Sau đây, Onthidgnl sẽ chia sẻ nội dung Phân tích Việt Bắc khổ 9 10. Cùng tham khảo nhé
“Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.”
Đề bài: Cảm nhận 2 đoạn thơ trên của tác giả Tố Hữu.
Mục lục
Bài làm tham khảo:
Ngược xuôi về một thời quá vãng, không gian cuộc họp của Trung ương, Chính phủ cùng luận bàn việc công hiện lên trên từng vần thơ:
“Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang”.
Đại từ ai trong “Ai về” – “ai cớ” như tiếng gọi chung cả binh đoàn với lời hỏi quen thuộc: “Ai về ai có nhớ không?”. Nếu như những câu hỏi tu từ trước đó là của kẻ ở nhắc cho người đi, của người đi nói cho kẻ ở thì đến đây, câu hỏi ấy vang lên như vừa là lời hỏi lại như vừa là lời nhắc nhớ về khoảng thời gian cả quân và dân đã từng cùng nhau cố gắng, cùng nhau lên chiến lược để đánh bại giặc ngoại xâm, tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Hình ảnh “ngọn cờ đỏ thắm” tượng trưng cho quốc kỳ Việt Nam đã gợi lên niềm tự hào dân tộc da diết, nhắc mỗi người đọc hôm nay thái độ sống biết ơn, trân trọng những mồ hôi, nước mắt, xương máu mà cha ông ta đã đổ xuống. Không những thế, gam màu đỏ thắm ấy không chỉ là màu của nền lá cờ Việt Nam mà đó còn là màu của máu, của tuổi trẻ, của sự rực rỡ, của sự quyết tâm, nhiệt huyết – sắc màu đại diện cho cả dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đấy, hình ảnh “gió lồng cửa hang” – hang núi chật hẹp, lồng lộng gió càng phản chiếu hiện thực của không gian cuộc họp – nơi Bác Hồ, Trung ương, Chính phủ và những người cán bộ cùng “luận bàn việc công. Ẩn sâu trong không gian giản dị, mộc mạc ấy là tất thảy sự kiên trì, quyết chí, quyết chiến, quyết thắng của cả quân và dân – những nhân lực chủ chốt cùng nhau đưa ra những đối sách, chiến lược và biến những điều ấy thành tiền đề tạo nên Điện Biên Phủ – chiến thắng của sức mạnh trí tuệ và lòng dân Việt Nam.
Màu của ánh sao vàng năm cánh, nổi bật và bất diệt như cái nắng trưa tròn vẹn nhất, rực rỡ nhất, như ánh dương soi chiếu mãi những đêm trường. Hai màu sắc ấy cộng hưởng lại làm nên một Quốc kì rực sáng, sâu sắc, luyến lưu.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công Điều quân chiến dịch thu Thu – đông Nông thôn phát động, giao thông mở đường Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu”
Tố Hữu đã đặc biệt dùng tài vận ngôn của mình ký thác vào thi phẩm khung cảnh mặt trời lên thiên đỉnh hòa hợp với hình ảnh ngọn cờ luôn phấp phới trước cửa hang đầy sống động. Nổi bật là ngôi “sao vàng” “rực rỡ” giữa nắng trưa – một hình ảnh đặc biệt như mang trong mình những lý tưởng, những quyết tâm của cả Trung ương và chính phủ, của cả quân và dân về ngày dẹp tan bóng quân thù, trả lại bình yên cho nhân dân, trả lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Nếu như sự quyết chí, quyết chiến, quyết thắng tượng trưng cho nền đỏ của lá quốc kỳ thì ngôi sao vàng được đặt ở trung tâm lá cờ lại chính là tượng trưng cho sự huy hoàng, cho niềm vui chan hòa của ngày chiến thắng. Những gam màu ấy cứ thế được họa sắc lên trang thơ càng khiến cho bức tranh cửa hang Pác Pó thêm phần rộn ràng niềm vui, giúp độc giả thấy được sự tinh tế và tâm huyết của Tố Hữu dành cho “đứa con tinh thần” của mình. Còn nhớ hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp đã được đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sáng tạo cùng với lời kêu gọi thiết tha:
“Hỡi những ai máu đỏ da vàng Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc Nền cờ thẳm máu đào vì nước Sao vàng tươi, da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
(Lá cờ sao vàng, Nguyễn Hữu Tiến)
“Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại” (Bình luận văn học, 1964, Như Phong). Chính vì thấm nhuần “những tư tưởng” ngày càng mang tính thời đại, “Trung ương, Chính phủ” đã linh hoạt, linh trí “luận bàn việc công việc dẫn việc nước để đưa ra những kế sách, chiến lược nhằm ngăn chặn và tiêu diệt kẻ thù. Bằng những ấn tượng sâu sắc về sự tinh anh, trí dũng của Trung ương, Chính phủ, thi nhân đã đặc biệt dùng biện pháp liệt kê để liệt kê những nhiệm vụ cụ thể mà quân dân ta đã cùng nhau thực hiện trong chiến dịch Việt Bắc Thu – đông năm 1947 lúc bấy giờ. Từ “điều quân”, sắp xếp kế hoạch và chiến đấu; đến phát động nông thôn, mở đường giao thông, “giữ đê, phòng hạn, thu lương” “gửi dao miền ngược, thêm trường các khu.” Chính từ sự đồng lòng của Bác Hồ, Đảng, Chính phủ, Trung ương, nhân dân Việt Bắc, cả quân và dân đã cùng nhau làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc, làm nên ánh sáng xóa đi bao nỗi “u ám quân thù”, xóa đi bao vất vả gian lao để rồi tìm lại được chính ánh sáng của niềm hy vọng, của niềm tin chiến thắng, của niềm tự hào dân tộc, của độc lập tự do mà đất nước ta đã có. Đi qua một thời lửa cháy như thế, làm sao không nhớ, không yêu một bài thơ thế này:
“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.”
(Sao chiến thắng, Chế Lan Viên)
Bằng tất cả những lời muốn nói từ sâu thẳm trái tim của người cán bộ về xuôi, nhà thơ đã nhớ về chiến khu Việt Bắc, nhớ về những kỉ niệm đã có cùng nhân dân nơi đây để rồi khẳng định chắc nịch về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta qua tám câu thơ cuối:
“Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trong về Việt Bắc mà nuôi chí bền”.
Điệp cấu trúc “Ở đâu” đã gợi ra một lời nhắc nhớ về những “u ám quân thù”, về những “đau đớn giống nòi” về “mối thù nặng vai” mà quân giặc đã gieo rắc vào cuộc sống của dân tộc Việt Nam. Nhưng dù phải trải qua bao khó khăn, bao vất vả, bao tăm tối u ám che phủ trong những năm tháng bị xâm lăng thì cả quân và dân hãy luôn vững tâm nhớ về Việt Bắc, “nhìn lên Việt Bắc”, “trông về Việt Bắc”, nghĩ về mảnh đất “nuôi chí bền” mà tiếp tục cố gắng. Bởi “Cụ Hồ” vẫn luôn hết lòng “sáng soi” con đường hành quân của mỗi người chiến sĩ bằng ánh sáng của lý tưởng, của sự tâm huyết, của tình yêu thương dành cho nhân dân, cho đồng bào, cho mỗi tấc đất, cho mỗi con người Việt Nam. Nổi bật trong đoạn thơ là điệp từ “Việt Bắc” được lặp lại hai lần như để khẳng định, để nhắc nhớ về những tháng ngày tuyệt vời mà Chính phủ, Bác Hồ, nhân dân Việt Bắc đã có cùng nhau ở chiến khu. Và những lý tưởng cách mạng ấy cứ thế ngân vang suốt dặm dài hành trình, giúp cho mỗi người chiến sĩ, mỗi người cán bộ không bao giờ chùn chân, không bao giờ ngã xuống bởi “Việt Bắc” vẫn luôn ở đó, luôn trở thành động lực, tinh thần tiếp sức giúp họ vượt qua mọi thử thách, khó khăn.
Nếu như “mười lăm năm ấy” đã từng xuất hiện ở những câu thơ đầu đoạn trích thì đến với những dòng thơ cuối, con số ấy lại một lần nữa xuất hiện như để khẳng định lại về một hành trình dài đầy gian lao, vất vả song cũng đầy ân nghĩa tình sâu:
“Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa. Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.”
Mười lăm năm vừa là kỉ niệm cũng vừa là hoài niệm, vừa là lời nhắc nhở cũng vừa là lời tâm sự để mỗi người không bao giờ quên về những năm tháng mà cả dân tộc đã phải hứng chịu dưới xiềng xích của giặc ngoại xâm và đã kiên cường, anh dũng chiến đấu để: “Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa”. Không những vậy, đại từ “mình” – “ta” trong dòng thơ “Mình về mình lại nhớ ta” vang lên không còn mang nét băn khoăn, trăn trở như những vần thơ trước mà đó chính là một sự khẳng định chắc nịch về nỗi nhớ đậm sâu, về những kỉ niệm mà người đi – kẻ ở đã có với nhau. Dẫu có trở về thủ đô, “mình” vẫn sẽ lại nhớ “ta”, vẫn sẽ nhớ những địa danh – “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”, vẫn sẽ nhớ những “núi non” những bản làng, những con người trong chiến khu Việt Bắc mà “ta với mình”, “mình với ta” đã cùng nhau sống và chiến đấu.
“Ngọn đuốc muốn truyền đến muôn đời sau, trước hết phải cháy lên từ trái tim nóng bỏng của nhà thơ” (Phạm Ngọc Lan). Muốn được như thế, người cầm bút cần phải luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe về dấu ấn riêng, về tính sáng tạo dân tộc trong hành trình tìm kiếm nguồn cảm hứng nghệ thuật của mình. Như Nguyễn Khải từng xác quyết: “Giọng kể chính là cái hồn” mà người nghệ sĩ “đã nhập vào chữ nghĩa, nhịp điệu để được đi sóng đôi với bạn đọc cho đến trang cuối cùng của trang sách. Đó cũng chính là sự khẳng định về dấu triện riêng trong thơ Tố Hữu lên trang viết “Việt Bắc”. Đoạn trích trên vừa là khúc tâm tình của người ra đi dành cho người ở lại, vừa là cầu nối giúp bày tỏ nỗi chia xa nơi núi rừng Việt Bắc. Vậy nên, bằng tài hoa nghệ thuật của mình, “nhà thơ của lẽ sống” đã vận dụng hài hòa các biện pháp nghệ thuật từ thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc, tứ thơ đối đáp “mình – ta” truyền thống mà hiện đại đến các biện pháp tu từ như phép điệp ngữ; phép điệp cấu trúc; câu hỏi tu từ; liệt kê; nhịp thơ 4/4; dấu chấm lửng cuối câu… Kết hợp với giọng thơ trữ tình chính trị sâu sắc, tâm tình ngọt ngào, thương mến cùng những hình ảnh và ngôn ngữ thơ gần gũi, bình dị đã để lại xiết bao tình cảm phủ kín lên từng trái tim mỗi người cảm nhận. Thế nên, dẫu cuộc sống và con người Việt Bắc vẫn còn nhiều lam lũ, khăn khó nhưng ngọn lửa ấm áp ân tình, nhân nghĩa, cống hiến, sẻ chia cùng niềm lạc quan yêu đời, tình cảm trong sáng, son sắt thủy chung vẫn không bao giờ nguội tắt mà cứ thế sáng mãi cả một khung trời thân thương.
Phân tích bài thơ VIỆT BẮC khổ 10
Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các em có bài Phân tích bài thơ Việt Bắc đạt điểm cao nhé!
Nghe Podcast tại đây: