Cùng tham khảo nội dung về Soạn bài Ngôn chí – bài 3 (Nguyễn Trãi) | Văn 10 Kết nối tri thứcOnthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để chuẩn bị bài soạn văn 10 kết nối tri thức được tốt nhé.
Mục lục
Soạn bài Ngôn chí – bài 3 (Nguyễn Trãi) | Văn 10 Kết nối tri thức
1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.
– Đề tài: Nói chí
– Thi liệu: cảnh thiên nhiên trước am trúc – nơi yên tĩnh, bữa cơm có dưa muối, áo mặc gấm là, nước trong, ao thưởng trăng, vườn hoa, đêm tuyết rơi.
– Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)
2. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
– Thiên nhiên: yên bình, thanh tĩnh, nên thơ, vừa giản dị vừa thanh cao
+ Khung cảnh nhìn từ một am trúc thanh bình, tách rời khỏi những ồn ào của cuộc sống.
+ Cảnh vừa nên thơ (có ao trong để ngắm trăng, có hoa, có tuyết rơi trong đêm), vừa giản dị (hình ảnh đất cày, ruộng vườn được cày cuốc).
Tâm trạng nhân vật trữ tình:
+ Nhàn nhã, thanh thản: thả mình tận hưởng cuộc sống điền viên.
+ Hài lòng với cuộc sống, dù ăn cơm với dưa muối, mặc áo the.
+ Lãng mạn, thi sĩ: ngắm trăng, ngắm tuyết, làm thơ, ngâm thơ.
3. Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.
– Câu thơ sáu chữ xen giữa các câu thơ bảy chữ, đặt ở dòng thứ tư.
– Sự kết hợp các các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh thơ tinh mĩ, ước lệ, thể hiện tâm hồn của thi sĩ.
– Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian (cơm ăn dầu có dưa muối).
4. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả.
– Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
– Tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ.
ĐỌc hiểu
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là Biểu cảm
Câu 2. Dựa vào văn bản, chỉ ra các dòng thơ lục ngôn.
Dựa vào văn bản, các dòng thơ lục ngôn là “Bữa ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặt nài chi gấm là.”
Câu 3. Xác định từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở dòng 3, 4.
Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở hai dòng thơ 3, 4 là: “có dưa muối”, “nài chi gấm là”.
Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung 2 dòng thơ 5, 6 như thế nào?
Nội dung hai dòng thơ 5, 6 có thể hiểu là: Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thưởng thức và hưởng những kết quả tốt đẹp từ những suy nghĩ ấy.
Câu 5. Theo anh/chị nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?
Theo em, nhà thơ muốn bộc lộ giãi bày tâm trạng, tình cảm qua sự miêu tả cuộc sống lối thôn quê đó là sự giản dị, thương yêu những thứ đơn giản và quen thuộc nhất ở nơi quê hương đất nước.
Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.
Bài học ý nghĩa nhất đối với em được rút ra từ văn bản trên đó chính là sự giản dị trong lối sống. Đôi khi, sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình, giúp chúng ta quên đi những muộn phiền ngoài kia, thanh lọc tâm hồn và giúp mỗi người đạt được những ước muốn, kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
…
Mong rằng nội dung: Soạn bài Ngôn chí – bài 3 (Nguyễn Trãi) | Văn 10 Kết nối tri thức…sẽ là nguồn tài liệu soạn văn 11 hữu ích và cần thiết để các bạn nắm vững kiến thức trước khi đến lớp và tự tin hơn nữa trong bài thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT sắp tới. Tham khảo và áp dụng thật tốt nội dung trên để đạt kết quả cao cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom