Hướng dẫn soạn bài Chiều xuân chi tiết. Ngoài ra, trong bài viết này VUIHOC cũng sẽ cung cấp cho các bạn khái quát về những phương pháp giải một số câu hỏi trong ở sách giáo khoa Chân trời sáng tạo để các bạn có thể nắm chắc kiến thức, cùng theo dõi VUIHOC nhé!
Mục lục
1. Soạn bài Chiều xuân: Nội dung chính
Văn bản là lời ngợi ca về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc, vẻ đẹp đầy tĩnh lặng của cảnh chiều xuân, không khí và nhịp sống vùng thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi, qua đó cũng bày tỏ được tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
>> Xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 11 – Tổng hợp đầy đủ bài soạn theo chương trình sách mới
2. Soạn bài Chiều xuân: Trả lời câu hỏi:
2.1 Câu 1 trang 20 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
Bức tranh “chiều xuân” thông qua ngòi bút của nhà thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.
Lời giải chi tiết:
– Bức tranh “chiều xuân” thông qua ngòi bút của nhà thi sĩ Anh Thơ hiện lên một cách yên bình, êm ả, nhẹ nhàng mà cũng rất thơ mộng.
– Một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đã làm nên được nét riêng của bức tranh đồng quê ấy đó là:
+ Khổ 1:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Bức tranh buổi chiều xuân ở khổ một đã hiện lên rất êm ả với hình ảnh “mưa đổ bụi êm êm”, con đò thì lười sang sông cùng với những hàng quán tranh im lìm. Dường như cơn mưa khi đổ xuống đã làm cho mọi thứ trở nên “lười biếng” hơn.
+ Khổ 2:
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Ở trong khổ thơ này, mọi cảnh vật cũng đã trở nên sinh động và sôi nổi hơn nhiều với “cỏ non tràn biếc cỏ”, đàn sáo đen đang đi kiếm ăn, với những cánh bướm đang bay lượn và đàn trâu bò đang gặm cỏ.
+ Khổ 3:
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Con người đã xuất hiện ở trong khổ thơ này, làm sáng bừng lên cả một khung cảnh cùng với hình ảnh “yếm thắm”. Cảnh vật cũng dần trở nên dịu dàng, đằm thắm hơn nhiều vì sự xuất hiện của cô.
→ Có thể nói rằng, cách dùng các biện pháp tu từ nghệ thuật để có thể miêu tả về các cảnh vật chiều xuân đã khiến cho bức tranh đồng quê trở nên dần nổi bật và rõ nét hơn.
2.2 Câu 2 trang 20 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
Nhịp điệu của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Lời giải chi tiết:
Bài thơ đã sử dụng chủ yếu cách vần lưng và cách gieo vần giãn cách. Ngoài ra việc tác giả sử dụng nhịp thơ 3/5 khiến cho nhịp điệu của cả bài trở nên chậm rãi, khoan thai hơn cùng với những hình ảnh rất bình dị, quen thuộc nơi làng quê kết hợp cùng với sự chậm rãi, yên ả đã thể hiện nên được một vẻ đẹp rất đặc trưng của bức tranh về chiều xuân ở thôn quê.
2.3 Câu 3 trang 20 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?
Lời giải chi tiết:
Trong nhịp sống đầy hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê hương trong bài thơ đã đem đến cho chúng ta những cảm xúc bình dị, sự thoải mái ở trong tinh thần. Cuộc sống hiện đại đầy hối hả làm cho thời gian trôi qua, cảnh vật cũng trở nên hối hả theo cuộc sống. Sự bình dị, yên ả của cuộc sống hiện cũng sẽ dần dần trở nên xa xỉ hơn.
https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-chieu-xuan-sach-chan-troi-sang-tao-2199.html