sông xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre, và tâm hồn của nhà thơ trong một buổi trưa hè. Tế Hanh cảm thấy mối tình mới mẻ giữa mình và con sông quê hương vốn dĩ đã tồn tại từ lâu và sẽ luôn giữ mãi. Tác giả không chỉ mô tả con sông mà còn miêu tả cả những hình ảnh thân thuộc quanh bờ sông: cuộc sống của những người dân, kẻ chài lưới bên sông, hay kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng. Không chỉ vậy, nhà thơ còn nhắc đến một phần quá khứ của mình khi cầm súng xa quê đi kháng chiến, nhưng không quên trở về bên bờ sông với tình cảm lưu luyến.
Câu 2 trang 94 SGk Văn 11/2 chân trời sáng tạo: “Bạn có cảm nhận thế nào về hình ảnh con sông quê hương trong đoạn thơ?
Trả lời:
Cảm nhận về hình ảnh con sông quê hương trong đoạn thơ đối với mỗi người đều rất riêng biệt, nhưng vẫn có thể có một vài nét chung như: thần thương, sống động, trong sáng, không thể phai mờ trong tâm trí trẻ thơ; có những dòng thơ miêu tả thật hay. Hình ảnh con sông quê hương ấy càng đẹp hơn khi được miêu tả qua nỗi nhớ và tình yêu thương thiết tha của chủ thể trữ tình:
“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tiệm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông.”
Dòng sông quê hương trong kí ức của nhà thơ Tế Hanh có màu nước thật xanh biếc. Nước sông trong xanh đến nỗi những hàng tre có thể soi bóng và thấy mình dưới đáy. Quả thật, đây là một dòng sông rất nên thơ, đẹp đến nao lòng. Bức tranh sông quê của Tế Hanh đã gợi nên cho người đọc một cảm giác thật thanh bình và yên ả. Hình ảnh con sông quê hương ấy tượng trưng cho tình yêu quê hương, đất nước chung thủy, son sắt của nhà thơ. Dù cho con sông có ghềnh thác cheo leo, gian nan vất vả, nhưng tác giả sẽ mãi nhớ về con sông xưa, nơi chan chứa bao kỉ niệm, ước mơ và tình người đằm thắm. Nó cũng chính là nỗi lòng của những người con xa xứ luôn nhớ và hướng về những điều gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương. Và đâu đó trong lòng mỗi độc giả lại nhớ về dòng sông quê của riêng mình.
Từ đoạn thơ này, em có thể cảm nhận được sự tương tác mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên, đó là sự gắn bó mật thiết của người Việt con sông quê hương nói riêng và đất nước nói chung. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em nhiều cảm xúc và kỷ niệm về quê hương, đồng thời nó cũng thể hiện được giá trị văn hóa và sự đa dạng của đất nước Việt Nam.
Câu 3 trang 94 SGk Văn 11/2 chân trời sáng tạo: “Nêu tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn thơ.”
Trả lời:
Tác dụng của yếu tố tự sự được tác giả sử dụng trong đoạn thơ:
– Trong đoạn thơ, yếu tố tự sự được tác giả sử dụng nhằm gắn kết các mốc thời gian, sự việc với nhau theo một trình tự nương theo dòng chảy thời gian cuộc đời:
“Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến”
– Bên cạnh đó, yếu tố tự sự còn giúp nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân. Từ đó cho thấy tình yêu và nỗi nhớ con sông quê của Tế Hanh không nguôi, cứ lớn thêm, sầu thêm theo năm tháng, cuộc đời. Nó giúp thể hiện một cách tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây, từ đó bày tỏ tấm lòng yêu thương dạt dào của nhà thơ. Những câu từ ngữ như “bờ tre ríu rít tiếng chim kêu”, “mặt nước chập chờn con cá nhảy” hay “chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả” đã giúp người đọc có thể hình dung được cảnh vật và cảm nhận được sự sống động, thân thuộc của quê hương.
– Không chỉ vậy, yếu tố tự sự cũng giúp độc giả có thể thấu hiểu tâm trạng, suy nghĩ của tác giả. Câu “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” đã thể hiện tình cảm sâu sắc, tình yêu mãnh liệt của nhà thơ Tế Hanh dành cho con sông quê hương. Từ đó, người đọc cảm nhận được rõ sự kết nối giữa con người với mảnh đất quê hương, với đất nước, giúp mở mang tầm nhìn, thấu hiểu đời sống và văn hóa của các dân tộc.
Câu 4 trang 94 SGk Văn 11/2 chân trời sáng tạo: “Theo bạn, kí ức tuổi thơ có vai trò như thế nào trong việc nuôi dưỡng tình yêu quê hương của mỗi người?”
Trả lời:
Vai trò của kí ức tuổi thơ trong việc nuôi dưỡng tình yêu quê hương của mỗi người:
– Ký ức tuổi thơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Đó là những trải nghiệm đầu đời, những ấn tượng đầu tiên về quê hương mà mỗi người được trải qua. Những kí ức này sẽ luôn theo chúng ta suốt cuộc đời, nuôi dưỡng tâm hồn, định hình tính cách và lối sống của mỗi chúng ta. Nó gắn liền với những hình ảnh đẹp đẽ, những cảm xúc ngọt ngào và ấm áp, và làm cho tình yêu quê hương trong mỗi chúng ta trở nên mãnh liệt hơn. Từ đó, kí ức tuổi thơ giúp cho ta có những kết nối tinh thần đặc biệt với con người, vùng đất, và văn hóa của quê hương mình.
– Bên cạnh đó, kí ức tuổi thơ còn giúp bản thân mỗi người có thể hiểu hơn về giá trị của quê hương và sự quan trọng của việc bảo vệ, phát triển quê hương, đất nước. Chính những trải nghiệm và kí ức trong tuổi thơ đã giúp chúng ta nhận ra rằng, quê hương không chỉ đơn thuần là một địa điểm mà còn là một phần của bản thân mình, là nơi mình sinh ra, trưởng thành và hình thành nhân cách.
=> Nói tóm lại, việc nuôi dưỡng tình yêu quê hương của mỗi người cần phải dựa trên những kí ức đó và bảo tồn, phát triển quê hương là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với mỗi cá nhân. Khi ta yêu và hướng về quê hương, đất nước của mình, ta sẽ tự hào về nó, quan tâm, hỗ trợ và đóng góp cho quê hương mình ngày càng phát triển.
…
Hy vọng nội dung về Soạn bài Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) | Văn 11 Chân trời sáng tạo…sẽ là tài liệu soạn văn 11 hiệu quả giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức trước khi đến lớp và giúp tự tin hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn. Hãy tham khảo và vận dụng thật tốt để đạt kết quả cao cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom