Cùng tham khảo nội dung về Soạn bài Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) | Văn 10 Kết nối tri thức Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo để chuẩn bị bài soạn văn 10 kết nối tri thức được tốt nhé.
Mục lục
Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) | Văn 10 Kết nối tri thức trước khi đọc
Câu 1 Hãy kể tên một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.
Đèo Ngang (Quảng Bình) là nơi khơi nguồn cảm hứng cho tác phẩm Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Núi Côn Sơn là nơi Nguyễn Trãi sáng tác Côn Sơn ca.
Sông Bạch Đằng là nơi tác giả Trương Hán Siêu tạo ra tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.
Câu 2 Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.
Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng được tác giả Nguyễn Trãi sáng tác trong một lần ông đi thuyền qua vùng sông nước Bạch Đằng. Bài thơ này đã tái hiện được một bức tranh sông Bạch Đằng hùng vĩ mà đầy hiểm trở. Đây là nơi ông cha ta đã chiến thắng oanh liệt trước sự đô hộ của quân giặc phương Bắc. Nguyễn Trãi vừa thể hiện được chất chiến sĩ trong con người mình vừa bày tỏ sự xúc động xen lẫn hoài niệm về thời gian chính bản thân mình tham gia vào những trận chiến lịch sử đó.
Trong khi đọc
Câu 1 Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.
Tác phẩm đã được viết theo thể thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật. Mỗi tác phẩm thuộc thể loại này bao gồm tám câu, mỗi câu đủ năm chữ. Theo như luật cơ bản thì sẽ viết theo luật bằng trắc. Các câu thứ nhất, hai, thứ tư thứ sáu và thứ tám sẽ được gieo vần. Giọng thơ như tiếng nhạc nhẹ nhàng theo nhịp điệu. Niêm và vần của thể thơ ngũ ngôn bát cú cũng sẽ giống như niêm và vần của thể thơ thất ngôn bát cú.
Câu 2 Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
Các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh ẩn dụ cần chú ý:
Chi tiết miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi Dục Thúy
Hình ảnh so sánh dáng của núi, bóng của tháp,…thêm vào đó là “gương sông” với “ánh tóc huyền” giúp ta thấy được vẻ đẹp của nàng tiên nữ.
Hình ảnh ẩn dụ về tấm bia đá có khắc thơ văn của tác giả Trương Hán Siêu. Ẩn dụ về cả đóa “liên hoa phù thủy thượng”, đóa hoa sen theo đạo phật tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng thanh khiết. Trên núi Dục Thúy có chùa tháp nên khi thấy hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước ta có thể hình dung ra vẻ đẹp trong trẻo mà cao quý của nơi đây.
Sau khi đọc
Câu 1 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức
Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.
Một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ là:
Ở trong bản dịch nghĩa, các từ viết bằng tiếng Hán đều được giải nghĩa đầy đủ giúp cho câu thơ được rõ nghĩa hơn, ý thơ được làm nổi bật hơn dễ hiểu hơn.
Ở trong bản dịch thơ, bài thơ được cô đọng hơn ngắn gọn hơn nhưng có phần khiến cho nó khó hiểu hơn vì phải lược bỏ một số từ cho đủ số lượng từ trong từng câu thơ.
Câu 2 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức
Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.
Tác phẩm Dục Thúy Sơn có kết cấu đề – thực – luận – kết
Hai câu mở đầu là “đề”
Hai câu thơ tả thực tiếp theo là “thực”
“Luận” là bốn hình ảnh ẩn dụ đối nhau trong hai câu thơ
“Kết” chính là hai câu thơ cuối
Câu 3 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức
Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?
Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả:
Dáng núi như đóa hoa sen nổi bên trên mặt nước.
Bóng của tòa tháp ở trên núi khi soi chiếu xuống mặt nước hồ được liên tưởng như một chiếc trâm ngọc xanh xinh đẹp.
Ngọn núi khi được ánh mặt trời chiếu xuống phản chiếu dưới mặt nước được miêu tả như một nàng thiếu nữ xinh đẹp đang rũ mái tóc dài mềm mại óng ả.
Qua góc nhìn và từng từ ngữ câu thơ của tác giả, người đọc có thể tưởng tượng ra vẻ đẹp của núi Dục Thúy. Đây là sự hoàn hảo của tự nhiên vừa hùng vĩ lại đầy dịu dàng thơ mộng.
Câu 4 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức
Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.
Núi Dục Thúy được miêu tả cận cảnh qua các chi tiết:
Dáng núi như một đóa liên hoa
Bóng tháp trên núi khi soi xuống mặt nước như một chiếc trâm ngọc
Cả ngọn núi hùng vĩ khi được ánh sáng chiếu vào qua những sóng nước như một mái tóc xanh biếc.
Những vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng này khiến ta hiểu thêm về một tâm hồn mơ mộng đầy tài hoa của tác giả Nguyễn Trãi. Qua giọng thơ của ông, người đọc đã thấy được một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ tuyệt trần ở đất nước Việt Nam ta.
Câu 5 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức
Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sống kỳ vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?
Nỗi niềm của tác giả Nguyễn Trãi muốn được bày tỏ qua hai câu thơ cuối là về câu ca dao tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Mỗi khi nhìn thấy một cảnh vật nào ở quê hương cũng là lúc những hoài niệm ùa về, gợi cho một nhà thơ lỗi lạc trong quá khứ.
…
Mong rằng nội dung: Soạn bài Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) | Văn 10 Kết nối tri thức…sẽ là nguồn tài liệu soạn văn 11 hữu ích và cần thiết để các bạn nắm vững kiến thức trước khi đến lớp và tự tin hơn nữa trong bài thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT sắp tới. Tham khảo và áp dụng thật tốt nội dung trên để đạt kết quả cao cho kỳ thi sắp tới nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom