Cùng Onthidgnl tham khảo nội dung sưu tập Phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để có bài phân tích hoàn hảo nhé! Tham khảo thêm nội dung Phân tích Tây Tiến.
Mục lục
Dàn ý Phân tích Tây Tiến khổ 2
Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến
– Khổ 2 Tây Tiến thể hiện một thế giới lãng mạn và trữ tình ở vùng Tây Bắc với những kỉ niệm đẹp.
– Trích thơ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
……
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Thân bài:
* Tổng
– Sơ lược về đoàn quân Tây Tiến
– Đôi nét về tác phẩm Tây Tiến
* Phân tích
– Hai câu thơ đầu:
- “Doanh trại”: nơi sống và làm việc của bộ đội, khô khan, nghiêm khắc
- Động từ “bừng”: ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ
- “Hội đuốc hoa”: mang màu sắc tình yêu (từ chữ Hán có nghĩa là hoa chúc) vừa duyên dáng, vừa rạng rỡ
- “Kìa em”: Ngỡ ngàng, kinh ngạc, trìu mến
- “Xiêm áo”: Trang phục đẹp đẽ, xinh xắn
– Hai câu thơ sau:
- “Khèn”: nhạc cụ mang bản sắc riêng của Tây Bắc
- “Man điệu”: điệu nhạc, điệu múa mang âm hưởng Tây Bắc
- “E ấp”: sự ngại ngùng, thẹn thùng của các thiếu nữ dân tộc
- “Xây hồn thơ”: vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của tâm hồn người chiến sĩ
– Bốn câu thơ tiếp theo
- Chiều sương”: hình ảnh lãng mạn, nhẹ nhàng, thơ mộng khác với sự hùng vĩ dữ dội ở đầu bài
- “Ấy”: đại từ khiến hình ảnh buổi chiều sương trở nên đặc biệt
- “Hồn lau”: Tả dáng lau qua màn sương, đồng thời đem lại linh hồn cho cây cỏ
- “Nẻo bến bờ”: Nẻo- hướng đi, lối đi. Đi đâu cũng thấy mênh mông, bao la
- Điệp ngữ: “Có thấy-có nhớ” thể hiện nỗi lưu luyến, nhớ nhung da diết
- “Dáng người trên độc mộc”: Dáng vẻ uyển chuyển, thướt tha với sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.
- “Dòng nước lũ – hoa đong đưa”: Hình ảnh tưởng chừng đối lập mà hài hòa nên thơ
→ Bút pháp gợi mà không tả
* Hợp
- Ngòi bút tài hoa, tinh tế nhưng không kém phần lãng mạn, trữ tình của Quang Dũng
- Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và con người Tây Bắc cùng với các kỉ niệm đẹp.
Kết bài:
Văn mẫu bài làm tham khảo:
– Suy nghĩ, tình cảm của em Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.
Nghe Podcast: