Trong các bài kiểm tra Ngữ văn, rất nhiều học sinh loay hoay Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, không phân biệt được đâu là ẩn dụ, đâu là hoán dụ. Nhầm lẫn này không chỉ làm mất điểm phần đọc hiểu mà còn ảnh hưởng đến cả phần làm văn. Nhưng đừng lo! Bài viết này của Onthidgnl sẽ giúp bạn “gỡ rối” tận gốc sự khác biệt giữa hai biện pháp tu từ tưởng giống mà khác này.
Mục lục
Ẩn dụ là gì ? Hoán dụ là gì?
Cả ẩn dụ và hoán dụ đều là những cách nói gián tiếp, giúp câu văn sinh động, giàu hình ảnh. Tuy nhiên, ẩn dụ dựa trên sự tương đồng, còn hoán dụ dựa trên mối quan hệ gần gũi, liên tưởng. Vì vậy, nếu bạn chưa nắm chắc bản chất, rất dễ nhìn “hoa mắt” trong lúc làm bài.
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau).
Có 4 loại ẩn dụ khác nhau:
- Ẩn dụ cách thức
( Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức, hành động). Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm” (Tố Hữu).
Đốt lửa” ở đây không phải đốt thật, mà là ẩn dụ cho hành động quan tâm, chăm sóc. Tức là ẩn dụ cách thức của việc thể hiện tình thương.
- Ẩn dụ hình thức
( Ẩn dụ Dựa trên sự tương đồng về hình dáng, hình thể). Ví dụ: “Chiếc thuyền im bến mỏi” (Nguyễn Tuân).
=> “Chiếc thuyền” ở đây được so sánh với con người, “mỏi” là đặc điểm của người → ẩn dụ hình thức, dùng hình ảnh con thuyền mang hình dáng con người để gợi cảm xúc.
- Ẩn dụ phẩm chất
(Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về tính cách, đặc điểm, phẩm chất.). Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh” (Thép Mới)
“Tre” là biểu tượng cho người nông dân Việt Nam – kiên cường, bất khuất → dùng đặc điểm phẩm chất của người gán cho tre → ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Chuyển một cảm giác này sang một giác quan khác. Ví dụ: “Một mùi tím thoảng trong sương chiều”
“Mùi tím” là chuyển từ thị giác (màu tím) sang khứu giác (mùi) → đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – một trong những hình thức nghệ thuật độc đáo nhất.
Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi).
Có 4 loại hoán dụ khác nhau:
- Hoán dụ lấy vật chứa thay cho vật bị chứa;
Lấy nơi chốn, đồ vật chứa đựng để chỉ những gì bên trong nó.
Ví dụ:
“Cả lớp cười ồ lên.”
“Lớp” ở đây không phải là phòng học, mà là những người trong lớp → vật chứa (lớp học) thay cho vật bị chứa (học sinh).
- Hoán dụ lấy một bộ phận thay thế cho toàn thể;
Dùng một phần đặc trưng của vật/người để chỉ cả vật/người đó.
Ví dụ:
“Đầu xanh đã tội tình gì / Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.” (Nguyễn Du)
“Đầu xanh” và “má hồng” là chỉ người trẻ tuổi/phụ nữ trẻ → dùng bộ phận để thay thế toàn thể con người.
- Hoán dụ lấy dấu hiệu để thay cho vật mang dấu hiệu;
Dùng đặc điểm nổi bật để chỉ người/vật mang đặc điểm đó.
Ví dụ:
“Áo nâu đi trước, áo xanh theo sau.”
“Áo nâu” = nông dân, “áo xanh” = bộ đội → dùng màu áo (dấu hiệu) để chỉ người mang dấu hiệu.
- Hoán dụ lấy cái cụ thể thay thế cho cái trừu tượng.
Dùng hình ảnh cụ thể để biểu thị một khái niệm trừu tượng.
Ví dụ:
“Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
“Cây” không chỉ cây thật mà tượng trưng cho con người, sức mạnh đoàn kết → lấy cái cụ thể (cây) thay cái trừu tượng (sức mạnh).
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Điểm giống nhau
Học sinh thường có sự nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ, bởi vì cả hai đều là những biện pháp tu từ làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú hơn, đồng thời tăng tính gợi cảm và hình ảnh. Chúng được hình thành thông qua việc thay thế tên gọi của một sự vật bằng tên gọi của một sự vật khác.
Phân biệt sự khác nhau
Tiêu chí | Ẩn Dụ | Hoán Dụ |
---|---|---|
Cơ sở liên kết | Sự tương đồng (giống nhau về tính chất, hình ảnh) | Mối quan hệ gần gũi (bộ phận – toàn thể, cụ thể – trừu tượng…) |
Ví dụ | “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” → ẩn dụ (so sánh em bé với mặt trời) | “Áo nâu đi trước, áo xanh theo sau” → hoán dụ (lấy áo để chỉ người) |
Dấu hiệu nhận biết | Hay xuất hiện hình ảnh chuyển nghĩa giàu cảm xúc | Thường thấy mối liên hệ trực tiếp hoặc cụ thể hóa một khái niệm |
Mẹo ghi nhớ | Cách nhận biết
-
Ẩn dụ = “A là B” (ngầm so sánh → cảm xúc).
Dựa vào ví dụ trên. Thử cho A và B vào câu xem khớp không nhé.
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” → ẩn dụ (so sánh em bé với mặt trời)
=> Ví em bé là mặt trời.
-
Hoán dụ = “Nhắc A để nói về B” (gợi hình ảnh → cụ thể hóa).
Dựa vào ví dụ trên. Thử cho A và B vào câu xem khớp không nhé.
“Áo nâu đi trước, áo xanh theo sau” → hoán dụ (lấy áo để chỉ người)
Nhắc Áo nâu để nói người nông dân. Nhưng, áo nâu không phải người nông dân. Không thể nói, áo nâu là người nông dân được. A là chiếc áo, B là con người, không có sự tương đồng nào ở đây cả. Vì vậy, không thể là ẩn dụ được.
Luyện tập nhanh
Câu: “Những ngón tay em lướt trên phím đàn như những cánh chim” → ẩn dụ hay hoán dụ?
→ Ẩn dụ nhé! Vì ngón tay được so sánh với cánh chim (tương đồng hình ảnh).
Tải tài liệu ôn thi môn ngữ Văn THPTQG
Với nội dung Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ mà Onthidgnl chia sẻ ở trên. Hy vọng sẽ giúp các em có sự chuẩn bị tốt để ôn thi THCS, ôn thi THPTQG môn ngữ văn sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao cho kỳ thi tuyển sinh nhé.
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom